Giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 37 - 38)

- Những định hướng phát triển không gian chính:

2- Nông, lâm, ngư nghiệp 153,0 151

2.2.2. Giải quyết việc làm

a) Dự kiến bố trí sử dụng lao động

- Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp, TTCN và làng nghề ở khu vực nông thôn để đến năm 2015 thu hút 49 nghìn người, năm 2020 có 78 nghìn người. Tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng dần từ 12% năm 2010 lên 19% năm 2015 và lên 25% năm 2020.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển một phần lực lượng lao động khu vực nông thôn sang các ngành sản xuất khác như công nghiệp, phát triển làng nghề, thương mại, dịch vụ, du lịch. Tỷ trọng lao động nông, lâm

nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội cũng giảm dần từ 68% năm 2010 xuống còn 58% năm 2015 và còn 47% năm 2020.

- Lao động khu vực dịch vụthu hút khoảng 60 nghìn người vào năm 2015 và khoảng 87 nghìn người vào năm 2020. Tỷ trọng lao động khu vực này cũng tăng dần, chiếm 23% năm 2015 và tăng lên 28% năm 2020.

- Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 85-90%, đảm bảo cho người lao động có việc làm thường xuyên. Tạo môi trường để hầu hết số người trong độ tuổi lao động đều có cơ hội có công ăn việc làm trong các cơ quan nhà nước, trong các cơ sở kinh tế khác hoặc tự thân lập nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; tạo điều kiện về vốn, môi trường, kinh nghiệm, thông tin thị trường cho người lao động thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm.

b) Nâng cao chất lượng lao động

Nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, lao động là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như lâu dài trong chiến lược phát triển con người. Do vậy cần tăng cường đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật, có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và đào tạo nông dân. Phấn đấu mỗi năm đào tạo được khoảng 3.500-4.000 lao động. Nâng tỉ lệ lao động được đào tạo đến năm 2015 đạt 45%, trong đó đào tạo nghề đạt 33%; đến năm 2020 đạt 55-60%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 40%.

c) Tạo việc làm

Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với tất cả các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, đặc biệt là các loại hình kinh doanh thu hút nhiều lao động; quy hoạch, đầu tư phát triển các vùng chuyên canh nông, lâm nghiệp nhằm tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao chất lượng việc làm. Đầu tư phát triển trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển các hoạt động thông tin thị trường lao động; tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm trên thị trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến xã/phường, gia đình người lao động về xuất khẩu lao động; hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động ở địa phương; hỗ trợ kinh phí học nghề, xử lý rủi ro, tăng mức cho vay tín dụng ưu đãi để người lao động vùng nông thôn có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động, nhất là đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ.

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w