0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu QUY HOACH TONG THE KINH TE XA HOI TINH KON TUM DEN NAM 20201762011_154625 PPT (Trang 39 -43 )

- Những định hướng phát triển không gian chính:

2- Nông, lâm, ngư nghiệp 153,0 151

2.3.2. Mục tiêu cụ thể

a. Giáo dục mầm non

- Phấn đấu đến năm 2015 huy động trên 20% và năm 2020 trên 30% trẻ dưới 3 đến nhà trẻ; số trẻ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 80-85% vào năm 2015 và 90-95% vào năm 2020; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo trước khi vào tiểu học đạt tỷ lệ 99,8%. Nâng tỷ lệ học sinh nhà trẻ, mẫu giáo học bán trú hiện nay 35% lên 50%-60% vào năm 2020.

- Nâng tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn lên 100%; 50% giáo viên mầm non trên chuẩn. 100% cán bộ quản lý ngành học mầm non qua chương trình đào tạo hoặc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chuyên ngành.

- Xoá hết các phòng học mẫu giáo tạm bằng tranh tre hoặc xuống cấp. 100% số trường mầm non có công trình vệ sinh, nước sạch, có đủ đồ dùng đồ chơi, cảnh quan xanh, sạch đẹp; xây dựng được 25% số trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ xã, phường có trường, lớp mầm non đạt 100%.

b. Giáo dục phổ thông * Bậc Tiểu học

- Cải thiện cơ hội, điều kiện nhập học nhất là học sinh dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; huy động trẻ em 6 -11 tuổi học các lớp tiểu học đạt tỷ lệ 99% vào năm 2020, trong đó riêng trẻ 6 tuổi huy động vào học lớp 1 đạt tỷ lệ 99,8%.

2020; phấn đấu có từ 70% tỷ lệ học sinh được học Tin học và Ngoại ngữ.

- Nâng số giáo viên tiểu học đạt chuẩn lên 100%, trên chuẩn 50% và 100% cán bộ quản lý qua chương trình đào tạo hoặc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và 100% thanh tra viên kiêm nhiệm được bồi dưỡng qua các lớp huấn luyện về nghiệp vụ thanh tra.

- Cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị: Đến năm 2020 có 100% số phòng học đạt từ cấp 4 trở lên, trong đó 80% số phòng học kiên cố; 100% trường tiểu học có công trình vệ sinh, nước sạch và cảnh quan xanh, sạch, đẹp; 100% phòng học có đủ bàn, ghế, bảng đen đúng quy cách; về cơ bản đủ thiết bị học tập; 80% số trường có thư viện đạt chuẩn; 100% xã, phường đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi; 50% trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

- Tổ chức học 2 buổi/ngày và học bán trú đối với những nơi có điều kiện và nhu cầu. Phấn đấu năm 2020, 100% học sinh học trên 5 buổi/tuần, trong đó trên 80% học sinh học 2 buổi/ngày.

- Quy hoạch các điểm trường lẻ đối với tiểu học.

* Cấp trung học cơ sở

- Số học sinh được công nhận hết bậc tiểu học hàng năm vào học các lớp THCS đạt tỷ lệ từ 99%; đối với những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt tỷ lệ từ 97% trở lên.

- Đảm bảo đủ số lượng giáo viên THCS và đồng bộ về cơ cấu các bộ môn; 100% giáo viên THCS đạt chuẩn, trong đó 85% trở lên giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Đến năm 2020, các trường THCS không còn phòng học tạm hoặc xuống cấp, trong đó có 80% trở lên số phòng học cao tầng; 90% số trường THCS có thư viện đạt chuẩn; 100% phòng học có đủ bàn ghế, bảng đen đúng quy cách; 24% số trường đạt chuẩn Quốc gia. 100% học sinh được hướng nghiệp nghề; 100% học sinh được học các môn tự chọn; 50% học sinh được học 2 buổi/ngày; 100% số trường được trang bị phòng máy vi tính để 100% học sinh được học Tin học và truy cập Internet.

- Xây dựng các trường THCS ở các địa bàn chưa có trường THCS, tách các trường có nhiều cấp học thành các trường độc lập.

* Cấp trung học phổ thông

- Đưa chương trình dạy - học THPT vào nền nếp ổn định; thực hiện mạnh mẽ việc phân luồng học sinh sau cấp THCS, THPT; điều chỉnh dần tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 cấp THPT. Phấn đấu năm 2020 số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 tỷ lệ 75-80% (học hệ phổ thông và bổ túc văn hoá), số còn lại phân luồng khác (THCN, dạy nghề...); 100% giáo viên THPT đạt chuẩn trong đó 15% giáo viên THPT đạt trên chuẩn; 100% học sinh THPT học trên 6 buổi/tuần; 60% học 2 buổi/ngày.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục THPT, giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học dưới 5% hàng năm.

- 100% học sinh THPT được học Tin học và hướng nghiệp nghề.

- Mỗi huyện có ít nhất 01 trường THPT với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có phòng học các bộ môn, có sân chơi, bãi tập. 100% số trường sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; 33% trường THPT đạt chuẩn Quốc gia; 100% số trường THPT có thư viện đạt chuẩn.

