Số thu thuế TNDN ở địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Số thu thuế TNDN ở địa bàn tỉnh

Số thu từ thuế TNDN do ngành Thuế Vĩnh Phúc quản lý từ 01/01/2009 đến 31/12/2012 có mức tăng trưởng khá ấn tượng. Số thu thuế TNDN qua từng năm được thể hiện qua Bảng tỷ lệ % số thu thuế TNDN. Cụ thể:

Bảng 3.4: Thuế TNDN và tổng thu NSNN tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng thu nội địa 8.168.248 10.780.000 11.546,000 9.876.400

Thuế TNDN 829.400 1.486.461 1.429.118 1.498.561

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

Số thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn tăng dần qua các năm cả về số thu và tỷ lệ thu trên tổng số thuế đã nộp NSNN. Cụ thể: năm 2009 số thu về thuế TNDN đạt 829.400 triệu đồng tương đương với 10,15% tổng thu NSNN, đến năm 2012 tổng số thu về thuế TNDN là 1.498.561 triệu

đồng chiếm 15,17% tổng số thu NSNN trên toàn tỉnh. Số thu thuế TNDN năm 2012 đã tăng 1,6 lần so với năm 2009, đây là một nguồn thu tương đối ổn định qua từng năm.

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng thu thuế TNDN trong tổng thu nội địa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2012

Còn qua Biểu đồ 3.1 chúng ta nhận thấy tỉ trọng đóng góp của thuế TNDN trong tổng thu nội địa biến động tăng mạnh năm 2010, năm 2011 lại biến động giảm nhẹ so với số thu năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu giảm số thu năm 2011 là do hiện tượng Sóng thần xảy ra ở Nhật Bản. Hiện tượng thiên tai này đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó tác động trực tiếp đến kết quả SXKD của 2 Công ty lớn nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc là Công ty Honđa và Toyota. Tỷ trọng thuế TNDN trong tổng thu nội địa năm 2012 so với năm 2011 tăng gần 3%. Tuy nhiên, thực tế khi so sánh số tuyệt đối giữa năm 2012 và 2011 thì chỉ tăng 69.443 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của việc năm 2012 có sự tăng khá mạnh tỉ trọng của thu thuế TNDN trong tổng thu nội địa của tỉnh so với năm 2011 là do có sự sụt giảm trong Tổng số thu nội địa của năm 2012, chỉ đạt 9.876.400 triệu đồng. Nhưng thực tế mức thu tuyệt đối của thuế TNDN năm 2012 thì tăng không đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân giảm số thu thuế năm 2012 tác giả đã phân tích bằng số liệu cụ thể tại Mục 3.1.4.

Qua bảng phân tích số thu thuế TNDN giai đoạn 2009-2012 dưới đây ta sẽ rõ hơn biến động số thu thuế TNDN do tác động của yếu tố kinh tế và chính sách của Nhà nước.

Bảng 3.5: Bảng phân tích số thu thuế TNDN giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Số thu Thuế TNDN 829.400 1.486.461 1.429.118 1.498.561

1. Lƣợng tăng giảm tuyệt đối Y1 Y2 Y3 Y4

- Liên hoàn 657.061 -57.343 69.444 - Định gốc 657.061 599.718 669.162 - Bình quân 223.053 2. Tốc độ tăng trƣởng - Liên hoàn 179,22% 96,14% 104,86% - Định gốc 179,22% 172,31% 180,68% - Bình quân 177% 3. Tốc độ tăng giảm - Liên hoàn 79,22% (3,86)% 4,86% - Định gốc 79,22% (6,91)% 1,46% - Bình quân 27%

Do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế giai đoạn 2009-2012, cùng với hàng loạt các chính sách kích cầu, thắt chặt chi tiêu của Nhà nước đã ảnh hưởng rất lớn đến số thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh. Qua Bảng 3.5 ta thấy số thu về thuế TNDN tăng bình quân hàng năm từ năm 2009 đến 2012 là 223.053 triệu đồng tương đương 27%. Trong đó, mức tăng cao nhất năm 2010 là 657.061 triệu đồng và tốc độ tăng cao nhất cũng là năm 2010 là 79,22%, so với năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng về thu thuế TNDN năm 2012 tăng 180,68%. Tốc độ tăng trưởng thu thuế TNDN cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tổng thu NSNN trong tỉnh, đây là một trong những nguồn thu

rất quan trọng đóng góp một phần không nhỏ trong việc hoàn thành vượt mức kế hoạch thu NSNN hàng năm của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 3.6: Cơ cấu thu nội địa giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu thu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thực hiện Tỷ lệ % Thực hiện Tỷ lệ % Thực hiện Tỷ lệ % Thực hiện Tỷ lệ %

