THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CỦA BỘ MÔN

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 51 - 54)

1. Thuận lợi:

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên phát huy hết năng lực trong quá trình dạy học.

Đa số giáo viên trong tổ trẻ, năng động, nhiệt tình, thích tìm tòi, sáng tạo và có kiến thức nhất định về Công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin phát triển giáo viên trong tổ Sinh có thể thu thập tài liệu dạy học trên mạng Internet để phục vụ công tác giảng dạy.

2. Khó khăn:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn nhiều thiếu thốn ví dụ như: thiếu nhiều mô hình, hình ảnh phục vụ cho dạy bộ môn, thiếu phòng chức năng bặc biệt là phòng bôn môn, phòng CNTT, thiếu máy tính, thết bị nghe nhìn...

Trong chương trình sinh học 12 – có một số bài dạy với khối lượng kiến thức khá nhiều và trừu tượng, đặc biêt là chương I phần cơ chế di truyền và biến dị Học sinh chưa bao giờ được quan sát trong thực tế, vì đây là chương nói về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền nhưng ở cấp độ phân tử.

Phương pháp truyền thống thường được áp dụng khi giảng dạy đến các bài trong chương này là thuyết trình. Giáo viên sử dụng các bức tranh in sẵn hoặc trực tiếp vẽ hình lên bảng→ cho các em quan sát → diễn giải rồi yêu cầu các em ghi chép lại các ý cơ bản. Các câu hỏi, những tình huống có vấn đề tuy có được đặt ra nhưng rất hạn chế - vì khối lượng kiến thức của bài này khá lớn lại rất trừu tượng, phải mất nhiều thời gian cho thuyết trình và ghi chép.

Với cách làm này thường không phát huy được cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, học trò khi học thường thụ động, dễ nhàm chán, hiệu quả giờ dạy không cao.

Làm thế nào để trong thời lượng chương trình bó hẹp chỉ một tiết dạy trên không chỉ một nhóm đối tượng HS, mọi GV có thể vừa kiểm tra bài cũ, vừa khai thác xây dựng, hình thành các kiến thức mới, không những thế còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức mới cho HS, giúp các em vận dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp HS có thêm hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày một yêu thích môn sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.

Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tôi đã chọn đề tài tham luận là: ứng dụng phần mềm Power point tạo một số hình động trong dạy học môn sinh lớp 12

IV. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT TRONGDẠY HỌC MÔN SINH HỌC. DẠY HỌC MÔN SINH HỌC.

Rất hiều giáo viên đã biết sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế bài giảng điện tử, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình, trình chiếu đề cương bài giảng gọn đẹp sinh động thuận tiện. Các phần mềm được sử dụng để dạy học môn Sinh học để thực hiện các thí nghiệm ảo liên quan đến một số hoạt động sinh lý của sinh vật, trình chiếu một số đoạn phim liên quan đến tập tính của một số sinh vật và của một ngành sinh vật hoặc bài tập thực hành, đặt câu hỏi thảo luận… Vì vậy người dạy tiết kiệm được thời gian và có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học, và do đó ngày càng được nâng cao.

Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Những hình ảnh mô phỏng thực tế một cách hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự hứng thú, và quan tâm học tập của học sinh, tạo cho lớp học sôi nổi, các em tiếp thu bài giảng nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả hơn.

Theo tôi việc chuẩn bị bài giảng có ứng dụng PowerPoint đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần lưu ý là việc ứng dụng PowerPoint phải kết hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng và kỹ thuật vi tính. Phải xem xét nội dung bài học, có những nội dung nào cần sự hỗ trợ của PowerPoint. Chỉ nên ứng dụng khi dạy các quá trình khó mô tả bằng lời, các đồ thị, biểu đồ, cơ chế, quá trình, hình ảnh minh họa…

Trong ứng dụng PowerPoint vào đổi mới phương pháp dạy học, phải chú ý PowerPoint chỉ là phương tiện hỗ trợ đối với phương pháp và không thể thay thế vai trò của người thầy mà trái lại cần phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Vì vậy trong bài giảng nên kết hợp sử dụng phương pháp truyền thống và CNTT. Không nhất thiết phải soạn giảng hoàn toàn trên máy tính mà có thể ứng dụng ở một số nội dung cần thiết như trình chiếu hình ảnh, cơ chế, quá trình, thí nghiệm sinh lý…, còn phần nội dung kiến thức cơ bản vẫn ghi ở bảng như tiết dạy thông thường.

