6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Vĩnh Phúc. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Vĩnh Phúc 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km.
Tính đến ngày 01 tháng 8 năm 2008, sau khi chuyển huyện Mê Linh về Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 tính đến 31/12/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.008,3 nghìn người, mật độ dân số 816 người/km2.
Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: Đường bộ có các tuyến Quốc lộ chạy qua như: Quốc lộ 2A (Vĩnh Phúc - Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đường cao tốc xuyên á Cảng Cái Lân - Nội Bài - Vĩnh Phúc - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) đã khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km. Tuyến Đường sắt có tuyến Vĩnh Phúc - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Vĩnh Phúc. Đường thuỷ phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô;
Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ)
năm 2010 là 694.930 chiếm tỷ lệ trên 70% dân số năm 2009; Trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 là 51,2%, năm 2011đạt 54,9%.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh. Năm 2000 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 40,68%. Nhưng đến năm 2010 thì tỷ trọng này đạt 56,2%. Khu vực dịch vụ n ă m 2 0 0 5 l à 2 4 , 4 8 % thì năm 2010 đạt 28,9%. Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp- xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%. Năm 2012 công nghiệp-xây dựng 53,4%, Dịch vụ 33,1%,. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ . Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng còn chậm.