Phương hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 26 - 29)

I Diện tích NTTS 1Ao hồ nhỏ Ha 600,0 731,5 881,

1.2.2.Phương hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu

(1) Đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến một số loại nông, lâm sản như cao su, cà phê, sắn, bột giấy, các sản phẩm từ gỗ, hoa quả, dược liệu...

Từng bước hình thành cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm có công nghệ tiên tiến và quy mô phù hợp, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, tạo ra những sản phẩm tinh chế, có chất lượng cao, có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh

trên thị trường như sản xuất bia, chế biến súc sản, thức ăn gia súc, bột giấy, sản xuất nước khoáng, sản xuất rượu vang Sơn Trà.

Khuyến khích đầu tư sản xuất để làm ra các sản phẩm mới sau các dây chuyền sản xuất chính như: Sản xuất cồn, bánh - kẹo, ván ép, phân vi sinh từ phế liệu, phế thải của nhà máy đường, nhà máy chế biến dứa và hoa quả, các cơ sở chế biến sắn và tinh bột sắn …

Liên doanh với các vùng trồng và khai thác, sơ chế nguyên liệu để tập trung nguyên liệu bào chế thuốc, đặc biệt đối với dược liệu có thể phát triển trên địa bàn (như sâm Ngọc Linh).

(2) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển thuỷ điện - Tiếp tục đầu tư phát triển các công trình thủy điện đã được quy hoạch như: nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum tại các xã Ngọc Tem, Măng Bút huyện Kon Plong, quy mô công suất 2x110 MW.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đã có chủ trương và đã lập dự án đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 (Đăk Pône, Đăk Re, Đăk PSi 3, 4, Đăk Mi...).

- Tiếp tục quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư vào các điểm thủy điện nhỏ và vừa.

(3) Đẩy mạnh công tác điều tra, thăm dò trữ lượng, chất lượng các loại tài nguyên khoáng sản, khai thác và chế biến khoáng sản.

Triển khai thực hiện Quyết định số 47/2008/QĐ - UBND ngày 03/10/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến một số khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015.

- Lựa chọn mỏ khoáng sản ưu tiên lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến như:

+ Khoáng sản vàng (gốc + sa khoáng) ở xã Đăk Blô - huyện Đăk Glei, xã Pô Kô - huyện Đăk Tô, xã Sa Nhơn - huyện Sa Thầy, xã Đăk Roong - huyện Đăk Glei và xã Đăk Pét - huyện Đăk Glei.

+ Khoáng sản kim loại như sắt, măng gan Đăk Uy - huyện Đăk Hà, sắt xã Hiếu - huyện Kon Plong, wolfram Chư Ya Krei - huyện Đăk Tô.

+ Khoáng sản phi kim loại: diatomit xã Ngọc Bay thành phố Kon Tum, xã Diên Bình huyện Đăk Tô; đôlômit xã Đăk Uy huyện Đăk Hà, Kon Gô, Đăkpne huyện Kon Rẫy; Fenspat xã Đăk Rơ Ve, Đăk Pne huyện Kon Rẫy; Kaolinit xã Đăk Cấm thành phố Kon Tum; đá Granit xã Sa Bình, Sa Sơn - huyện Sa Thầy; đá mỹ nghệ secpentinit đông Sa Nhơn huyện Sa Thầy, Bờ Y huyện Ngọc Hồi.

+ Nước khoáng nóng thiên nhiên ở Kon Đào, Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô; Đăk Pet huyện Đăk Glei, Đăk Kôi huyện Kon Rẫy; nước khoáng nóng suối

Luông xã Đăk Ring - huyện KonPlông.

- Thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản

+ Thăm dò: khoáng sản vàng Đăk Blô huyện Đăk Glei, Pô Kô huyện Đăk Tô; wolfram Chư Ya Krei huyện Sa Thầy; sắt, măng gan xã Đăk Uy huyện Đăk Hà; đôlômit Kon Gô huyện Kon Rẫy; điatomit xã Ngọc Bay - thành phố Kon Tum, xã Diên Bình - huyện ĐakTô; đá Granit tại Lung Leng xã Sa Bình và làng Chổi xã Sa Sơn huyện Sa Thầy; nước khoáng nóng Kon Đào, Đăk Manh, xã Ngọc Tụ huyện Đăk Tô, Đăk Pet huyện Đăk Glei, Đăk Kôi huyện Kon Rẫy.

