Phương hướng phát triển vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai và các Khu đô thị mớ

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 72 - 74)

VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ 1 Phương hướng sử dụng đất

3. Phát triển kinh tế xã hội trên 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh

3.2. Phương hướng phát triển vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai và các Khu đô thị mớ

với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai và các Khu đô thị mới

(1) Phát triển đô thị để tạo sức lan tỏa đến các vùng, khu vực phụ cận - Hoàn thành việc xây dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận, góp phần thực hiện chương trình hành lang, gắn với nhiệm vụ phát triển khu Tam giác biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia.

Phát triển các dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục... để khu kinh tế trọng điểm của tỉnh trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của tỉnh tạo thêm động lực với vị trí hạt nhân làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(2) Phát triển các khu đô thị mới, đầu tư xây dựng mở rộng thành phố theo quy hoạch

(3) Phát triển nguồn nhân lực

Tập trung đào tạo các ngành nghề phù hợp với vùng động lực thành phố: may công nghiệp, điện công nghiệp; tin học, ngoại ngữ, cơ khí, chế biến gỗ; dệt thổ cẩm, đan lát mây tre...

(4) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và cải tạo vườn tạp:

- Xác định cây chủ lực của thành phố là: Cao su, mía, ngô lai, lúa nước, rau xanh - sạch, đậu đỗ các loại và cỏ chăn nuôi; hình thành các vùng chuyên canh rau sạch ở những xã, phường có điều kiện phù hợp, từng bước hình thành các vùng trồng hoa, cây cảnh, rau sạch, rau an toàn.

- Tập trung phát triển chăn nuôi ở một số xã: ChưHreng, Hòa Bình, ĐăkRơWa, Ya Chim; trong đó đặc biệt coi trọng việc sử dụng con giống có chất lượng và công tác thú y.

- Cải tạo và thâm canh diện tích vườn cây ăn quả hiện có, đưa các loại giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa bàn vào sản xuất nhằm phát triển các mô hình kinh tế vườn nhà, vườn đồi, mô hình nông lâm kết hợp.

(5) Đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị:

- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Giao thông vận tải đầu tư nâng cấp Quốc lộ 24 đoạn qua thành phố Kon Tum; đường Hồ Chí Minh phân đoạn km 478 - km 487.

- Thảm nhựa các tuyến đường phố chính trong 10 phường nội thành (Quyết Thắng, Quang Trung, Thống Nhất, Thắng Lợi, Duy Tân, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Ngô Mây, Trường Chinh). Bê tông hóa 119 đường hẻm còn lại với chiều dài 36.058m; đồng thời lát 542.600m2 vỉa hè các đường đã xây dựng bê tông nhựa trên 10 phường nội thành.

- Vận động nguồn vốn ODA để đầu tư dự án xử lý nước thải và vệ sinh môi trường của thành phố; nâng cấp nhà máy nước Kon Tum có công suất thiết

kế 12.000 m3/ngày đêm lên 17.000 m3/ngày đêm.

(6) Cơ sở hạ tầng kinh tế

- Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng tại khu sản xuất gạch ngói tập trung

(thôn 5, xã Hòa Bình) đểphát triển sản xuất.

- Phát triển và khôi phục các ngành, nghề truyền thống (Dệt thổ cẩm, mây tre đan, hàng lưu niệm) góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp nông thôn sang lao động công nghiệp, đầu tư khôi phục làng nghề KonKlor - phường Thắng Lợi và Kon Tum Kpơng - xã ĐăkrơWa; làng nghề truyền thống xã Ia Chim (phạm vị làng PleiSar - xã Ya Chim,... Phát huy công suất nhà máy đường, đầu tư Nhà máy chế biến súc sản (2.000 tấn/năm).

- Nâng cấp và cải tạo trung tâm thương mại thành siêu thị loại I hoặc II; xây dựng chợ phường Quang Trung theo quy hoạch; nghiên cứu xây dựng một số chợ đầu mối nông sản; Trung tâm triển lãm - hội chợ (trung tâm thành phố).

(7) Cơ sở hạ tầng xã hội:

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang bị thiết bị y tế, đào tạo cán bộ y tế. Xây dựng bệnh viện y học cổ truyền.

- Hoàn thành việc xây dựng và đầu tư trang thiết bị Trường Dạy nghề và. Tạo điều kiện xây dựng, phát triển Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại tỉnh.

- Đầu tư sân vận động trung tâm thể dục thể thao tỉnh; xây dựng nhà thi đấu tổng hợp; đầu tư trung tâm sản xuất chương trình phát thanh truyền hình.

- Tiếp tục vận động các làng đồng bào dân tộc thiểu số làm nhà rông truyền thống, nhà văn hóa cộng đồng ở những nơi chưa có.

- Phát triển hạ tầng viễn thông và Internet băng rộng, công nghệ hiện đại, thông lượng lớn. Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính - phát hành báo chí của thành phố.

(8) Phát triển các Khu công nghiệp: Thu hút đầu tư lấp đầy và mở rộng khu công nghiệp Hoà Bình và khu công nghiệp Sao Mai.

(9) Vệ sinh môi trường: Tổ chức hợp lý các điểm trung chuyển rác trong khu vực nội thị; nạo vét mương thoát nước, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị thành phố Kon Tum, đầu tư hệ thống thoát nước, hệ thống cây xanh, công viên, mặt nước.

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w