Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 43 - 47)

- Những định hướng phát triển không gian chính:

2.4.1.Phương hướng phát triển

2- Nông, lâm, ngư nghiệp 153,0 151

2.4.1.Phương hướng phát triển

(1) Xây dựng hệ thống y tế tỉnh Kon Tum từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.

(2) Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu. Đến năm 2015, có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

(3) Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật gây ra: phòng, chống dịch chủ động, tích cực, không để dịch lớn xảy ra; Dự báo, kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch, nhất là các dịch bệnh mới phát sinh; phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, tai nạn gây thương tích; khống chế số người nhiễm HIV/AIDS ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn trong các năm sau.

(4) Đầu tư, sắp xếp lại mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng theo hướng:

- Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh theo cụm dân cư không phân biệt địa giới hành chính; các đơn vị chuyên môn y tế ở địa phương được quản lý theo ngành, bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ khám, chữa bệnh tại các tuyến.

- Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến điều trị và sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa.

- Từng bước thực hiện việc di chuyển các cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ra khu vực thích hợp.

- Các bệnh viện xây dựng mới phải phù hợp quy hoạch chung và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bảo đảm đủ điều kiện xử lý chất thải y tế và khả năng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện để hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không ảnh hưởng tới người dân và môi trường sống.

- Đến năm 2015, số giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 41,5 giường và đến năm 2020 là 46,3 giường.

- Xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, vừa làm cơ sở điều trị, vừa là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế.

(5) Quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu thế mạnh của tỉnh. Củng cố và phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc để chủ động cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định thị trường thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

2.4.2. Giải pháp phát triển

(1). Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, thực hiện được một số kỹ thuật đơn giản trong khám, điều trị một số bệnh chuyên khoa về mắt, răng, tai - mũi - họng, sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em.

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý, bảo đảm đến năm 2015 đạt tỷ lệ 10-11 bác sỹ/vạn dân, và 12 bác sỹ/vạn dân vào năm 2020; mỗi thôn, làng có từ 01 đến 02 nhân viên y tế có trình độ từ sơ học y trở lên hoạt động

- Đến năm 2020, bảo đảm 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung học. Bảo đảm tối thiểu có 05 cán bộ y tế theo chức danh do Bộ Y tế quy định cho một trạm y tế xã; trung bình mỗi cán bộ trạm y tế xã phục vụ từ 1.000 đến 1.200 dân. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, số giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 41,5 giường và đến năm 2020 là 46,3 giường.

- Các doanh nghiệp có số lượng công nhân từ 200 đến dưới 500 người phải có từ 01-03 cán bộ y tế phục vụ. Các doanh nghiệp có từ 500 công nhân trở lên phải thành lập trạm y tế của doanh nghiệp.

- Bảo đảm mỗi trường phổ thông có từ 01-02 cán bộ y tế phục vụ, trong đó ít nhất có 01 cán bộ đạt trình độ từ trung học y trở lên. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trạm y tế cơ sở.

(2). Củng cố và phát triển mạng lưới y tế dự phòng a) Tuyến tỉnh

Từng bước phát triển hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh đủ khả năng kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế lao động và vệ sinh môi trường, sức khoẻ trường học và dinh dưỡng.

- Đầu tư, phát triển và nâng cao năng lực của Trung tâm Kiểm dịch Y tế, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch y tế và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cửa khẩu.

về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ nhằm nâng cao năng lực công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, thực hiện đa dạng hoá các loại hình truyền thông, từng bước xã hội hoá các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ.

- Củng cố và đầu tư phát triển Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực cán bộ để bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc các bà mẹ trước, trong và sau sinh, chăm sóc sơ sinh và trẻ em. Dự phòng và điều trị các nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. Hướng dẫn, cung cấp dụng cụ sinh đẻ kế hoạch và chỉ đạo công tác kế hoạch hoá gia đình.

- Duy trì và nâng cấp Trung tâm phòng, chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng. Xây dựng và hoàn thiện Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh trên cơ sở các tổ chức đang thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay.

b) Tuyến huyện

Xây dựng và phát triển Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ: giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng, chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và xây dựng làng văn hoá sức khoẻ.

