Nguyên tắc của phương pháp này là cho mẫu nước chảy qua cột cationit dạng H+. Số mili đương lượng gram ion H+ được đẩy a khỏi cationit bằng số mili đương lượng gram của các cation được giữ lại trên cột. Vì vậy chỉ dùng dung dịch bazơ mạnh để chuẩn độ lượng ion H+ đẩy ra, có thể xác định được độ muối. Trước khi chuẩn độ cần loại trừ lượng khí CO2 có trong dung dịch chảy ra từ cột.
Dụng cụ, hóa chất:
Cột cationit dạng H+. Chuẩn bị một cột thủy tinh dạng như buret, có khóa mài nhám để điều chỉnh được tốc độ chảy ra của dung dịch. Cột có đường kính khoảng
2.5cm, nhựa cationit dạng H+ là những hạt có kích thước 0.5-1.5mm được nạp vào cột sao cho chiều cao vào khoảng 10-12cm. Trước khi sử dụng cần rửa cationit vài lần bằng nước cất, sau đó bằng dung dịch HCl 5%, lại rửa bằng nước cất, sau đó bằng dung dịch NaOH 5%, rửa bằng nước cất và một lần nữa rửa bằng dung dịch HCl 5% và cuối cùng rửa bằng nước cất đến phản ứng trung hòa.
Dung dịch HCl 5%.
Dung dịch chuẩn NaOH 0.1N không chứa Na2CO3. Metyl da cam, dung dịch 0.05%.
Chất chỉ thị hỗn hợp (xem phần xác định độ kiềm).
Cách tiến hành:
Cho 200ml mâuc nước vào cố hoặc bình thuộc phần trên của cột trao đổi ion, mở khóa như thế nào đó sao cho tốc độ chảy của cột nước ra khỏi cột khoảng 0.1????. Hứng lấy 100ml vào bình định mức dung tích 100ml chuyển hoàn toàn sang bình nón cỡ 250ml; cho một luồng không khí không có CO2 chạy qua trong 10phút rồi đem chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn NaOH 0.1N với chất chỉ thị là metyl da cam hoặc chất chỉ thị hỗn hợp.
Tính kết quả:
Độ muối được tính theo công thức: x=(a*0.1*1000)/100, mđlg/l; Trong đó:
a-thể tích dung dịch chuẩn NaOH có nồng độ 0.1N, ml; 100-thể tích mẫu nước lấy đem phan tích.
4.5. ĐỘ CỨNG
Độ cứng của nước do các kim lọai kiềm thổ hóa trị hai, chủ yếu là canxi và magie gây nên. Người ta thường phân biệt độ cứng cacbonat và độ cứng phi cacbonat. Lượng ion của canxi và Magie tương đương với lượng cacbonat và hydrocabonat gọi là độ cứng cabonat. Lượng canxi và magie tương đương với các ion của các axi vô cơ mạnh như Chlorua, Sufat, và Nitrat gọi là độ cứng phi cacbonat. Độ cứng toàn phần là tổng của hai loại độ cứng trên.
Dưới dây sẽ trình bày phương pháp chuẩn độ complexon để xác định độ cứng toàn phân của các loại nước. Từ giá trị độ cứng toàn phần, độ kiềm của nước có thể tính được độ cứng cacbonat và độ cứng phi cacbonat.
Độ cứng thường được biểu thị bằng số mili đương lượng gram của các ion canxi và magie trong 1l nước hoặc đôi khi bằng thang độ cứng của đức, ký hiệu là H (1đơn vị độ cứng của Đức tương ứng với 10mgCaO/l).