- Hoàn thiện việc hiện đại hóa trường THPT Chuyên.

- 40% huyện, thành phố được công nhận phổ cập bậc trung học.

- Mở rộng quy mô các trường phổ thông. Đầu tư xây dựng Trường THPT phía Tây Nam thành phố Kon Tum; Trường THPT huyện mới Nam Sa Thầy (sau khi huyện mới thành lập).

c. Giáo dục thường xuyên

- Phát triển sâu rộng Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn.

- Phấn đấu 100% các huyện, thành phố có Trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động có hiệu quả và 100% xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng.

d. Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề

- Tập trung đầu tư, phát triển mạng lưới dạy nghề trên địa bàn theo quy hoạch; huy động năng lực dạy nghề trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp, làng nghề, hình thành mạng lưới dạy nghề với nhiều hệ thống, nhiều cấp độ để tăng nhanh quy mô dạy nghề,..., nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trường,...

- Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động vùng chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế; dạy nghề nội trú cho thanh niên dân tộc thiểu số; phát triển dạy nghề lưu động, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế được tham gia học nghề, tăng cơ hội việc làm hoặc tự tạo việc làm...

- Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng cường thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ đến công tác tại tỉnh. Mở rộng đào tạo nghề, tăng quy mô và thực hiện đa ngành hoá, đa trình độ đào tạo ở các trường TCCN và cao đẳng.

- Ổn định và tăng hợp lý quy mô, số ngành nghề đào tạo Cao đẳng một cách phù hợp trên địa bàn tỉnh. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng nhiều hình thức lên khoảng 55% vào năm 2020.

- Ưu tiên tuyển học sinh DTTS vào các trường chuyên nghiệp, mở rộng các đối tượng cử tuyển, dự bị vào các bậc đào tạo.

- Kết hợp đào tạo trong nước với chọn học sinh giỏi, đạo đức tốt của tỉnh để gửi đi đào tạo nước ngoài thuộc một số ngành tiên tiến.

Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, trường Trung học Y tế. Mở rộng quy mô đào tạo bằng cách đa dạng hoá các loại hình mở thêm nhiều mã ngành đào tạo, liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng khu vực và Đại học Quốc gia. Nâng cao chất lượng hướng nghiệp đối với Trung tâm hướng nghiệp và kỹ thuật tổng hợp.

- Đầu tư xây dựng, phát triển phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum để vừa đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực, tỉnh Kon Tum và các tỉnh bạn Lào và Campuchia. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giúp cho các nước bạn Lào và Campuchia.

e. Các nội dung khác * Về giáo dục dân tộc

- Nâng cấp, mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy và rèn luyện toàn diện đối với học sinh. Thực hiện tuyển sinh đúng quy chế, tăng chỉ tiêu học sinh THPT, giảm học sinh THCS nhằm đáp ứng việc tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các địa phương trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có 05 trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn Quốc gia.

- Tăng cường khả năng tiếng Việt cho học sinh DTTS, tổ chức dạy theo nhóm đặc biệt đối với những học sinh mất căn bản kiến thức ở các lớp dưới. Tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc tại chỗ cho cán bộ, giáo viên các trường thuộc Phòng Giáo dục quản lý, giáo viên các trường Phổ thông dân tộc nội trú.

- Hoàn thiện và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc theo hướng đa nghề, đa cấp đào tạo. Tăng tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lên 10% vào năm 2020.

- Hình thành một số phân hiệu trường trung học phổ thông theo cụm xã vùng dân tộc thiểu số nơi có điều kiện và nhu cầu như các xã phía Bắc huyện Ngọc Hồi và các xã phía Nam huyện Đăk Glei; các xã phía Bắc huyện Đăk Tô và phía Tây huyện Tu Mơ Rông; các xã Tây Nam huyện Kon Rẫy; Đông Bắc và Tây Nam thành phố Kon Tum. Mở rộng quy mô và tăng số lượng học sinh học tại các trường (lớp) nội trú bán trú xã, liên xã. Đảm bảo tốt việc học tập và nhu cầu sinh hoạt đối với học sinh.

- Xây dựng các ký túc xá tại các trung tâm huyện/thị cho học sinh DTTS cấp THPT (không thuộc diện hưởng chế độ nội trú) ở vùng sâu, vùng xa có nơi ở, sinh hoạt.

* Xã hội hoá giáo dục

- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục. - Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở tất cả các ngành học, bậc học. Huy động sự đóng góp của nhân dân từ nhiều nguồn để chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục và nâng cao dân trí.

tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia, hỗ trợ, chăm lo sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung và đối với học sinh DTTS nói riêng.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các trường phổ thông (tư thục) chất lượng cao trên địa bàn thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi và huyện Đắk Hà.

Một phần của tài liệu QUY HOACH TONG THE KINH TE XA HOI TINH KON TUM DEN NAM 20201762011_154625 PPT (Trang 39 -43 )

×