Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Tuy nhiên, qua công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh thì cán bộ ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc vấn thầy còn có nhiều bất cập cần được các cấp các ngành cho ý kiến chỉ đạo để tháo gỡ như:

* Về mặt Chính sách thuế .

Có thể dễ dàng nhận thấy, văn bản quy phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam thiếu tính ổn đinh lâu dài, thường xuyên phải thay đổi bổ sung. Điều này làm cho công tác tra cứu áp dụng luật của cán bộ thuế và doanh nghiệp mất nhiều thời gian. Trong một số trường hợp Luật thuế TNDN vẫn chưa bao quát được hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lợi dụng những kẽ hở này nhiều doanh nghiệp đã có những hành vi gian lận thuế.

Nguyên nhân của tình trạng này xảy ra là do các cơ quan thi hành luật chưa có cái nhìn lâu dài, bao quát, dù đã quan tâm tới tính trễ về thới gian của các văn bản luật nhưng thời gian áp dụng của các văn bản này thường không dài. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ban hành đã bộc lộ những lạc hậu so với điều kiện mới.

Một thực tế nữa là việc thi hành luật ở Việt Nam còn phải chờ đợi Nghị định và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ban ngành cho nên dù trên giấy tờ thời gian thi hành Luật đã có hiệu lực nhưng khi chưa có hướng dẫn thì những quy định mới này cũng chưa thế được thực hiện.

Tất cả những điều này đang gây một cản trở rất lớn đến công tác quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng. Nó gây ra tâm lý bất an đối với các doanh nghiệp làm ăn hợp pháp nhưng lại là kẽ hở lớn để những doanh nghiệp làm ăn thiếu minh bạch lợi dụng để thực hiện hành vi gian lận, trốn và tránh thuế

* Công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều bất cập

Công tác quản lý và điều hành thu nộp cũng còn rất nhiều bất cập. Tình trạng theo dõi số nợ thuế, số truy thu thuế, đôn đốc số thuế truy thuế sau kiểm tra, thanh tra còn chậm, nhiều trường hợp cán bộ thuế sau khi ký xong Biên bản thanh tra, kiểm tra với đơn vị. Nhưng lại không theo dõi tiếp xem đơn vị có chấp hành Quyết định truy thu , xử phạt không…. Một phần của việc này là do số lượng cán bộ thuế làm công tác thanh tra kiểm tra còn quá mỏng so với số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đang quản lý. Nên việc thanh tra, kiểm tra thường bị gối đầu liên tục, khiến cán bộ thanh tra kiểm tra không còn thời gian để theo dõi xem các đơn vị đã được thanh tra kiểm tra xong có chấp hành nghĩa vụ thuế theo Quyết định truy thu, xử phạt không.

Ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, toàn diện về đối tượng nộp thuế, về các cơ sở kinh doanh có mối quan hệ liên kết của đối tượng nộp thuế ở trong nước và trên thế giới. Hiện nay do chưa có một bộ phận chuyên thu thập, xử lí thông tin, thống kê các lỗi thường mắc phải của doanh nghiệp trên địa bàn nên việc phân tích, đánh giá và xử lí hành vi gian lận thuế. Mặt khác, ngay cả khi đã thu thập được đủ thông tin kinh tế tài chính để tiến hành phân tích thì cũng chưa có những phần mềm hỗ trợ phân tích khiến việc phân tích

mất nhiều thời gian, độ chính xác không cao… Nguyên nhân của những tồn tại này chính là cơ sở hạ tầng về thu thập và xử lí thông tin còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công tác của ngành thuế.

Có thể khẳng định: một trong những việc cần làm ngay để công tác chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp đạt hiệu quả cao chính là xây dựng được một cơ sở dữ liệu tốt và có những phần mềm hỗ trợ việc xử lý, phân tích cơ sở dữ liệu đó.

* Thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp còn chưa hiệu quả

Công tác thanh tra, kiểm tra ở Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã đạt được rất nhiều thành tích trong việc phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm thuế, góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi hành vi gian lận thuế, trả lại môi trường cạnh tranh bình đảng giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác Thanh tra, kiểm tra vẫn có những hạn chế của nó như:

Công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận thuế ở doanh nghiệp còn rất thủ công, chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố phân tích, cộng trừ, nhân chia, so sánh các chỉ tiêu mà chưa có sự đánh giá toàn diện, xu hướng phát triển ngành nghề, quy mô, tốc độ tăng giảm vốn, so sánh với các đơn vị cùng ngành nghề tại tỉnh…. nên tính tham mưu của công tác thanh tra,kiểm tra cho lãnh đạo thưởng thấp.

Công tác thanh kiểm tra chống gian lận thuế mặc dù cũng được các cơ quan chức năng quan tâm nhưng chưa được đầu tư, đánh giá đúng mức, việc phân tích đánh giá mức độ rủi ro đôi khi còn thiếu tính chính xác và cơ sở thực tế… khiến cho kết quả của một số cuộc thanh tra, kiểm tra không sát với nhận định phân tích ban đầu. Nguyên nhân ở đây là đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay chưa đồng đều về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kiến thức chuyên sâu,chưa chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng quản lí thuế hiện đại. Khả năng phân tích, đánh giá và kỹ năng sử dụng máy tính để tính toán và xử lý các vấn đề phát sinh còn kém. Ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ cán

bộ thuế chưa có ý thức trách nhiệm trong công tác, thiếu rèn luyện và tu dưỡng về đạo đức, vô hình chung đã tiếp tay cho những hành vi gian lận thuế…. Đồng thời, do hiện nay ngành thuế còn thiếu những chuyên gia kinh tế, kĩ thuật giỏi, hiểu biết sâu rộng về các ngành kinh tế, về kế toán quốc tế nên khi thực hiện việc phân tích hoạt động và tình hình tài chính của các cơ sở kinh doanh để phát hiện hành vi chuyển lợi nhuận để gian lận thuế rất hạn chế, làm cho công tác chống gian lận thuế tiến hành không triệt để, hiệu quả thấp. Chính điều này đã góp phần khiến hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.

*Sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành khác với ngành thuế còn chưa hợp lý và gắn kết

Quản lý thuế chịu tác động của rất nhiều yếu tố từ phía ngành thuế, từ NNT đến môi trường xung quanh. Chính vì vậy để công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả thì không thể thiếu sự phối kết hợp của các cơ quan ban ngành khác. Trong thời gian vừa qua công tác này chưa thực sự đạt được hiệu quả. Bởi lẽ mới chỉ có sự liên kết trao đổi thông tin từ ngành thuế với Kho bạc Nhà nước còn sự liên kết với các cơ quan như UBND, tòa án nhân dân, viện kiểm soát còn chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế quản lý, phối hợp với các cơ quan hữu quan vẫn chưa được kịp thời, chặt chẽ . Chỉ khi nào có sự phối kết hợp đồng bộ giữa tất cả các cơ quan hành chính,hành pháp, tư pháp trên địa bàn thì công tác quản lý thuế mới được thực hiện một cách toàn diện và triệt để.

Theo Luật quản lý thuế, hiện nay cơ quan thuế đã có quyền khởi tố, điều tra, tịch biên tài sản của NNT vi phạm để thu thuế cho Nhà nước nhưng khi thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, rào cản do sự ràng buộc và chồng chéo quản lý giữa nhiều cơ quan ban ngành. Việc thực hiện chưa quyết liệt này làm giảm phần nào tính hiệu lực của luật thuế và làm nản lòng người thi hành công vụ về thuế.

*Về phía đối tượng nộp thuế:

Ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số doanh nghiệp chưa cao. Các doanh nghiệp này dùng nhiều thủ đoạn để gian lận về thuế như tăng khống chi phí, giảm doanh thu, kê khai sai, hoạch toán kế toán không đúng chế độ, trây ì nợ thuế…, gây khó khăn cho công tác quản lý về thuế TNDN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)