1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2011-2015
- Cơ bản định hình sản xuất nông nghiệp (Xác lập quy mô diện tích, cơ cấu các loại cây trồng, con vật nuôi chủ yếu).
- Đầu tư xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu riêng của Kon Tum như: sâm Ngọc Linh; Hồng đẳng sâm; cà phê Đắk Hà; rau và hoa Măng Đen. Phát triển các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như sắn lát và tinh bột sắn; mủ cao su; cà phê; đồ gỗ; sản phẩm may mặc; ...
- Tạo điều kiện xây dựng, hoàn thành các công trình lớn trên địa bàn tỉnh như: các nhà máy thủy điện, nhà máy bột giấy và giấy... Hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp: Hoà Bình, Sao Mai, Đắk Tô, Đắk La để thu hút các dự án đầu tư mới.
- Phối hợp với Trung ương nâng cấp mở rộng Quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 40, Quốc lộ 24; Quốc lộ 14C và đường Đăk Tô - Trà My - Tam Kỳ (Nam Quảng Nam); đường Trường Sơn Đông. Hoàn thành các tuyến đường đột phá để khai thác các vùng đất còn nhiều tiềm năng; các tuyến đường kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng: Đường Đăk Ruồng - Đăk Kôi - Đăk Psi; Đường từ xã Ya Tăng đi Quốc lộ 14C; Đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh; Đường liên xã Đăk Long - Đăk Nhoong - Đăk Blô.
- Tập trung đầu tư Khu du lịch sinh thái Măng Đen gắn với thị trấn huyện lỵ Kon Plông. Hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Quy hoạch, xây dựng các khu dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất... Chú trọng đầu tư các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai, các công trình chống xói mòn và sạt lở đất.
- Xây dựng Trung tâm hành chính và nâng cấp kết cấu hạ tầng thành phố Kon Tum. Hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng huyện lỵ huyện Tu mơ Rông và huyện lỵ mới huyện Kon Rẫy; nâng cấp kết cấu hạ tầng thị trấn Plei Kần và thị
trấn Đăk Tô theo tiêu chí đô thị loại IV. Đầu tư CSHT huyện lỵ huyện mới Nam Sa Thầy (dự kiến thành lập).
- Tập trung các biện pháp để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học; tập trung xây dựng trường bán trú dân nuôi, ký túc xá cho các trường phổ thông trung học ở các huyện để thực hiện mục tiêu đến 2020 có 40% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông.
2. Các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2016-2020
- Tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng.
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai khoáng... Xây dựng thêm một số thương hiệu riêng của Kon Tum. Phát triển, mở rộng mặt hàng xuất khẩu chủ lực (vật liệu xây dựng; súc sản...).
- Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, các khu, cụm công nghiệp mới tại các địa phương có điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư.
- Phát triển mạnh các khu đô thị, khu du lịch, các khu chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Phối hợp với Trung ương xây dựng đường tránh (đường Hồ Chí Minh) qua thành phố Kon Tum và thị trấn Đăk Glei. Hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh, cả khu vực đô thị và nông thôn.
- Đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng thị trấn Đăk Hà theo tiêu chí đô thị loại IV; nâng cấp kết cấu hạ tầng thành phố Kon Tum theo tiêu chí đô thị loại II.
- Nâng cấp Trường trung cấp nghề thành Trường cao đẳng nghề; xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCHI. CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ I. CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư
1.1 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư
Để đảm bảo phát triển theo phương án đã chọn, với tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 khoảng 9,8% và 13,8% thời kỳ 2016-2020; xem xét các ưu tiên phát triển theo cơ chế đặc thù cho các tỉnh Tây Nguyên (tại Quyết định số 25/2008/QĐ - TTg ngày 5/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên và các chủ trương, chính sách ưu tiên khác của Đảng và Nhà nước đối với vùng); dự báo nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Kon Tum thời kỳ 2011- 2020 khoảng 103-105 nghìn tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2011-2015 khoảng 32-33 nghìn tỷ đồng và 70-71 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2016-2020.
1.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành
Cơ cấu đầu tư theo ngành theo hướng tăng đầu tư cho khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng, đầu tư thỏa đáng cho khu vực nông lâm nghiệp.
Biểu 22. Cơ cấu đầu tư theo ngành
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2011-2015 2016-2020
Tổng số Tỷ đồng 32.568 70.434
1 Nông lâm và thủy sản " 6.839 10.7762 Công nghiệp - Xây dựng " 11.464 28.033 2 Công nghiệp - Xây dựng " 11.464 28.033
3 Dịch vụ " 14.265 31.625
Cơ cấu đầu tư theo ngành 100% 100,0 100,0
1 Nông lâm và thủy sản " 21,0 15,3
2 Công nghiệp - Xây dựng " 35,2 39,8
3 Dịch vụ " 43,8 44,9
2. Giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
2.1 Các giải pháp huy động vốn đầu tư
Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, dự kiến đầu tư từ ngân sách Nhà nước và tín dụng đầu tư sẽ giảm dần, tăng nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
STT Chỉ tiêu T Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2020 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng vốn đầu tư 32.568 100 70.434 100 1 Vốn nhà nước 24.980 76,7 45.500 64,6 - Vốn Ngân sách nhà nước 12.571 38,6 21.482 30,5 + Trung ương 4.625 14,2 11.410 16,2 + Địa phương 7.947 24,4 10.072 14,3 - Vốn tín dụng 10.129 31,1 17.397 24,7