Kiến nghị, giải pháp với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 106)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.2.Kiến nghị, giải pháp với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc

* Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo thu

Tập trung tổ chức, chỉ đạo thu với phương châm tích cực nhất, thường xuyên đánh giá phân tích tình hình thu trên tất cả các lĩnh vực, các sắc thuế, từ đó có các giải pháp cụ thể để quản lý, chỉ đạo và tham mưu thu thuế có hiệu quả. Chủ động khai thác tìm nguồn tăng thu để hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch được giao.

Chỉ đạo các đơn vị tổ chức tổng kết công tác chỉ đạo thu và điều hành thu hàng năm để đánh giá và dự báo sát, đúng tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Từ đó để điều hành thu và chỉ đạo đối với những khoản thu đạt thấp, phấn đấu hoàn thành vượt mức những khoản thu có khả năng hoàn thành cao. Tăng cường rà soát các nguồn thu khác để bổ xung cho nguồn thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang có xu hướng giảm và nguồn thu từ tiền sử dụng đất và thuế đất không có tính bền vững.

Phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức thu được giao ngay từ những tháng đầu năm. Có chính sách khen thưởng đối với các đơn vị hoàn thành vượt mức thu được giao.

Chủ động rà soát, đánh giá phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế trên địa bàn. Căn cứ vào nhiệm vụ Trung ương và tỉnh giao để phân bổ dự toán thu hàng năm và chỉ đạo các Phòng, các Chi cục thuế thực hiện giao nhiệm vụ thu đến từng bộ phận, từng cá nhân, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu của ngành.

Thường xuyên phối hợp với các ngành, các cấp trong công tác thu thuế. Tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương trong công tác thu cũng như các biện pháp chỉ đạo nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở để công tác thu có hiệu quả.

* Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ

Phân loại đối tượng nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế. Xây dựng triển khai đa dạng các phương pháp, hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tập trung thống nhất, đặc biệt chú trọng hỗ trợ qua các hình thức điện từ. Tăng cường áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội như: trung tâm giải đáp về thuế bằng điện thoại, internet; hỗ trợ người nộp thuế tại bộ phận một cửa của Cục thuế và các Chi cục thuế; các diễn đàn theo ngành nghề kinh doanh hoặc nhóm đối tượng nộp thuế để trao đổi thông tin với người nộp thuế, đại diện của họ và các bên quan tâm.

Triển khai các hình thức cung cấp, tra cứu hoặc trao đổi thông tin về tình hình nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế qua trang web của Cục thuế và các phương tiện điện tử khác. Nâng cấp trang thông tin điện tử của Cục thuế theo hướng thân thiện, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng cơ sở dữ liệu, bộ tài liệu hướng dẫn, trả lời thường gặp đối với từng sắc thuế, thủ tục hành chính thuế và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục thuế, đồng thời làm tài liệu phục vụ cho việc hỗ trợ người nộp thuế tại các trung tâm trả lời bằng điện thoại ,internet.

Thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế, nhất là khi có chính sách thuế mới được ban hành.

Công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế từ Cục thuế, Chi cục thuế đến các đội trạm, trên các phương tiện thông tin đại chúng; trang thông tin điện tử của Cục thuế để người nộp thuế biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế.

Tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho công chức làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Tích cực hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của các Cục thuế khác.

* Hoàn thiện về công tác kê khai

Hoàn thiện quy trình cấp mã số thuế của cơ quan thuế cấp Cục thuế và Chi cục thuế, tăng cường phân cấp ký duyệt hồ sơ đăng ký thuế cho bộ phận chuyên môn, rút ngắn thời gian cấp mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế.

Phối hợp với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh mở rộng việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh và các tổ chức khác. Hệ thống đăng ký thuế điện tử được kết nối liên thông với hệ thống đăng ký kinh doanh nhằm giảm thời gian, chi phí, thủ tục hồ sơ cho người nộp thuế.