(3). Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

- Mỗi khu vực cụm dân cư huyện hoặc liên huyện có một bệnh viện đa khoa huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực (liên huyện) đạt tiêu chuẩn tối thiểu hạng III, thực hiện chức năng điều trị tuyến 1 với các khoa chuyên ngành chủ yếu: Nội, Ngoại, Sản phụ, Nhi, Truyền nhiễm, Liên khoa Tai Mũi Họng-Mắt-Răng Hàm Mặt, Labo xét nghiệm chung và Chẩn đoán hình ảnh. Quy mô giường bệnh từ 50 đến 250 giường và tuỳ theo điều kiện địa lý, dân cư mà cân đối số giường bệnh theo tỷ lệ 01 giường bệnh phục vụ từ 1.500 đến 1.700 người dân.

- Duy trì và phát triển Phòng khám Đa khoa khu vực, bảo đảm cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho nhân dân địa phương.

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh có quy mô từ 500-550 giường vào năm 2015, 600 giường vào năm 2020. Phấn đấu đạt tiêu chuẩn Bệnh viện hạng I vào năm 2020.

- Củng cố và phát triển Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh trên cơ sở tự bảo đảm, cân đối ngân sách cho hoạt động có hiệu quả của Bệnh viện, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phục hồi chức năng của nhân dân và người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả Bệnh viện Y dược học cổ truyền tỉnh, với quy mô từ 50 đến 100 giường, đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II vào năm 2020.

- Xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh vào năm 2015 với quy mô 100 giường bệnh nội trú.

- Nâng cấp trường THYT tỉnh hiện nay thành Trường Cao đẳng Y tế. - Bên cạnh mạng lưới Bệnh viện, Trạm Y tế các xã có chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thực hiện khám chữa bệnh thông thường, chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu tại xã, cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, giải quyết về cơ bản các vấn đề sức khoẻ ban đầu trong cộng đồng.

- Thành lập các Nhà hộ sinh khu vực (công lập hoặc ngoài công lập) trên địa bàn của tỉnh và mô hình này cần được đầu tư theo hướng xã hội hoá, cổ phần hoá.

- Phát triển và mở rộng mạng lưới cấp cứu và vận chuyển cấp cứu của Nhà nước và tư nhân trên mọi địa bàn dân cư.

(4). Củng cố và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược, phát triển hệ thống sản xuất, lưu thông phân phối và cung ứng thuốc.

- Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược phẩm, mỹ phẩm từ tỉnh đến cơ sở. Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực của phòng Nghiệp vụ Dược thuộc Sở Y tế; xây dựng và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm nghiệm trực thuộc Sở Y tế.

- Quy hoạch và phát triển các vùng nuôi, trồng dược liệu trọng điểm của tỉnh; tổ chức lại và phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc, bảo đảm ổn định thị trường thuốc với giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng phục vụ công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.

(5). Tăng cường đầu tư cho y tế: Tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng. Có chính sách ưu đãi cho đầu tư y tế nhằm kêu gọi với các tổ chức, cá nhân tại tỉnh, trong và ngoài nước để tăng cường đầu tư cho y tế.

(6) Xã hội hóa công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích đầu tư bệnh viện (tư nhân) chất lượng cao (50-100 giường) trên địa bàn thành phố Kon Tum. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng xây dựng Làng văn hóa, sức khỏe tại tất cả các thôn làng. Hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số và người nghèo khi có nhu cầu khám chữa bệnh và mua BHYT. Đẩy mạnh các hình thức truyền thông - giáo dục sức khoẻ, từng bước xóa bỏ các tập quán lạc hậu, có hại cho sức khỏe, các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới lành mạnh. Đề cao vai trò của nhân dân trong công tác CSSK ở cộng đồng.

(7) Phối hợp liên ngành trong các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Kết hợp quân dân y trong phòng bệnh khám chữa bệnh. Phát triển hình thức trạm y tế quân dân y kết hợp ở những địa bàn thích hợp.

- Liên kết với các cơ sở y tế của TW và các tỉnh, thành phố bạn trong phát triển khoa học kỹ thuật y tế, đào tạo chuyên gia và nhân lực y tế.

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 43 - 47)