Nói chung, thí nghiệm và thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải thực hiện được thật

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 60 - 63)

sự bằng tay và kỹ năng quan sát, ghi chép, phân tích… Vì thế không nên lạm dụng quá các trình diễn trên máy tính và quên mất thực tế các thí nghiệm.

2. Khuyến nghị

- Trong điều kiện cho phép của nhà trường tăng thêm một số phòng chức năng để dạy CNTT hay trang bị nhiều máy chiếu.

- Trang bị phòng thực hành với các thí nghiệm thực tế tốt nhất phục vụ cho quá trình dạy và học.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANHỞ TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH Ở TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH

Giáo viên: Lê Thị Tường Vi Tổ Ngoại ngữ - Trường THPT Hòa Bình

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong giáo dục trung học phổ thông hiện nay, bộ môn Tiếng Anh là môn học rất quan trọng. Nó không chỉ cung cấp các kiến thức khoa học mà hơn thế nó còn đem đến cho học sinh kỹ năng giao tiếp thực tiễn trong cuộc sống. Nó còn là chìa khóa để mỗi học sinh bước những bước đi tự tin vào xã hội trong tương lai.Vì vậy việc dạy học Tiếng Anh trong nhà trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ở trường THPT Hòa Bình, mặc dù các em học sinh được học tiếng Anh từ rất sớm nhưng khả năng ngôn ngữ và giao tiếp Tiếng Anh của các học sinh còn rất hạn chế. Học sinh ở đây yếu đồng đều về cả năm kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp. Các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, học tập và nâng cao khả năng tiếng Anh của mình. Điều này có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan và một trong số đó là phương pháp dạy học còn lạc hậu, không hiện đại, giáo điều... Đa số giáo viên chưa thực sự mạnh dạn áp dụng công nghẹ thông tin và dạy học nên bài dạy còn nhàm chán, chưa thu hút được học sinh vào bài học, do đó hiệu quả của việc dạy học chưa cao. Đây là một vấn đề đáng báo động với tất cả những ai tham gia vào quá trình dạy học. Với định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo hiện nay là: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động tới tình cảm đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh”. Chính vè thế mỗi giáo viên chúng ta lại cần phải cải tiến bài dạy bằng việc sử dụng công nghệ thông tin vào từng tiết học. Và qua thực tiễn dạy học ở trường THPT Hòa Bình, tôi chọn đề tài “Ứng dụng công

nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học tiếng Anh ở trường THPT Hòa Bình ” làm đề

tài nghiên cứu. Qua đề tài này, tôi mong muốn rằng việc dạy học tiếng Anh sẽ hiệu quả hơn, làm cho học sinh tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học Tiếng Anh. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành GD cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đây là việc làm mới mẻ, chưa có sự thống nhất về mặt hình thức.

Công nghệ thông tin là gi? Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông

tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội

+ Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera… với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;

+ Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, XH trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường;

+ Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau;

+ Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.

+ Tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.

+ Bài tập ôn tập, củng cố kiến thức đa dạng với nội dung kiết thức bao trùm tổng quát giúp học sinh hệ thống kiến thức tốt.

Theo kinh nghiệm trong một số năm giảng dạy, tôi thấy nếu trong khi dạy và học Tiếng Anh giáo viên và học sinh chỉ dùng Tiếng Việt hoặc dùng quá nhiều Tiếng Việt và chỉ dạy chay (không có các thiết bị hỗ trợ giảng dạy) thì giáo viên và học sinh ít có cơ hội để luyện nghe, nói Tiếng Anh, giáo viên khó thực hiện được ý đồ của mình, cả thầy và trò đều lúng túng, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động dạy và học, không tạo ra được “môi trường học tiếng” ở trên lớp. Hơn nữa bài học trở nên buồn tẻ, học sinh không hào hứng tham gia. Điều này có nghĩa là mục tiêu của việc dạy và học nói chung, đối với môn Tiếng Anh nói riêng sẽ bị hạn chế không nhỏ. Thêm vào đó, hình thức các kì thi đối với môn Tiếng Anh chưa phù hợp với phương pháp giảng dạy.Vì phương pháp giảng dạy là tập trung phát triển kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Trong khi hình thức thi, kiểm tra đánh giá học sinh thì vẫn là thi viết, chủ yếu tập trung vào ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp điều này khiến cho cả giáo viên và học sinh đều chú ý đến việc dạy và học làm sao để có điểm thi, điểm kiểm tra tốt mà chưa chú trọng nhiều đến việc rèn kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt các thiết bị phục vụ cho giảng dạy Ngoại Ngữ hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, phần nào ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách làm của nhiều giáo viên. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi nghĩ GV chúng ta cần có những việc làm cụ thể phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn để dần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong các nhà trường, đảm bảo mục tiêu môn học đã đề ra .

Ngày 2 tháng 8 năm 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn Số: 4987/BGDĐT-CNTT. Hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ CNTT cho năm học 2012-

2013 bao gồm 15 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ 6 là “ Ứng dụng CNTT trong đổi

mới PPDH và học”

Trong đó có nội dung là: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông

nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w