- Bại trận sẽ giúp học sinh nhận thức đúng và khá đầy đủ về sự thất bại của Pháp Nếu
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
Giáo viên: Dương Anh Trung Tổ Hóa – Sinh – THPT Hòa Bình 1. Sự cần thiết ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học của bộ môn Sinh học.
Thế kỷ XXI - thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ đặc biệt là CNTT. CNTT ảnh hưởng đến sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực và giáo dục cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Để một tiết dạy thành công và thu hút sự chú ý của các em học sinh cần phải có các hình ảnh sống động, những đoạn phim minh họa nên nếu ứng dụng CNTT (phần mền MS powerpoint, đầu DVD...) vào việc giảng dạy thì rất dễ dàng.
Sinh học là một trong số những môn học như vậy, trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT Bộ GD - ĐT chỉ rõ: "Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể”.
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cụ thể là việc ứng dụng CNTT.
Nhất là ở Trường THPT Hòa Bình, điều kiện cơ sở vật chất như tranh, hình là rất hạn chế nên để dạy một tiết học thành công lại càng khó. Vì vậy cần tạo ra cho các em sự thích thú học tập để làm được điều đó thì phải áp dụng CNTT. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT Hòa
Bình” nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
2. Cơ sở lý luận.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là: “Đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo”.
Chiến lược phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010 đã chỉ rõ: “Nhanh chóng áp
dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục”
Năm học 2010 – 2011 là năm học Bộ giáo dục tiếp tục triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lí. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy là việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm tin học vào thiết kế các bài giảng phục vụ các giờ lên lớp. Giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tùy thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên, kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.
Như vậy, CNTT là công cụ đắc lực, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Do đó, ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
Dẫu biết rằng CNTT rất cần thiết, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, nhất là giáo viên môn sinh học nhưng hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Sinh học trường THPT Hòa Bình là rất hạn chế, thường chỉ sử dụng vào tiết biểu diễn, thao giảng …. Có thực trạng này, theo tôi việc ứng dụng CNTT trong môn Sinh học trường THPT Hòa Bình rất ít còn do một số nguyên nhân như sau:
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian cho việc chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện các bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các tiết học lí thuyết là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến.
Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo các phần mềm (đặc biệt là Microsoft Power point) giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mĩ để tìm nguồn tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa, trong quá trình thiết kế, để có một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc đi tìm hình ảnh, phim minh họa, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho giáo viên thường né tránh việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ngoài ra, bài giảng đã được định hình sẵn, mang tính áp đặt nên tiến trình bài giảng sẽ giống nhau cho các lớp, và các bước lên lớp cũng giống nhau. Các đề mục không được giữ lại trong suốt bài học để học sinh tái hiện lại nội dung kiến thức khi cần liên hệ. Xuất hiện kiến thức quá nhanh, học sinh không thể đọc được, không thể ghi được, cuối cùng “chỉ nhìn”. Học sinh tiếp thu bài giảng là cả một quá trình kết hợp giữa việc nghe bài giảng bằng tai, thấy thầy viết bằng mắt, hiểu và ghi lại bằng tay. Thiếu một khâu thì chưa thể nói là tiếp thu bài giảng tốt được, hiểu bài được (đó là chưa kể các em sẽ làm việc khác bằng khâu đó). Mặt khác sự xuất hiện đột ngột cũng như sự biến mất đột ngột làm cho võ não không ghi nhận được thông tin hoặc thông tin không để lại ấn tượng trong võ não, sự tái hiện về cuối bài học sẽ rất khó (phần củng cố), về nhà sẽ khó hơn.
Lạm dụng những hiệu ứng, màu sắc, đưa vào bài giảng những hình ảnh làm cho bị nhiễu thông tin trong quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh (đây là lỗi nhận thức). Nếu “bảng xuất hiện đầy những tín hiệu lạ, hình ảnh lạ”, học sinh sẽ bị phân tâm, tò mò, chú ý phần giáo viên không yêu cầu, hệ quả mang lại ngoài ý muốn của giờ học là học sinh không hiểu bài.
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo (chưa có phòng nghe nhìn cố định). Việc chuẩn bị cho một giáo án điện tử đã mất thời gian, ngoài ra để thực hiện một tiết dạy có ứng dụng CNTT thì ngoài giáo án, tư liệu còn cần phải có thời gian để lắp đặt công cụ hỗ trợ như projector, màn chiếu. Việc này sẽ làm mất nhiều thời gian của giáo viên.
Chính vì những nguyên nhân trên mà hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT Hòa Bình là khá hạn chế.