Thực hiện đăng ký thuế điện tử, người nộp thuế kê khai thông tin đăng ký thuế, thông tin thay đổi về đăng ký thuế thông qua mạng Internet và nhận kết quả qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

Bổ xung, sửa đổi và thiết kế hồ sơ khai thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, rễ thực hiện nhằm giảm tối đa chi phí tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và giảm chi phí cho cơ quan thuế. Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ khai thuế điện tử đến toàn bộ người nộp thuế.

Đẩy mạnh việc triển khai các phương thức nộp thuế tiên tiến hiện đại. Thực hiện việc mở các tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế tại các ngân hàng thương mại để thuận tiện cho người nộp thuế trong việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đầy đủ, thống nhất về người nộp thuế với sự hỗ trợ cao của công nghệ thông tin từ khâu thu thập, chuyển đổi cơ sở dữ liệu đến khâu xử lý, phân tích thông tin xác định mức độ rủi ro phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Tại Cục thuế nghiên cứu đề xuất theo hướng cơ cấu tổ chức cần đi sâu vào các chuyên ngành, hoặc đối tượng thanh tra, kiểm tra; giao cho một phòng làm công tác thẩm định, phúc tra kết quả của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Tại các Chi cục thuế do không có bộ phận thanh tra nên chỉ thực hiện kiểm tra đối với người nộp thuế, nghiên cứu đề xuất theo hướng cơ cấu tổ chức cần đi sâu vào đối tượng kiểm tra, giao cho một đội kiểm tra làm chức năng tổng hợp và thẩm định, phúc tra kết quả của các đoàn kiểm tra.

Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ xung lực lượng thanh tra, kiểm tra thông qua việc tuyển dụng mới hoặc điều động luân chuyển trong nội bộ ngành thuế. Thực hiện việc tổ chức sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế 2 năm/lần

Nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Kế hoạch hóa công việc của từng bộ phận ở các Phòng thanh tra, kiểm tra, các Đội kiểm tra.

Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chia sẻ nghiệp vụ giữa Phòng thanh tra, kiểm tra với các phòng, các bộ phận khác trong cơ quan thuế từ Cục thuế đến các Chi cục thuế. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Thúc đẩy việc xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, trong đó đẩy mạnh việc cập nhật thông tin báo cáo tài chính doanh nghiệp. Thực hiện giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hàng năm cho các Phòng thanh tra, kiểm tra, các Chi cục thuế.

Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra, từ việc lập kế hoạch, lựa chon trường hợp, xác định phạm vi và tổ chức thanh tra, kiểm tra. Hình thành phương pháp phân tích, đánh giá để ước lượng quy mô của nền kinh tế ngầm, lĩnh vực thất thu, số thuế thất thu từ nền kinh tế để áp dụng trong quản lý tuân thủ và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách.

Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề. Tổ chức các chương trình thanh tra, kiểm tra theo nhóm đối tượng, theo ngành nghề, theo sắc thuế trên địa bàn theo một kế hoạch thống nhất.

Xây dựng và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra phù hợp với đặc điểm của từng nhóm người nộp thuế về quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Xây dựng và trang bị kỹ năng thanh tra, kiểm tra theo từng chuyên ngành, từng lĩnh vực, từng sắc thuế.

Tăng cường các chương trình thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành và theo từng lĩnh vực. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp lớn như Toyota và Honda.

Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo kỹ năng thanh tra, kiểm tra cơ bản: thanh tra, kiểm tra các sắc thuế, thanh tra, kiểm tra hoàn thuế, ưu đãi thuế; kỹ năng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế; xử lý vi phạm hành chính thuế; kiến thức tin học phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; kỹ năng xử lý sau thanh tra, kiểm tra; kỹ năng điều hành hoạt động của đoàn thanh tra kiểm tra cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh đào tạo đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử cho lực lượng thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế.

* Đẩy mạnh công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Đẩy mạnh việc đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại đối tượng nợ thuế. Xây dựng hệ thống

thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế đầy đủ từ các thông tin bên trong và bên ngoài ngành thuế với sự hỗ trợ cao của công nghệ thông tin. Xây dựng phương pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hưởng của sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài (kinh tế hay lập pháp) tới số thuế nợ của người nộp thuế.

