Phát triển vùng kinh tế động lực KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 74 - 75)

VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ 1 Phương hướng sử dụng đất

3. Phát triển kinh tế xã hội trên 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh

3.3. Phát triển vùng kinh tế động lực KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (KKT Bờ Y) có quy mô 70.438 ha, bao gồm các xã Sa Loong, Bờ Y, Đắk Sú, Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Kan và thị trấn Plei Kần thuộc huyện Ngọc Hồi. Với lợi thế nằm trên vị trí là ngã ba ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam, có hệ thống giao thông thuận lợi, liên kết với các khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và phía Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông bắc Thái Lan, phương hướng phát triển KKT Bờ Y như sau:

- Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành khu kinh tế động lực, trung tâm trong Tam giác phát triển ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam; phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới, gắn kết với hành lang kinh tế Đông Tây của khu vực.

- Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu trung tâm (khu thương mại, công nghiệp, đô thị...) và hệ thống đường giao thông, điện, cấp nước... toàn khu kinh tế cửa khẩu tạo cơ sở cho sự hình thành của trung tâm tăng trưởng Tam giác phát triển ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam.

- Gắn đầu tư phát triển khu đô thị phía Đông với việc đầu tư, nâng cấp thị trấn Plei Kần thành đô thị loại IV vào năm 2010. Đến năm 2015, xây dựng thị trấn Plei Kần thành đô thị trung tâm hành chính, thương mại, công nghiệp, dịch vụ và du lịch phục vụ phát triển Khu kinh tế; đồng thời là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện Ngọc Hồi.

- Sau năm 2015, hình thành đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp thương mại, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông lâm nghiệp tại Nam Bờ Y, phát triển thành đô thị tổng hợp của khu vực biên giới.

- Hình thành các trung tâm chuyên ngành bao gồm: Trung tâm thương mại tài chính; Trung tâm giáo dục; Trung tâm y tế, văn hóa, thể dục thể thao; Trung tâm khoa học; Trung tâm dịch vụ mậu biên và kiểm soát cửa khẩu; Trung tâm du lịch, dịch vụ; Trung tâm giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, văn hóa nghề, văn hóa truyền thống.

- Từng bước xây dựng các phân khu chức năng gồm các công trình công cộng, công trình y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, khu phi thuế quan tại trung tâm đô thị Nam Bờ Y; Khu thương mại quốc tế, hệ thống chợ, công trình phục vụ du lịch, các khu, cụm điểm du lịch, các khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, mạng lưới công viên cây xanh, quảng trường và các khu khác; các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kho tàng, khu nghiên cứu khoa học và công nghệ, khu vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, các khu rừng cần quản lý nghiêm ngặt.

- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông đường bộ liên vùng và nội vùng, các bến, bãi xe hàng hóa, xe buýt được bố trí tại các cửa ngõ và trong các trung tâm đô thị; nghiên cứu đề án xây dựng sân bay taxi tại xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum; hệ thống cấp nước, cấp điện, thoát nước và vệ sinh môi trường; hệ thống tuy nen kỹ thuật ngầm; hệ thống thông tin liên lạc: bao gồm hệ thống điện thoại, hệ thống cáp truyền tin kỹ thuật số dùng cho thông tin liên lạc đa phương tiện, bưu chính, phát thanh truyền hình, thiết kế theo tiêu chuẩn đô thị loại II.

- Tiến hành bố trí, sắp xếp, hình thành các khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, ổn định đời sống dân cư theo quy hoạch chung Khu kinh tế được duyệt.

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w