+ Khai thác khoáng sản vàng xã Đăk Blô - huyện Đăk Glei, Pô Kô - huyện Đăk Tô; sắt, măng gan Đăk Uy - huyện Đăk Hà và wolfram Chư Ya Krei - huyện Sa Thầy; diatomit xã Ngọc Bay thành phố Kon Tum, Diên Bình huyện Đăk Tô, Đăk Uy huyện Đăk Hà; Đôlômit Kon Gô, Đăkpne huyện Kon Rẫy; Fenspat Đăk Rơ Ve, Đăk Pne huyện Kon Rẫy; Kaolinit xã Đăk Cấm thành phố Kon Tum; than bùn Ya Chim thành phố Kon Tum, ĐăkHring huyện Đăk Hà; đá mỹ nghệ secpentinit đông Sa Nhơn huyện Sa Thầy, xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi.

+ Quy hoạch chế biến tuyển khoáng vàng, công suất phù hợp với sản lượng khai thác, việc đầu tư công nghệ thiết bị nhà máy phải gắn liền với đầu tư hệ thống xử lý môi trường.

Tinh luyện chế biến khoáng sản kim loại wolfram, sắt, măng gan; đôlômit, điatomit, cao lanh, Fenspat làm nguyên liệu gốm sứ, đá mỹ nghệ và đá ốp lát,...

Đối với nước khoáng - nước nóng thiên nhiên: đầu tư xây dựng các quần thể: Sản xuất nước đóng chai, khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái nhằm phục vụ du khách đi qua theo đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24 và nhân dân trong tỉnh.

(4) Tập trung khai thác chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ yêu cầu xây dựng cơ bản trên cơ sở quy hoạch và khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên như sản xuất gạch không nung, sản xuất phân NPK, chế biến ván nhân tạo, chế biến đá Granit, chế biến Dolomit, Diatomit,

(5) Kiện toàn và phát triển mạng lưới cơ khí trên địa bàn, nhất là sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông – lâm sản theo chương trình phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn

(6) Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các làng nghề sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn, đầu tư xây dựng các khu vực tập trung sản xuất theo ngành nghề. Khuyến khích đầu tư vào khôi phục, phát triển các nghề truyền thống; Hỗ trợ đào tạo, truyền nghề lại cho các lớp trẻ tại cộng đồng, làng xã. Hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khuyến khích thông qua các chính sách.

Biểu 19. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2015 2020 Tốc độ tăng bq năm (%) 2011- 2015 2016- 2020 1 Khai thác đá, cát, sỏi Nghìn m3 1.200 4.500 16.800 30,3 30,1 2 Đường kết tinh Nghìn Tấn 14 17 22 4,0 5,3 3 Tinh bột sắn Nghìn Tấn 75 100 136 5,9 6,3 4 Gia công quần áo XK Nghìn Sp 1.100 1.200 1.400 1,8 3,1 5 Gỗ xẻ XDCB m3 12.500 25.000 47.000 14,9 13,5 6 Ván ép m3 4.200 12.000 30.000 23,4 20,1 7 Trang in quy khổ 13x19 Triệu trang 600 2.500 12.000 33,0 36,9 8 Gạch tuynel Triệu viên 61 120 300 14,5 20,1 9 Ngói nung Triệu viên 6,1 8 12 5,6 8,4 10 Nước máy Nghìn m3 2.100 6.000 17.143 23,4 23,4 11 SP bê tông các loại Nghìn SP 12 20 80 10,8 32,0 12 Điện thương phẩm Triệu kw/h 125 170 270 6,3 9,7 13 Điện địa phương SX Triệu kw/h 122 590 2.200 37,1 30,1 14 Giày, dép da Nghìn đôi 110 200 400 12,7 14,9 15 Bột giấy Nghìn Tấn 130 200 9,0 16 Súc sản Tấn 2.000 5.000 20,1 17 Sản phẩm từ cao su Ngàn SP 3.000 5.000 10,8 18 Cà phê bột Tấn 6.000 10.000 10,8 19 Đá Granit Ngàn m2 300 600 14,9 20 Gang Tấn 60.000

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 26 - 29)