Sắp xếp, tổ chức bộ máy hợp lý, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng của hệ thống quản lý nợ thuế. Bố trí công chức quản lý theo hướng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, thường xuyên có số nợ đọng phát sinh kết hợp với tập trung quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp lớn, đảm bảo mục tiêu huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế để chánh trồng chéo với cán bộ ở các bộ phận khác.

Nâng cấp, hoàn thiện các ứng dụng quản lý nợ nhằm nâng cao hiệu quả công việc cho cán bộ quản lý nợ thuế. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ thuế cho tất cả các cán bộ quản lý nợ thuế trên địa bàn.

Nghiên cứu quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ; bổ xung những nội dung qui định về thủ tục, trách nhiệm của các bộ phận trong việc thực hiện đôn đốc thu nợ thuế.

* Coi trọng công tác tổ chức cán bộ

- Về tổ chức bộ máy:

Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế, Chi cục thuế tinh gọn, đảm bảo thực hiện chức năng quản lý thu thuế chính, phù hợp với thực tiễn quản lý tại địa phương, nhằm tập trung nguồn lực để phát huy hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế theo mô hình quản lý thuế kết hợp hợp lý giữa quản lý thuế theo chức năng vơi quản lý theo đối tượng, cụ thể: tổ chức bộ máy cơ quan thuế theo chức năng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm đối tượng.

Triển khai mô hình quản lý được thực hiện đồng bộ với việc đổi mới phân cấp quản lý thu thuế theo hướng: Cục thuế tập trung thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thuế trên địa bàn, trực tiếp quản lý các doanh nghiệp lớn theo phân cấp và các doanh nghiệp vừa trên địa bàn quản lý. Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp nhỏ, và quản lý các sắc thuế điều tiết đối với thể nhân.

Đổi mới chế độ ủy nhiệm thu thuế gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại các đội thuế xã phường, đội thuế liên xã phường để công tác quản lý thuế hiệu quả hơn theo định hướng: đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn , địa bàn rộng, kinh tế xã hội còn chưa phát triển thì cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu một số khoản thuế cho Ủy ban nhân dân xã hoặc một tổ chức có chức năng phù hợp với thực tế ở địa phương; đối với xã, phường, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đã có hệ thống các điểm thu của Kho bạc, Ngân hàng thương mại thuận lợi cho người nộp thuế thì không thực hiện ủy nhiệm thu.

- Về nguồn nhân lực:

Thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuế đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế.

Đối với cán bộ, công chức mặc dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng nhưng năng lực còn yếu cần cho đi đào tạo, bồi dưỡng thêm để đáp ứng yêu cầu công việc.

Xây dựng mô hình chuẩn về đào tạo cho cán bộ thuế, quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức: đào tạo kiến thức cơ bản về thuế cho công chức mới vào ngành; bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý; đào tạo bồi dưỡng khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý...

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chung, kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng như kỹ

năng giao tiếp ứng xử, văn hóa công sở và đạo đức công chức cho cán bộ công chức thuế. Do là địa phương có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn nên Cục thuế có chính sách bồi dưỡng tiếng anh chuyên ngành cho cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu quản lý.

Điều chỉnh dần cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận quản lý thuế từng chức năng đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng quản lý, đảm bào giảm dần cán bộ, công chức làm ở các bộ phận gián tiếp để tăng cường nguồn nhân lực cho chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra. Cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng tập trung nguồn nhân lực để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, đặc thù, giảm tỷ trọng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.

Đổi mới phương thức đánh giá phân loại cán bộ công chức trên cơ sở đánh giá cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc. Tăng cường công tác luân phiên, luân chuyển. Tăng cường đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế

Xác lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống chứng thực điện tử, cấp chữ ký số của các đơn vị được cấp phép cấp để

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 106)