THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 63 - 66)

THPT HÒA BÌNH.

Trong thời gian vừa qua, do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan khác nhau mà việc dạy học ở trường THPT Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế như sau:

- Tất cả các tiết học (đọc, nói, nghe, viết, ngữ pháp) GV thường dạy chay, không sử dụng đến CNTT. GV chỉ có một sự hỗ trợ duy nhất là sách giáo khoa. Và tiến trình dạy vẫn còn rất lạc hậu:

Tiết học đọc (reading)

Với bài học này thì lâu nay, đa số giáo viên trong trường đều thực hiện như sau: + Hỏi học sinh một số câu hỏi liên quan tới bài học.

+ Cung cấp cho học sinh một số lượng từ mới trước khi đọc bài. + Yêu cầu học sinh đọc bài và lần lượt làm các bài tập (tasks). + Giáo viên gọi học sinh lên viết đáp án, giáo viên sửa.

+ Giáo viên không sử dụng hoặc sử dụng rất ít các thiết bị trình chiếu trong khi lên lớp. Các hình ảnh hay âm thanh hầu như không được khai thác.

Hậu quả là làm cho học sinh nhàm chán, thụ động trong việc học. Tiết học nói (speaking)

Việc dạy học tiết nói cũng rất thụ động:

+ Giáo viên cho học sinh các cấu trúc liên quan tới chủ đề của bài.

+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập, trình bày trước lớp; giáo viên nhận xét. + Thiếu rất nhiều phần mền hỗ trợ phát âm.

Kết quả là tiết dạy không kích thích được học sinh tham gia vào các hoạt động nên không thể cải thiện được kỹ năng nói cho các em.

Tiết học nghe (listening)

Với tiết học nghe, chúng tôi thường thực hiện như sau: + Giáo viên cung cấp cho học sinh các từ mới.

+ Giáo viên giới thiệu ngữ cảnh của bài nghe.

+ Yêu cầu học sinh đọc bài và lần lượt làm các bài tập (tasks). + Giáo viên gọi học sinh lên viết đáp án, giáo viên sửa.

+ Các phòng chức năng, phòng Lab để nghe bị hư hỏng quà nhiều nên hiệu quả trong việc dạy học kỹ năng nghe rất thấp.

Tiết học viết (writing)

+ Giáo viên hướng dẫn họ sinh làm bài tập trong sách giáo khoa. + Giáo viên gợi ý về cấu trúc và từ mới cần cho việc viết của học sinh. + Giáo viên cho học sinh làm tập viết.

+ Giáo viên sửa bài viết của học sinh.

+ Giáo viên hầu như không sử dụng các ứng dụng của CNTT để đưa ra bài văn mẫu, đưa ra cấu trúc câu nhằm làm cho HS dễ dàng giải quyết các nhiệm vụ của bài viết.

Tiết học ngữ pháp (language focus)

+ Giáo viên giới thiệu điểm ngữ pháp mới cho học sinh.

+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa. + Giáo viên sửa bài tập cho học sinh.

+ Giáo viên ít khi dùng các phần mền hỗ trợ phát âm; đưa hình ảnh, ví dụ minh họa về chủ điểm ngữ pháp

- Với những cách thức lên lớp như vậy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức và chủ động, hứng thú trong việc học tập.

IV. GIẢI PHÁP

- Từ những thực trạng nói trên, qua nghiên cứu và thực tế dạy học, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

1.

1. Đối với giáo viênĐối với giáo viên

a. Sử dụng phần mên Powerpoint và các phần mền hộ trợ soạn giảng khác- Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn, - Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy để soạn giảng có hiệu quả, đúng mục tiêu chung của bài học.

- Soạn các bài giáo án điện tử với nhiều ứng dụng tích hợp khác một cách phù hợp với năng lực của học sinh.

- Chèn các âm thanh, hình ảnh phù hợp với nội dung của bài học. Không lòe loẹt, cầu kỳ nhưng cũng không được quá sơ sài.

- Phông nền và phông chữ trên màn hình phải rõ ràng, nổi bật để HS dễ nắm bắt. - Thiết kế nhiều hình thức hoạt động khác nhau trong lớp học để tránh sự nhàm chán. - Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao năng soạn giảng PP cho bản thân, tìm tòi phương pháp dạy Ngoại Ngữ hiện đại.

- Thường xuyên thảo luận trao đổi ý kiến, đúc rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn với các bạn đồng nghiệp qua dự giờ thăm lớp, thao giảng, giải các đề thi, các bài tập khó. Từ đó tìm rã được phương pháp thiết kế một bài giảng hiệu quả hơn, thiết thực hơn.

