Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế TNDN trên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 75)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế TNDN trên

bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn qua

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc. Ở đây tác giả liệt kê một vài nhân tố chính như:

* Chủ trương đường lối, chính sách:

- Chủ trương đường lối, chính sách của tỉnh:

Vĩnh Phúc chủ trương phấn đấu đến năm 2020 Vĩnh Phúc sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; mức sống nhân dân nâng cao rõ rệt; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh… Để đạt hướng tới mục tiêu này Vĩnh Phúc tập trung mọi nguồn lực có thể để thu hút đầu tư, tận dụng vốn, công nghệ của các đối tác trong và ngoài nước. Chính vì vậy mà từ khi tái lập tỉnh đến nay. Vĩnh Phúc chủ trương triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, hệ thống điện nước, xây dựng các khu công nghiệp, có nhiều chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, tập trung nuôi dương các

nguồn thu cho tỉnh... Chính vì thế mà số lượng doanh nghiệp đầu tư và tỉnh ngày càng tăng lên và số thu thuế TNDN của tỉnh tăng lên không ngừng qua các năm, như đã phân tích ở chương III.

- Chính sách thuế TNDN của Nhà nước

+ Những điểm tích cực:

Luật Thuế TNDN đã thống nhất áp dụng mức ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc quy định nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế TNDN áp dụng thống nhất cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vừa tạo ra sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế cho tất cả các nhà đầu tư, vừa tạo dựng được môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và là một bước tiến quan trọng trong lộ trình hướng tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Các quy định về căn cứ tính thuế được quy định rõ ràng, minh bạch hơn trước đã tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tự giác hạch toán, kê khai đầy đủ rõ ràng.

Kể từ năm 2009, mức thuế suất phổ thông đã giảm từ 28% xuống còn 25% làm số thu từ thuế TNDN về NSNN giảm đáng kể. Nhưng theo đánh giá thì mức thuế suất này hiện đang được đánh giá là có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

+ Những điểm hạn chế:

Nội dung hướng dẫn trong Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn chưa bao quát hết các hoạt động kinh tế, chưa lường hết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số ngành nghề, lĩnh vực mới phát sinh nhưng vẫn chưa được quy định cụ thể trong Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn như: Bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính phái sinh... dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Chính sách chưa được quy

định cụ thể có thể gây thất thu cho ngân sách nhà nước bởi vì thu nhập chịu thuế TNDN từ các hoạt động này chưa được kiểm soát chặt chẽ do chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Chính sách thuế TNDN có một số quy định chưa ổn định, luôn phải ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung, sửa đổi. Với tần suất mỗi năm ban hành gần chục Thông tư và công văn hướng dẫn chung cho riêng lĩnh vực thuế TNDN như hiện nay đã khiến cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý gặp khó khăn trong việc theo dõi chính sách cũng như tra cứu văn bản. Hơn nữa, có những quy định mới ban hành, thực hiện chưa đầy một năm đã phải sửa đổi, bổ sung.

* Yếu tố kinh tế:

Nền kinh tế thông qua các yếu tố nội tại của nó đã tạo ra động lực sản xuất, kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hiệu quả, thúc đẩy quá trình hóa xã hội sản xuất, đẩy nhanh quá trình hóa tích tụ tư bản. Tuy nhiên việc vận hành như vậy của nền kinh tế sẽ thường dẫn đến việc nền kinh tế rơi vào tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dần sẽ hình thành những tập đoàn, những nhà độc quyền và cạnh tranh sẽ bị thủ tiêu, kéo theo đó không xa là hiện tượng phát triển lệch vì nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến các vấn đề khác. Khi đó bất ổn định kinh tế xuất hiện, khủng hoảng kinh tế sẽ diễn ra, tình trạng thất nghiệp, lãng phí nguồn tài nguyên, vốn, lao động... Tất cả các vấn đề này được Nhà nước điều tiết bằng Luật quản lý thuế. Nhiệm vụ của công tác quản lý thuế TNND trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý tốt ĐTNN trong tỉnh. Nhờ có quản lý tốt ĐTNT mà trong giai đoạn 2009-2012 Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai kịp thời các gói kịch cầu của Chính Phủ đến đúng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, góp phần không nhỏ vào việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra nhờ có quản lý tốt ĐTNT mà Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã giám sát được chặt chẽ hàng hóa còn

tồn kho, giá bán của từng mặt hàng của các doanh nghiệp, từ đó Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc có những tham mưu cho UBND tỉnh, Tổng cục thuế trong công tác kiềm chế lạm phát, bình ổn giá , xử lý hàng tồn kho cho doanh nghiệp... Vì vậy mà nguồn thu của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc luôn được đảm bảo và ngày một ổn định phát triển.

* Yếu tố nội tại ngành thuế:

Trong những năm gần đây để nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN, ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc tích cực đẩy mạnh các mặt công tác của ngành như: Công tác đăng ký thuế, tuyên truyền thuế, công tác phối hợp, kê khai thuế, thanh tra kiểm tra, thu nợ, nâng cấp hệ thống thông tin ngành thuế … Nhờ có việc đẩy mạnh các mặt công tác ở trên mà tình trạng vi phạm thuế, nợ thuế, trây ì tiền thuế giảm mạnh, môi trường sản xuất kinh doanh được bình đảng hơn. Tuy nhiên để đảm tốt hơn nữa công tác quản lý thì cơ sở vật chất ngành thuế phải được đầu tư chú trọng hơn nữa, trình độ, phẩm chất chính trị tư tưởng của cán bộ ngành thuế phải vững vàng, để hiệu quả xử lý công việc ở tất cả các khâu phải đạt được tiến độ thông suốt như nhau.

* Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư

Hiện nay tình trạng thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, không có thói quen lấy hóa đơn của đại bộ phận người dân trong nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đã tạo kẽ hở rất lớn để các Doanh nghiệp làm ăn phi pháp trốn doanh thu làm thất thoát lớn cho NSNN. Nếu như người dân có ý thức lấy hóa đơn và các khoản thanh toán được thanh toán qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tài khoản séc cá nhân thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra, giám sát nguồn tiền của ĐTNT. Điều này vừa giúp giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế, trong việc kiểm soát thu, chi của đối tượng nộp thuế. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốt công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

* Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế

Nhận thức pháp luật thuế và đi đến thực hiện theo quy định của Pháp luật thuế còn có những khoảng cách nhất định. Ngoài phần đông các ĐTNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế tốt thì còn có một số doanh nghiệp vẫn mắc những sai phạm về thuế. Sai phạm ở đây có thể do không nắm rõ luật hoặc cũng có thể là hiểu luật nhưng cố tình làm sai. Số lượng doanh nghiệp sai phạm về thuế bị phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2009-2012 không lớn so với số lượng các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Qua việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của các ĐTNT đã tạo được tính răn đe cho các đối tượng khác trên địa bàn phải hoạt động tuân thủ theo đúng pháp luật thuế. Nhưng điều đáng nói ở đây là ngành thuế với khẩu hiệu của mình “ Thu thuế phải thu

được cả nhân tâm”. Vì vậy, ngành thuế Vĩnh Phúc thông qua công tác kiểm

tra, công tác tuyên truyền để vận động người dân có ý thức ngày một cao hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Tiến tới tẩy tray những hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Quản lý thuế nói chung hay quản lý thuế TNDN nói riêng thực chất là công việc làm sao cho ý thức chấp hành pháp luật thuế của người dân ngày càng nâng cao.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. Bối cảnh trong nƣớc và tỉnh Vĩnh Phúc và yêu cầu đối với công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới

4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bối cảnh kinh tế trong nước Giai đoạn 2009-2012 diễn ra vô cùng phức tạp, khó lường. Nền kinh tế luôn đặt trong tình trạng cực kỳ cấp bách. Nếu không có sự kiểm soát kịp thời thì nó sẽ bị đổ vỡ theo dây truyền mà hậu quả không thể lường trước được. Vì vậy, giai đoạn này Nhà nước đã phải triển khai rất nhiều biện pháp tích cực để điều tiết nền kinh tế.

Năm 2009 cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch....Trước tình trạng suy thoái kinh tế thì

Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính Phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010. Vì vậy mà kinh tế Việt Nam năm 2010 đã có nhưng chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, cao hơn nhiều mức tăng 5,32% của năm 2009 và vượt kế hoạch đề ra ở mức 6,5%. Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ổn định. Tuy nhiên, năm 2011 bối cảnh kinh tế lại vô cùng phức tạp. Tỷ lệ lạm phát tăng vọt 18%, thị trường chứng khoán triền miên chuỗi ngày lao đao, đến ngày 27/12/2011 VN-Index chính thức mất mốc 350 điểm, 65 công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ, 75 công ty chứng khoán có

lỗ lũy kế. Thị trường bất động sản đóng băng, quỹ tín dụng đen vỡ nợ theo dây truyền, hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều điểm yếu nguy hiểm. Năm 2011 được đánh giá là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản. Kết cục này làm cho NSNN bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi thâm hụt ngân sách lớn và hiệu quả đầu tư công thấp thì nợ công lại tăng nhanh (Theo đánh giá của các chuyên gia thì nợ công của nước

ta ở mức 48,3% GDP vào cuối năm 2012). Điều này đạt ra nguy cơ tiềm ẩn

về tính cân đối của nền kinh tế trong trung hạn và dài hạn.

Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 của Đảng và Nhà nước ta là: Ổn định kinh tế vĩ mô, thay đổi tư duy và chính sách, ưu tiên kiềm chế lạm phát, siết chặt tín dụng, thi hành chính sách tài chính "thắt lưng, buộc bụng tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng…

4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 năm 2020

- Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

- Các mục tiêu phát triển cụ thể + Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 14-15%/năm, trong đó:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 14,0-15,0%. + Giai đoạn 2016 - 2020: 14,0-14,5%.

Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015 được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 61-62%, dịch vụ: 31-32% và nông, lâm, ngư nghiệp: 6,5-7,0%. Đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ khoảng trên 38%, nông, lâm, ngư nghiệp 3-4%, công nghiệp và xây dựng 58-60%.

GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015 đạt 3.500- 4.000USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500-7.000 USD.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 30%, đến năm 2020 xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.

Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 142.000 - 145.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 khoảng 280.000 - 300.000 tỷ đồng.

+ Về xã hội:

Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% vào năm 2015 và khoảng 75% vào năm 2020

Giai đoạn 2011-2015 giải quyết việc làm cho khoảng 100 - 115 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 20-21 nghìn lao động); giai đoạn 2016 - 2020 giải quyết việc làm cho khoảng 120 - 125 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 24 - 25 nghìn lao động); 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 5%; giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,15‰; tốc độ tăng dân số tự nhiên dưới 1%/năm.

Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện nay

+ Về quản lý thuế:

Tập trung phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh phấn đấu tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước.

Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2015 tối thiểu có: 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50%

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 75)