LIÊN KẾT, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA TỈNH KON TUM VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 89 - 93)

ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC

1. Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với các địa phương

đã ký kết, đồng thời mở rộng hợp tác với các địa phương khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và theo đúng pháp luật nhằm hình thành và phát triển mối quan hệ lâu dài, bền vững làm cơ sở phát huy lợi thế, khai thác các tiềm năng của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lấy việc thực hiện chương trình hợp tác với các địa phương là một nhiệm vụ trọng tâm trong các họat động kinh tế đối ngoại của tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

2. Đẩy mạnh hợp tác phát triển giữa Kon Tum với thành phố Hồ Chí Minhvà các tỉnh Duyên Hải miền Trung và các tỉnh Duyên Hải miền Trung

(1) Về lĩnh vực kinh tế

- Hợp tác cung cấp giống con, giống cây và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật để thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

- Hợp tác kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông -lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, xây dựng thủy điện, đầu tư - xây dựng hạ tầng khu cụm công nghiệp các tỉnh.

- Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm hoạt động và hình thức quản lý trong các lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ; khảo sát xây dựng và khai thác các tour du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái Kon Tum - Thành phố Hồ Chí Minh - Duyên hải miền Trung - các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

- Các địa phương đẩy mạnh việc trao đổi, thu mua, hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm thương mại và công nghiệp của các địa phương.

- Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chuyển giao kết quả các công trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực.

- Trao đổi kinh nghiệm trong việc nghiên cứu lập, quản lý quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng; Kinh nghiệm trong việc kêu gọi, vận động thu hút đầu tư, cải tiến các thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào tỉnh Kon Tum.

(2) Hợp tác về văn hóa, xã hội và y tế

- Hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục - đào tạo. Thành phố Hồ Chí Minh giúp tỉnh Kon Tum đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao; điều trị bệnh nhân.

- Trao đổi kinh nghiệm thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.

3. Hợp tác phát triển giữa Kon Tum với các tỉnh Nam Lào, Đông BắcCămpuchia và Đông Bắc Thái Lan Cămpuchia và Đông Bắc Thái Lan

3.1.Hợp tác phát triển với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Cămpuchia

(1) Về thương mại

Trong giai đoạn trước mắt cần hợp tác quy hoạch, phát triển mạng lưới giao thông, đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, trao đổi hàng hoá và dịch vụ, tổ chức hội chợ triển lãm, quảng bá hàng hoá, sản phẩm, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và thương mại ở khu vực biên giới ba nước. Tập trung khai thông tuyến cửa khẩu nối liền Campuchia với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, có chính sách di dân và tái định cư tại khu vực này nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển KTXH vùng biên giới.

Lựa chọn các sản phẩm chủ lực của tỉnh xây dựng thương hiệu nhằm khai thác thị trường tỉnh Bạn. Phối hợp với các tỉnh Bạn mở chợ biên giới quy mô nhỏ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu, trao đổi hàng hoá, thúc đẩy vùng kinh tế cửa khẩu phát triển. Đồng thời, cùng với các tỉnh Bạn (địa bàn xã) tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là tìm ra các giải pháp cụ thể để chống các tội phạm ma tuý.

Tiếp tục ủng hộ, khuyến khích các thành phần kinh tế tỉnh Kon Tum trong việc sản xuất kinh doanh, quan hệ trao đổi hàng hoá mậu dịch, hợp tác kinh tế với các tỉnh Bạn trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của mỗi nước.

(2) Về lĩnh vực công nghiệp

Hợp tác với các tỉnh vùng biên giới tiến hành điều tra, thăm dò, quy hoạch các mỏ khoáng sản làm cơ sở cho hợp tác đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến như chế biến lâm sản, chế biến mủ cao su…và công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp tại vùng liên kết Tam giác phát triển ba nước (sản xuất phân bón…)

Về thuỷ điện, trên lưu vực sông Sê San (địa phận thuộc Campuchia) có nhiều tiềm năng phát triển các công trình thủy điện bậc thang vừa và nhỏ. Để hợp tác phát triển căn bản và bền vững, trong giai đoạn trước mắt cần phải hợp tác khảo sát, quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để thu hút các nhà đầu tư.

(3) Về mạng lưới giao thông.

Xây dựng, nâng cấp các tuyến trục liên kết giữa các địa phương khác trong vùng và từ các trục giao thông chính đến các trung tâm phát triển kinh tế và phát triển dân cư đô thị của vùng. Phát triển mạng lưới đường nông thôn, đường dân sinh.

Đấu nối các tuyến đường bộ của Kon Tum với tỉnh Ratanakiri, Campuchia: Đường QL40 cũ rẽ từ Ngã Ba Đông Dương đi cửa khẩu phụ cũ khu

vực mỏ vẹt đồn 667 sang đồn Kon Tu Nẹo nước bạn, cách biên giới 5 Km; đường từ các đồn biên phòng 713, 709, 705, 703 sang các đồn biên phòng phía Campuchia.

Sau khi các tuyến giao thông từ Kon Tum đến tỉnh Ratanakiri (Campuchia) được thông thương thuận lợi sẽ tổ chức vận tải hàng hóa và hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

(4) Về lĩnh vực nông nghiệp

Để hợp tác phát triển bền vững với các tỉnh bạn, trong giai đoạn đầu cần phải hợp tác, trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công - nông nghiệp, đầu tư chế biến nông lâm sản. Phối hợp ngăn chặn và phòng chống sự lây lan của sâu bệnh phá hoại lúa và các loại hoa màu; bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và thú rừng nhằm cân bằng môi trường ở khu vực biên giới 3 nước. Sử dụng hợp lý nguồn nước sông, ngòi, kênh rạch ở biên giới để phục vụ đời sống và nông nghiệp.