- Trong các tiết học trên lớp, GV chỉ nên chọn ra những tiết dạy để ứng dụng CNTT sao hiệu quả nhất tránh tình trạng chạy theo số lượng.

b. Sử dụng Internet trong dạy học

- Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn, các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy để tìm những nguồn học liệu phục vụ cho bài dạy.

- Chọn nguồn hình ảnh, âm thanh, các hình thức hoạt động, trò chơi đúng theo yêu cầu của tiết học.

- Trong mỗi tiết học, tùy từng bài học mà có thể dùng các trang web hộ trợ khác nhau sao cho hiệu quả của bài dạy là cao nhất.

- Giới thiệu, hướng dẫn HS sử dụng các trang Web hỗ trợ việc học tiếng Anh, các loại từ điển online một cách hiệu quả vào việc học.

c. Tạo ra, tìm tòi, áp dụng các trò chơi trong giảng dạy

- Trong khi soạn giảng giáo án điện tử GV nên lồng vào các trò chơi để học sinh thêm hứng thú với bài dạy.

- Luôn luôn cập nhật các phần mềm, các trang Web hổ trợ trò chơi tiếng Anh. - Việc áp dụng trò chơi nên được thực hiện hiệu quả, tránh mất thời gian và ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong một tiết học.

- Các trò chơi phải được thiết kế phù hợp về nội dung, có độ khó vừa phải.

d. Trong khi lên lớp

- Xem bài đã soạn giảng thật kỹ.

- Trong quá trình dạy học phải luôn luôn chú ý đến cả ba đối tượng học sinh (khá giỏi, trung bình và học sinh còn yếu), để thiết kế các hoạt động đa dạng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, ưu tiên dành thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành nhiều hơn.

- Hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong khi giảng dạy, khi giao tiếp với HS; tăng dần mức độ sử dụng Tiếng Anh trên lớp, sử dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt một cách hợp lý, xen kẽ các câu Tiếng Anh đơn giản trong các tình huống cụ thể cùng với các động tác hoặc điệu bộ.

- Luôn chú trọng ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói cho HS ngay từ những lớp đầu cấp. Muốn vậy GV phải hình thành cho HS kỹ năng hoạt động theo nhóm (khi mà một HS không tự giải quyết được vấn đề yêu cầu,mà cần phải có sự đóng góp nhiều ý kiến), theo cặp sao cho thành thạo và thường xuyên rèn luyện kỹ năng này trong giờ học. Có thái độ vui vẻ, thân thiện với HS trong giờ học tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho HS, giúp các em có tâm thế tốt để tiếp thu bài (việc này chúng ta có thể bắt đầu ngay từ bước Warm up).

- Một việc cũng rất quan trọng khi dạy Ngoại Ngữ là giáo viên phải tạo ra được “môi trường học tiếng” trong giờ học. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa một giờ học tiếng với các giờ học khác.

- Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và học, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp của học sinh là chìa khoá thành công, việc cung cấp kiến thức là quan trọng trong việc dạy và học Ngoại Ngữ.

- Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng ứng dụng CNTT, các buổi sinh hoạt chuyên môn về CNTT, cập nhật những tiến bộ áp dụng cho bài soạn giảng.

2.

2. Đối với học sinh Đối với học sinh

- Cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với đặc trưng của bộ môn học, nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học về hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp,.... - Có đủ các loại tài liệu tối thiểu phục vụ cho việc học, như từ điển, sách ngữ pháp và sách nâng cao…

- Xác định đúng động cơ học tập, chủ động , tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong lớp học (hoạt động độc lập, làm việc theo cặp, nhóm). - Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh đơn giản khi giao tiếp với bạn bè trong lớp cũng như ngoài lớp học, rèn kỹ năng tư duy bằng Tiếng Anh (học sinh sử dụng vốn kiến thức

Tiếng Anh của mình để diễn đạt một câu hoặc một vấn đề nào đó chứ không phải là diễn đạt câu đó hoặc vấn đề đó bằng Tiếng Việt rồi sau đó dịch sang Tiếng Anh), có thói quen liên tưởng diễn đạt bằng Tiếng Anh tất cả những gì có thể diễn đạt được, ở bất cứ đâu.. - Tự giác chăm chỉ học ở nhà, làm đầy đủ các bài tập, thường xuyên tự học, tự thực hành các kỹ năng nghe, nói , đọc, viết cho bản thân.

- Đa dạng hoá nguồn tư liệu học tập, học qua các phương tiện truyền thông như đài, Ti vi, đọc truyện, báo viết bằng Tiếng Anh; xem hoặc nghe băng, đĩa hình, các phần mềm học Ngoại Ngữ phù hợp với lứa tuổi,....

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 63 - 66)