Với những ưu điểm của phần mềm PowerPoint như trên có thể ứng dụng để tạo ra các mô hình động, hình ảnh… để dạy các cơ chế, hiện tượng, quá trình… ở một số bài trong chương trình sinh học 12. Sau đây tôi xin trình bày một ví dụ cụ thể về ứng dụng phần mềm PowerPoint tạo mô hình động quá trình “phiên mã” trong bài “ Phiên mã và

dịch mã” thuộc chương trình sinh học 12.

*. Mục đích, yêu cầu giảng dạy của quá trình phiên mã

Qua phần này học sinh phải

- Nêu được những thành phần tham gia và diễn biến quá trình phiên mã + Trọng tâm: cơ chế phiên mã

* Phân tích cấu trúc nội dung và phương pháp giảng dạy + Phiên mã

Như chúng ta đã biết, trước khi học đến bài này thì các em đã được nghiên cứu kỹ về quá trình nhân đôi ADN. Và vì thế đến mục này, sau khi giới thiệu: “Đây chính là quá trình sinh tổng hợp mARN”, chúng ta chỉ cần làm sáng rõ cho các em lí do khiến người ta

đặt tên cho quá trình này là quá trình phiên mã là được

Các gen trên ADN hoạt động → trước tiên đã hình thành nên các chuỗi pôliribônuclêôtit mạch thẳng.

Để học sinh dễ hình dung và nhớhơn, bằng mô hình động về quá trình sinh hơn, bằng mô hình động về quá trình sinh tổng hợp các loại ARN - giáo viên có thể hệ thống lại một số kiến thức cơ bản.

Cụ thể, trước tiên trên màn hình sẽxuất hiện cấu trúc đại cương của tế bào với xuất hiện cấu trúc đại cương của tế bào với ba phần tách biệt: màng, tế bào chất và nhân. ADN - vật chất di truyền quy định cấu trúc các phân tử prôtêin nằm trong

nhân (→ Quá trình sao mã diễn ra trong

Sau đó từ các chuỗi pôliribônuclêôtit mạch thẳng vừa được tổng hợp này mới biến đổi cấu hình và hình thành nên các phân tử ARN với cấu trúc đặc trưng của chúng.

Kết quả: các ARN lần lượt xuất hiện.

Các ARN sau khi đã được tổng hợp xong sẽ được chui ra khỏi nhân (qua các lỗ màng nhân) để đến tế bào chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi loại ARN đóng một vai trò nhất định trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin của tế bào cơ thể.

Như vậy, với những ưu điểm vượt trội của công nghệ thông tin, chỉ cần trong một khoảng thời gian rất ngắn (từ 1-2 phút), trên mô hình động về quá trình sinh tổng hợp các loại ARN, giáo viên đã có thể cung cấp cho các em không chỉ diễn biến của mỗi quá trình, mà bên cạnh đó các em còn có thể dễ dàng xác định được về vị trí-nơi xẩy ra các quá trình sao mã, những giai đoạn giống và khác nhau giữa các quá trình, và cả vai trò, vị trí của mỗi loại ARN sau khi đã được tổng hợp xong.

* Hiệu quả do ứng dụng đem lại

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:

Phương pháp dạy học thường được các giáo viên áp dụng cho các bài có nội dung kiến thức dài và khó, lại trừu tượng như bài“phiên mã và dịch mã” chủ yếu là theo phương pháp cũ: truyền thụ kiến thức theo một chiều. Học sinh vì thế thường không có hứng thú học tập, tỉ lệ học sinh nắm được bài mới rất thấp.

Bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp sơ đồ, mô hình hoá, sử dụng phiếu học tập cùng với việc ứng dụng trình duyệt Power Point vào thiết kế bài“phiên mã và

dịch mã” (cũng như một số bài học khác phần cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di

truyền), tôi đã nhận được một số kết quả nhất định như:

Học sinh hiểu rõ nội dung bài mới ( kiểm tra bằng test) và làm được tất cả các bài tập có liên quan.

Các em hứng thú, say mê và bị cuốn hút bởi từng nội dung kiến thức bài học. Từ chỗ nhiều em rất ghét học môn Sinh nay đã trở thành những học sinh rất ham mê học Sinh, các em hào hứng tham gia mọi tiết học, bài học và vì thế hiệu quả giờ giảng không ngừng được nâng lên.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 51 - 54)