1. Lãnh đạo, điều hành
- Thay đổi cách chỉ đạo, điều hành từ khâu quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện (lập kế hoạch phải từ cơ sở, gắn với yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo; tránh quy hoạch treo); Huy động nguồn lực tài chính, cân đối nhu cầu, khả năng, giải pháp để thực hiện (trách mâu thuẫn giữa mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực thực hiện). Một số chỉ tiêu kế hoạch chỉ đăng ký và UBND tỉnh thẩm định, và xây dựng cơ chế chính sách điều tiết, hỗ trợ tổ chức thực hiện; một số chỉ tiêu kế hoạch phải giao gắn với nguồn lực.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí phụ trách địa bàn, ngành, lĩnh vực chiụ trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
- Công tác quản lý điều hành, tổ chức thực hiện chính quyền các cấp, các ngành phải thể hiện rõ trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp trong việc xây dựng các giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trình HĐND, UBND tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
- Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, nghiên cứu cụ thể hoá các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư; chỉ đạo các ngành và địa phương, đơn vị cụ thể hoá quy hoạch tổng thể bằng các kế hoạch 5 năm và hàng năm để tổ chức quản lý và điều hành đạt hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đồng thời công khai hoá các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải thường xuyên cập nhật tình hình và có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời các mục tiêu và giải pháp tổ chức thực hiện khi cần thiết.
- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, khu đô thị mới và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đã được phê duyệt.
Tiến hành điều chỉnh cơ cấu sản xuất cây con, từ đó điều chỉnh các dự án đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi; các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ.
- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố xây dựng giải pháp về tài chính để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ. Đề xuất các biện pháp đảm bảo nguồn lực tài chính, nếu không cân đối được phải kiến nghị các giải pháp huy động đặc biệt hoặc điều chỉnh lại mục tiêu chung. Đồng thời phân công chỉ đạo, tổ chức lực lượng để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính
của ngành mình; xác định mối quan hệ phối hợp với các ngành khác để thực hiện mục tiêu chung.
- UBND tỉnh chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan nghiên cứu và kiến nghị với Chính phủ tỉnh ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mở rộng thị trường; cơ chế chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc phòng...; phát triển nguồn nhân lực; giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho địa phương để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- UBND tỉnh chỉ đạo đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tạo động lực phát triển các ngành và các lĩnh vực.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý các cấp cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp, luân chuyển cán bộ chủ chốt, xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hoá việc phân công phân cấp, chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật hành chính, đề cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.
- Sau mỗi chu kỳ 5 năm, UBND tỉnh tổ chức đánh giá tình tình thực hiện quy hoạch, qua đó tổng hợp những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện.