Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 85)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.4. Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý

thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

* Cơ hội

Sau hàng loạt các giải pháp về chính sách điều tiết vĩ mỗ kinh tế của Chính phủ giai đoạn 2009-2012 và cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp và sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh . Nền kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt đấu dần được phục hồi. Các doanh nghiệp trong tỉnh sau một thời gian dài đã tự điều chỉnh, cơ cấp lại tổ chức để hoạt động phù hợp hơn với thực tiến, các chi phí không cần thiết đã được hạn chế ở mức tối đa, chiến lược kinh doanh cũng thực dụng hơn. Qua thời gian khủng hoảng kinh tế thì hàng loạt các Công ty làm ăn không hiệu quả, manh mún, không tận dụng được lợi thế của mình và lợi thế về mặt chính sách thì hầu hết đã đi vào phá sản, đóng của. Còn lại là những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế thực sự và những doanh nghiệp năng động, thích ứng kịp thời với thời cuộc. Vì vậy cuộc khủng hoảng kinh tế đã vô hình chung sàng lọc cho ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, những đơn vị làm ăn nhỏ lẻ, chộp giật và để lại cho tỉnh những doanh nghiệp thực sự mạnh, có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh.

Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng khoảng, ngân sách Nhà nước đang ở giai đoạn bội chi, lạm phát tăng cao, hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh, doanh nghiệp cần vốn để phục hồi kinh doanh, Nhà nước cần tiền để giải quyết nợ xấu cho ngân hàng, cần tiền để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần tiền để triển khai các chủ chương chính sách của mình. Khi cả nước đang chung sức đồng lòng để vực dậy nền kinh tế qua cơ bí cực thì một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp ĐTNN đã và đang thực hiện hành

vi trốn thuế. Hơn bao giờ hết, hành vi trốn thuế, gian lận thuế lại làm cho cộng đồng xã hội lại bất bình như ở giai đoạn này, điển hình là hành vi trốn thuế, gian lận thuế của các Công ty lớn như: Coca - Cola, Mêtro,Google… Họ kinh doanh trên đất nước ta, trên từng đồng thu nhập của người dân, nhưng lại không hề có một sự đóng góp nào cho NSNN. Xã hội đã hành động, người dân ở các tỉnh thành địa phương không chỉ riêng Vĩnh Phúc đã hành động, họ lên án vô cùng quyết liệt và tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của những công ty trốn thuế, gian lận thuế…Đây là một cơ hội, một sức mạnh rất lớn cho ngành thuế Vĩnh Phúc trên mặt trận đấu tranh chống gian lận thuế, bảo vệ nguồn thu cho NSNN.

Xuất phát từ kinh nghiệp quản lý thực tiễn của Nhà nước, bức xúc của người dân, của xã hội. Chính phủ đã có những chính sách mới ngày càng được hoàn thiện hơn, cụ thể hơn, rõ ràng hơn để hỗ trợ cho cơ quan hành pháp trong việc trấn át tội phạm về thuế. Nhờ có những thông tư, công văn hướng dẫn về gian lận thông qua hình thức chuyển gia, giao dịch liên kết. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang triển khai rất quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra để đẩy lùi hiện tượng gian lận về thuế.

* Thách thức:

Ngoài những cơ hội để ngành thuế Vĩnh phúc có thể tận dụng phát huy những điểm mạnh của mình thì cũng có không ít những rào cản thách thức mà toàn thể cán bộ công chức của ngành thuế phải lỗ lực vượt qua.

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định 108 của Tổng cục thuế. Nên việc thay đổi cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc cũng phải được ý kiến chỉ đạo của Tổng cục thuế. Chính vì vậy, nên hoạt động triển khai công việc cũng phải xuất phát thay đổi từ Tổng cục thuế. Điều này làm cho thời gian chuyển dịch cơ cấu sẽ mất nhiều thời gian, có những trường hợp sẽ không thay đổi kịp thời với thực tế công việc đòi hỏi...

Nhiệm vụ thu thuế hàng năm luôn luôn được giao cao hơn năm trước. Đây cũng là một thách thức rất lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành thuế Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện tại.

Kinh nghiệm quản lý thuế, kỹ năng kiểm tra trở lên lỗi thời không còn phù hợp với diễn biến đa dạng phức tạp của các loại doanh nghiệp.

Nhiều cán bộ thuế chưa sẵn sàng với phát triển công nghệ. Việc tiếp cận với tiến bộ khoa học công bộ mới chậm do mặt bằng tuổi tác của cán bộ thuế lớn, đã số là chuyển ngành từ bồ đội sang.

4.2. Quan điểm, định hƣớng đối với công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1. Quan điểm

Công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn phải bám sát sát sự chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Thuế, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về thực hiện kế hoạch Kinh tế-Xã hội và dự toán NSNN, các giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường. Tích cực chủ động tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh các giải pháp về tăng cường chỉ đạo chống thất thu NSNN trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN phải gắn với nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân tích, dự báo một cách tích cực, chủ động và thường xuyên để kịp thời phát hiện những nhân tố tác động làm tăng giảm nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh, nhằm xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi khai thác nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả .

Nâng cao kết quả và hiệu quả quản lý thuế TNDN phải dựa trên thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy trình quản lý thuế theo các chức năng cơ bản trong quản lý thuế, cụ thể:Tăng cường công tác TT-HT Người nộp thuế(NNT), xây dựng hệ thống báo cáo để thường xuyên cập nhật kiểm soát được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và đăng ký, kê khai thuế nhằm theo dõi giám sát chính xác, đầy đủ trạng thái hoạt động của cơ sở SXKD, phục vụ công tác chỉ đạo của

UBND tỉnh,Tổng cục Thuế và công tác quản lý thuế của ngành. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với cơ sở SXKD, chống thất thu NSNN. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo Luật quản lý thuế.

Phải tập trung kiểm tra việc thực hiện các Quy trình quản lý thuế, Luật quản lý thuế, Luật cán bộ công chức, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan và nội quy quy chế của đơn vị; thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc thi đua khen thưởng, đầu tư, mua sắm tài sản, vật tư và chi tiêu tài chính.

Nâng cao kết quả và hiệu quả quản lý thuế TNDN phải gắn liền với việc xây dựng đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lương nguồn nhân lực, tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ, công chức, bồi dưỡng phải gắn kết với đề án kiểm tra sát hạch công chức theo từng kỹ năng , xem xét để bố trí sử dụng, bổ nhiệm, luân phiên, luân chuyển điều động cán bộ nhằm khuyến khích, thu hút cán bộ có ý thức tự giác tăng cường học tập và tự học tập. Tăng cường quán triệt chủ trương, chính sách, nhắc nhở công chức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ. Thủ trưởng cơ quan thuế cần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho công chức, viên chức, đẩy mạnh học tập các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; cùng với các tổ chức Đoàn thể tổ chức phát đông các phong trào thi đua ,văn hóa thể thao, kịp thời động viên giúp đỡ và tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm phát huy tối đa sở trường, năng lực của mỗi cán bộ, công chức.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015. Với truyền thống và bề dày thành tích đã đạt được trong nhiều năm qua. Cục Thuế Vĩnh Phúc cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết,

nỗ lực phấn đấu, đồng lòng quyết tâm, vượt qua khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra.

4.2.2. Định hướng

Năm 2013 được dự báo kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục khó khăn và diễn biến khó lường. Doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, đầu tư XDCB từ vốn NSNN tiếp tục giảm nhiều cả về số dự án và số vốn, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh chưa có dấu hiệu khởi sắc, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh dự báo là 5,6%. Trong khi đó dự toán thu nội địa trung ương và HĐND tỉnh giao cho Ngành thuế Vĩnh Phúc tăng trên 20% so với số thực hiện năm 2012, sản xuất và tiêu thụ xe ôtô của 2 công ty Toyota và Honda dự báo sẽ còn nhiều khó khăn...; Trước những nhận định và đánh giá về sức khoẻ nền kinh tế trên địa bàn tỉnh như trên, Ngành Thuế Vĩnh Phúc xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cần tập trung cao độ triển khai thực hiện trong năm 2013, đó là:

1- Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Thu nội địa năm 2013 là 11.883 tỷ đồng và thu nội địa trừ đất là 11.673 tỷ đồng, trong đó thu thuế từ DN có vốn ĐTNN là 10.389 tỷ đồng; quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Cục thuế đề ra là 12.126 tỷ.

2-Thực hiện đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính-Tổng cục Thuế về những giải pháp thực hiện kế hoạch Kinh tế-Xã hội năm 2013, NQ về tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường.

3-Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý thuế và Luật thuế TNCN bổ sung, sửa đổi; Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính-hiện đại hóa theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, đảm bảo tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Người nộp thuế giảm chi phí trong việc thực hiện pháp luật về thuế..

4-Thực hiện tốt các chương trình phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật cán bộ thuế, đảm bảo

lợi ích chính đáng hợp pháp của cán bộ công chức và đề cao trách nhiệm của Người đứng đầu, đổi mới phương pháp làm việc, thực hiện tốt đề án về công tác cán bộ để củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao.