Nghiên cứu, hình thành dự án trồng cao su của Công ty Cao su Kon Tum tại tỉnh Ratanakiri, Campuchia với quy mô với diện tích cao su đứng 10.000 ha, nhà máy chế biến mủ cao su công suất 10.000-15.000 tấn/năm.

(5) Về lĩnh vực y tế

Phối hợp với các tỉnh Attapư, Sekong (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia) trong việc triển khai công tác kiểm soát và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh ở khu vực biên giới và qua biên giới ba nước. Tăng cường năng lực của Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Kon Tum trong việc kiểm soát và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh ở khu vực biên giới và qua biên giới ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam.

Thông báo định kỳ về tình hình các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh ở trong tỉnh, nhất là ở khu vực biên giới cho ngành Y tế các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia biết để chủ động đề phòng. Tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận và khám chữa bệnh cho người dân Campuchia ở khu vực biên giới có nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong tỉnh.

Xây dựng phương án, tổ chức triển khai tiếp nhận khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Phối hợp với các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia để triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS. Hỗ trợ cho ngành Y tế các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia khi có yêu cầu, đề xuất cụ thể và trong phạm vi khả năng của ngành Y tế tỉnh.

(6) Về lĩnh vực giáo dục, văn hoá và xã hội

Tạo điều kiện để ba bên được trao đổi, học tập và rút kinh nghiệm nhằm đạt được kế hoạch hợp tác toàn diện về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tăng

cường xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tập huấn. Tỉnh Kon Tum giúp bạn đào tạo các kỹ thuật viên về lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

Tăng cường hợp tác trao đổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tuyên truyền khuyến khích thanh niên cũng như nhân dân ở các tỉnh của ba nước thường xuyên tổ chức những sự kiện chung để thắt chặt tình hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa nhân dân ở khu vực biên giới. Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc các tỉnh xây dựng các chương trình văn nghệ để giao lưu và biểu diễn tại các tỉnh bạn khi có các sự kiện chung của các nước.

Hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên môn; giúp đỡ lẫn nhau theo khả năng về phương tiện, trang thiết bị, vật chất, lương thực, thực phẩm khi có thiên tai hoặc tai họa khác ở khu vực các tỉnh biên giới.

(7) Về lĩnh vực du lịch

Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, nhất là về ngoại ngữ, để phục vụ cho nhu cầu khách du lịch đến với mục tiêu thực hiện ý tưởng "Ba quốc gia - một điểm đến". Có kế hoạch thu hút khách caravan khi nhập hoặc xuất tại cửa khẩu quốc tế Bờ Y, có lưu trú tại Kon Tum.

Tăng cường mối quan hệ hợp tác về quản lý, kinh doanh du lịch với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Cămpuchia, thực hiện hiệu quả dự án Phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia đã được Thủ tướng Chính phủ ba nước phê duyệt.

Tăng cường hợp tác thúc đẩy du lịch giữa các tỉnh khu vực biên giới 3 nước để phục vụ nhu cầu du lịch, giải trí của nhân dân ở sát biên giới cũng như nhân dân của ba nước và khách du lịch của các nước khác, góp phần thúc đẩy hơn nữa công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, xây dựng các tuyến điểm du lịch mang tính liên vùng.

(8) Các lĩnh vực khác liên quan đến khu vực biên giới

- Tiếp tục thực hiện chủ trương về việc phối hợp với các tỉnh Bạn tìm kiếm, khai quật cất bốc các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Bạn.

- Cùng với các tỉnh Bạn xem xét, bàn bạc việc di dân tự do giữa các tỉnh biên giới (hai nước Việt - Lào thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum), đề trình Chính phủ 2 nước quyết định; đồng thời giải quyết tốt việc xâm canh, xâm cư của nhân dân Campuchia trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Cùng nhau thường xuyên kiểm tra, giữ gìn khu vực biên giới, phát hiện và bắt giữ kịp thời các phần tử xâm nhập khu vực biên giới trái phép.

- Tăng cường cử các Đoàn cấp cao sang thăm và làm việc, trao đổi với các tỉnh Bạn về những vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng giữa tỉnh Kon Tum - các tỉnh Nam Lào; giữa Kon Tum và Ratanakiri, đặc biệt là tình hình khu vực biên giới.

3.2. Hợp tác phát triển với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan

Vùng Đông Bắc Thái Lan nằm ven sông Mê Kông, có biên giới chung với Lào, có đường sắt nối tới Viêng Chăn về phía Bắc. Đông Bắc Thái Lan là vùng có tiềm năng, khả năng sản xuất lương thực, chế biến nông lâm sản khá lớn của Vương Quốc Thái Lan; là vùng có nhiều đặc điểm hấp dẫn du khách của nhiều nước đến tham quan, du lịch.

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Đông Bắc Thái Lan khá lớn. Việc khai trương cửa khẩu quốc tế Bờ Y, hoàn thành đường 18B (Lào)- nối với quốc lộ 40 (Kon Tum) và các tuyến đường xuống các cảng biển miền Trung là điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu của vùng Đông Bắc Thái Lan, trao đổi, nhập khẩu các nông sản từ các tỉnh Việt Nam như cà phê, cao su (Tây Nguyên), sản phẩm chế tạo khác.

Với vị trí địa lý, điều kiện phát triển vùng Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Kon Tum dự kiến trong tương lai sẽ hợp tác với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan khảo sát, xây dựng các tour du lịch Kon Tum-Thái Lan, đặc biệt là các tỉnh Ubon Ratchathaii và tỉnh Mukdahan; Kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Kon Tum vào một số lĩnh vực: Chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản.

Một phần của tài liệu Quy hoach tong the kinh te xa hoi tinh Kon Tum den nam 20201762011_154625 ppt (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w