Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục Thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg. Chỉ thị 29/CT của Chính phủ về việc đưa CNTT vào nhà trường theo đó chỉ thị yêu cầu “ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo trong nhà trường sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy học tập và quản lý giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các cấp học, bậc học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hổ trợ đắc lực nhất trong công tác giảng dạy đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các phương pháp giảng dạy”. trong nhiệm vụ năm học từ năm 2005 đến nay bộ trưởng bộ giáo dục cũng đều nhấn mạnh và yêu cầu nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin.
Hướng dẫn nhiệm vụ năm học số 6072/BGDĐT năm học 2013-2014, số 4099/BGDĐT năm học 2014-2015 bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ CNTT trong đó yêu cầu “đẩy manh ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học tin học… Triển khai việc lồng ghép, tích hợp nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học”.
Như vậy, Để đạt mục tiêu trên, giáo viên phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học vì những lí do sau:
Thứ nhất, nó phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong hệ thống giáo dục của phương
Tây, công nghệ thông tin chính thức được đưa vào chương trình học phổ thông. Người ta nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về công nghệ thông tin đã có ích cho tất cả các môn học khác nhau. Do đó, việc ứng dụng nó vào dạy học ở trường phổ thông Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.
Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “từng bước phát triển giáo dục dựa trên
công nghệ thông tin…công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học. Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng xác định con đường phát triển cho giáo dục Việt Nam là “dựa trên công nghệ thông tin” và nó là phương tiện để thúc đẩy cuộc “cách mạng về phương pháp dạy và học” – nghĩa là thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định “cấm sử dụng phương pháp đọc chép” trong trường phổ thông càng làm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, giáo viên không nên quá lạm dụng máy chiếu để thay cho tấm bảng đen, không nên biến đọc chép thành “chiếu- chép”. Thời gian qua, nhiều giáo viên vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” với giáo án điện tử. Do đó, khi soạn một bài giảng bằng Powerpoint, giáo viên đưa tất cả những công việc của mình (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, câu hỏi kiểm tra bài cũ, dặn dò…) và toàn bộ nội dung bài giảng lên các Slides để “chiếu cho học sinh chép”. Theo chúng tôi, đây là một quan niệm chưa thật sự chuẩn xác vì công nghệ thông tin không phải là một giáo án, nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và giúp giáo viên cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một sự vật, hiện tượng như: kênh chữ, kênh hình, phim tư liệu…để cho học sinh tự tìm ra tri thức cho mình. Từ đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Thứ ba, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các
phần mềm dạy học như Activestudio, Powerpoint…sẽ giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo
tạo vì “học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin; dạylà quá trình phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả” . Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên rút ngắn thời
gian giảng dạy, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (hình tư liệu, bản đồ, những đoạn phim tư liệu …)
Như vậy, ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một nhu cầu cấp thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam vì nó giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để dẫn dắt học sinh nắm bắt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề để kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức khi được tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ đó, hình thành cho người học kĩ năng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư duy và hứng thú, hăng say trong học tập. Do đó, công nghệ thông tin ngày càng chiếm giử vị trí quan trọng trong dạy học và nó càng có vai trò quan trọng hơn đối với việc dạy và học môn Lịch sử.
2.Thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông hiện nay
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã được thực hiện nhiều năm qua ở các trường phổ thông. Hầu hết các trường đều có phòng máy tính riêng, có phòng bộ môn. Khá hơn thì tại các lớp học có trang bị màn hình thuận tiện, giáo viên thiết kế bài dạy và sở hữu laptop cá nhân thì rất thuận tiện, sử dụng máy chiếu để thực hiện tiết dạy có sử dụng CNTT. Đối với đội ngũ giáo viên hầu hết đều nhận thức được vai trò của CNTT trong dạy học hiện nay. Đội ngũ kế cận theo ngành sư phạm cũng đều coi khả năng thiết kế bài giảng bằng máy tính như một tiêu chuẩn nâng cao giá trị của mình khi xin việc vào các trường phổ thông. Lãnh đạo các trường cũng như các cơ quan giáo dục đều khuyến khích và coi khả năng sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử là trang bị không thể thiếu của giáo viên. Do đó, các lớp tập huấn Tin học sử dụng Powerpoint, Violet,... thường được các giáo viên tham gia rất đông. Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, gần như 100% là các bài giảng là dùng phần mềm.
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide gồm âm thanh, hình ảnh, lược đồ… trong các giờ học lịch sử là điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ có 30%, trong khi hiệu quả của phương pháp multimedia (nhìn - nghe) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến
thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point, Violet, cut video… giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Ngoài ra, trong quá trình thiết kế do kiến thức phần lớn giáo viên tự mày mò học hỏi nên sẽ gặp nhiều trở ngại khi thiết kế không theo ý muốn. Đó là những vấn đề mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện dạy ứng dụng CNTT.
Trong tổ lịch sử đa số giáo viên phải tự trang bị cho bản thân những kiến thức Tin học về các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy, trang bị máy vi tính cá nhân trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Các tiết giảng dạy có ứng dụng CNTT chủ yếu là các bài dạy hội giảng tổ, thao giảng trường. Mặc dù đã bước đầu soạn giảng nhưng kinh nghiệm xử lí của giáo viên trong tổ còn nhiều hạn chế. Có khi nội dung, ý tưởng muốn chuyển đổi khác đi cho phù hợp nhưng không thể thực hiện được. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế để thực hiện ứng dụng CNTT trong các tiết dạy cần thiết phải sử dụng CNTT trong tuần.
Lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử truyền thống đã lỗi thời. như hệ thống bản đồ, tranh ảnh lịch sử với kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.