4.3. Các kiến nghị, giải pháp

4.3.1. Kiến nghị, giải pháp đối với Nhà nước, Bộ Ngành trung ương

* Kiến nghị, giải pháp về chế độ chính sách

Việc quản lý thuế trước hết phải xuất phát từ chính sách thuế. Trong những năm qua chúng ta từng bước cải cách thuế song vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn của chính sách thuế, chưa thực sự bám sát vào thực tế. Nhìn chung các luật thuế vẫn còn nhiều bất cập về chính sách miễn giảm và về thuế suất. Tuy hiện nay chính sách thuế đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay chẳng hạn về mức thuế suất hiện nay giảm xuống còn 3 mức thuế suất (trước đây là 4 mức thuế suất)...

Đổi mới kinh tế phải đi đôi với đổi mới chính sách thuế cho phù hợp, cũng như thu thuế phải tạo ra nguồn thu, nuôi dưỡng và đảm bảo nguồn thu. Đó là quan điểm trong mỗi chính sách thuế cần phải nghiên cứu, xem xét dưới nhiều khía cạnh, tránh tình trạng sửa đổi bổ sung nhiều lần, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thu.

Nhà nước cần phải nghiên cứu và có nhiều chính sách tăng cường sức mạnh, quyền lợi thực sự cho bộ máy ngành thuế, có những quyền cũng như trang thiết bị cần thiết để thi hành nghiêm và hiệu quả hơn nữa về luật thuế xứng đáng là công cụ cần thiết, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.

Hai là, kiến nghị sửa đổi và bổ sung một số điểm còn sơ hở trong các qui định của luật doanh nghiệp:

Một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý thuế đối với các DN NQD tại Chi cục gặp nhiều khó khăn là các doanh nghiệp hoạt động

trên địa bàn chưa thực sự đi vào nề nếp, hầu hết các doanh nghiệp đều lợi dụng 1 số sơ hở trong các qui định của luật doanh nghiệp nhằm trốn thuế, trốn sự quản lý của cơ quan thuế làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, gây thất thoát tiền của NSNN, cụ thể ở một số vấn đề sau:

- Cần có qui định chặt chẽ hơn để kiểm soát được người điều hành hoặc người chủ doanh nghiệp, loại trừ được những người không đủ điều kiện (nghiện hút, mới ra tù hoặc đang trong thời kỳ quản chế, những người kém về sức khoẻ-bệnh thần kinh, những người có trình độ văn hoá thấp) không được thành lập doanh nghiệp vì những người này nếu có vi phạm trốn thuế, lậu thuế cũng không xử lý được.

- Cần có qui định những điều kiện về vốn và tài sản của doanh nghiệp bắt buộc phải có để khi xảy ra các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền, hàng hoá; để còn có cơ sở để cưỡng chế đảm bảo thanh toán cho người bị hại, kể cả chiếm dụng tiền thuế, có tài sản để cưỡng chế.

- Qui định về địa điểm kinh doanh hay địa điểm đặt trụ sở cũng cần chặt chẽ hơn, tránh tình trạng như hiện nay, doanh nghiệp không có hiện diện tại địa điểm quản lý đăng ký kinh doanh quá nhiều, hoặc khai không đúng địa điểm kinh doanh dẫn đến cơ quan thuế không quản lý được...

- Có những qui định chặt chẽ hơn về quản lý doanh nghiệp trong thời gian hoạt động. Ví dụ: trong thời gian hoạt động doanh nghiệp vi phạm các chính sách thuế đã bị xử phạt nếu doanh nghiệp vẫn cố tình không chấp hành thì các ngành phải có trách nhiệm cùng cơ quan thuế đôn đốc và xử lý việc kê khai thay đổi kinh doanh....

- Cần có qui định cụ thể buộc các cấp, các ngành có liên quan có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều này có nghĩa là các cấp, các ngành liên quan phải có trách nhiệm cung cấp những tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp, để cơ quan thuế có thể kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Giúp đỡ cơ quan thuế trong việc xử lý các hành vi vi phạm về thuế.

- Bổ sung một số nội dung nhằm đáp ứng mục tiêu cải cách, hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế người nộp thuế; tạo người nộp thuế pháp luật về thuế

- Mở rộng phạm vi thu thập thông tin về người nộp thuế từ nguồn nước ngoài theo các hiệp định, điều ước đã ký

.

- Bổ sung trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thế, người bảo lãnh chậm chuyển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)