Phát triển vùng kinh tế động lực Trung tâm huyện lỵ KonPlong gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 75 - 77)

VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ 1 Phương hướng sử dụng đất

3.4.Phát triển vùng kinh tế động lực Trung tâm huyện lỵ KonPlong gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen

3. Phát triển kinh tế xã hội trên 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh

3.4.Phát triển vùng kinh tế động lực Trung tâm huyện lỵ KonPlong gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen

Khu du lịch sinh thái Măng Đen

(1) Trung tâm huyện lỵ Kon Plong và Khu du lịch sinh thái Măng Đen nằm trên Quốc lộ 24. Khu vực Măng Đen huyện Kon Plong nằm ở độ cao 1.000 - 1.174 mét so với mặt nước biển, là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu quanh năm mát mẻ, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh và rừng thông cổ thụ rộng lớn dọc theo Quốc lộ 24, có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan đẹp. Đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển vùng này trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phía Đông của tỉnh.

(2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác triệt để lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen.

- Tiếp tục phát triển nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển một số cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu ở huyện như cây chè, cây gió bầu và những cây ăn quả, rau và hoa xứ lạnh tại Măng Đen. Đầu tư hạ tầng, quy hoạch lại các khu dân cư tập trung gắn với khu sản xuất rau, hoa, đồng thời có chính sách tốt để thu hút, đưa dân cư từ nơi khác đến để sinh sống và canh tác tại vùng này.

+ Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Xây dựng hệ thống các nhà nghỉ, biệt thự, khách sạn, khu nghỉ dưỡng ven đồi. Tổ chức các dịch vụ như: leo núi, cắm trại, nghiên cứu sinh học... Thăm và chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên: Hình thành các điểm tham quan cảnh quan thiên nhiên vốn có như: Thác, hồ và suối Đăk Ke, thác Pau Sũ, thác Lô Ba; hồ ToongZơRi, hồ Toong Dam;

+ Du lịch lễ hội văn hoá, lịch sử đồng bào các dân tộc Tây Nguyên;

+ Các sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch: Dịch vụ vui chơi gắn với cảnh quan thiên nhiên: Du thuyền trên các lòng hồ, khe, suối; dịch vụ săn bắn thú nuôi; câu cá; thăm vườn thú....;

+ Các sản phẩm dịch vụ du lịch khác: Đầu tư hệ thống cáp treo; chòi ngắm thiên văn; hình thành các khu vui chơi giải trí như: sân golf, công viên.... Ngoài ra mở rộng các loại hình dịch vụ như: cưỡi ngựa, cưỡi voi và ẩm thực Tây Nguyên, tham quan các công trình thuỷ điện và du thuyền trên lòng hồ thuỷ điện....

- Xây dựng làng Trung tâm nghiên cứu sinh học: Với thảm thực vật phong phú, nguyên sinh, các loài động vật quí hiếm, thu hút sinh viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước; kết hợp du lịch dã ngoại, thực tập, nghiên cứu.

- Dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi: Đầu tư với quy mô khép kín, bao gồm các dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, khu tập luyện thể dục thể thao giành cho người già.

- Bảo tồn, khôi phục di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện gắn với phát triển du lịch sinh thái Măng Đen. Phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch, thu hút du khách.

(3) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm huyện và hạ tầng du lịch: - Giao thông: Đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường: Quốc lộ 24 đoạn qua thị trấn huyện lỵ theo đúng quy hoạch; Tỉnh lộ 676; đường vào thác Pau Sũ; đường vào thác Lô Ba, đường vào hồ Toong Dam, ToongZơRi, Toong Pô. Hoàn chỉnh hệ thống các tuyến đường trung tâm hành chính huyện, đầu tư đường vào điểm du lịch văn hoá làng Tu Rằng và đường vào các điểm du lịch khác như: đường vào thác Đăk Ke, đường vào các khu picnic, cắm trại....

- Điện, nước: Đầu tư lưới điện đến các khu, cụm du lịch và hệ thống chiếu sáng trên các trục lộ chính; Tiếp tục đầu tư dự án cấp nước trung tâm huyện giai đoạn II để đảm bảo cung cấp nước cho các khu du lịch quanh trung tâm hành chính huyện.

- Đầu tư các công trình phúc lợi xã hội gắn với phát triển du lịch: Khu thể dục thể thao trung tâm huyện; nghĩa trang liệt sỹ; trùng tu tôn tạo di tích lịch sử Măng Đen, đài tưởng niệm, các công trình hạ tầng xã hội khác.

- Đầu tư khu trung tâm thương mại: Đầu tư hoàn chỉnh khu trung tâm thương mại; bao gồm chợ trung tâm huyện; đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước đảm bảo các hoạt động cho trung tâm thương mại.

(4) Đầu tư hạ tầng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Măng Đen; các khu, cụm, điểm du lịch.

(5) Phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái. Hỗ trợ đầu tư xây dựng Làng văn hóa các dân tộc Bắc Tây Nguyên.

(6) Phát triển nguồn nhân lực. Củng cố Trung tâm dạy nghề Kon Plong để phối hợp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc và các đối tượng khác, chuyển đổi ngành nghề cho nông dân, hướng vào ngành dịch vụ du lịch. Tổ chức đón dân kinh tế mới (phi dự án) đối với những hộ gia đình có nghề thủ công mỹ nghệ như: Đan lát mây tre, thêu, dệt thổ cẩm và các sản phẩm du lịch khác.

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 75 - 77)