Tổng thu nội địa 8.168.248 10.780.000 11.546.000 9.876.400

Thu khác NS 27079 0,33% 15.137 0,14% 22.698 0,20% - Thu tại xã 39.611 0,48% 45.671 0,42 % 96.602 0,84% - Thuế TNDN 829.4 10,15% 1.486.461 13,79% 1.429.118 12,38% 1.498.561 15,17% Thuế TTĐB 5.475.983 67,04% 6.850.884 63,55% 6.804.675 58,94% 5.460.101 55,28% Thuế GTGT 1.220.821 14,95% 1.510.088 14,01% 2.052.867 17,78% 2.917.738 29.54% Thuế khác 642.044 7,86% 932.568 8,65 % 1.259.340 10,91% 0 - (Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua bảng 3.6 ta thấy cơ cấu thuế TNDN chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với các nguồn thu thuế khác trong Tổng số thu NSNN của tỉnh và số thu từ thuế TNDN đang có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng trưởng này có thể được lý giải là do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một lý do khác nữa là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Khai Quang, Khu Công nghiệp Bình Xuyên, Khu CN Bá Thiện I, Bá Thiện II,… đã bắt đầu hết thời gian được ưu đãi thuế TNDN( Mức ưu đãi thông thường của các doanh nghiệp trong KCN là miễn 3 năm, giảm 7 năm).

Các doanh nghiệp trong các KCN gồm có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI)…Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đang có 140 các doanh nghiệp FDI trong tổng số 5308 doanh nghiệp đang quản lý. Nhưng tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho NSNN tỉnh Vĩnh Phúc thông qua số thu từ thuế TNDN là rất lớn.

Bảng 3.7: Cơ cấu thu thuế TNDN theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng số nộp thuế TNDN Năm 2009 Tỷ lệ % Năm 2010 Tỷ lệ % Năm 2011 Tỷ lệ % Năm 2012 Tỷ lệ % 829,399.92 1,486,460.80 1,429,117.77 1,498,561.44 Số thu thuế DN QDTW 6,135 0.74 9,352 0.63 84,309 5.90 7,071 0.47 Số thu Thuế TNDN QD ĐP 6,540 0.79 9,838 0.66 9,643 0.67 15,005 1.00 Số thu Thuế TNDN ĐTNN 705,726 85.09 1,208,916 81.33 1,132,080 79.22 1,241,533 82.85 Số thu Thuế TNDN NQD 111,000 13.38 258,354 17.38 203,085 14.21 234,953 15.68 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc)

Qua Bảng 3.7 ta thấy số thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp ĐTNN Năm 2009 là 705.726 triệu đồng chiếm 85,09% so với tổng số thu thuế TNDN, Năm 2010 là 1.208.916 triệu đồng, chiếm 81,33%, năm 2011 là 1.132.080 triệu đồng, năm 2012 là 1.241.533 chiếm 82,85%. Như vậy có thể khảng định rằng khu vực ĐTNN có vai trò rất lớn đến việc hoàn thành kế hoạch thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh.

Tỷ trọng thu thuế TNDN từ các DNĐTNN đang có xu hướng giảm xuống từ 85,09% năm 2009 giảm xuống 79,22% vào năm 2011. Lý giải cho nguyên nhân này là do cuộc khủng khoảng kinh tế nước ta bắt đầu diễn ra cuối năm 2008, đầu năm 2009. Nhưng khung hoảng kinh tế thế giới đã diễn ra đầu năm 2008. Vì vậy, nó ảnh hưởng dây truyền đến các công ty con ở Việt Nam. Năm 2010 các doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc chịu hậu quả ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng hậu quả nặng nề thật sự xảy ra khi ngày 11/3/2011 sóng thần tràn vào Nhật Bản. Kinh tế của nước Nhật bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo hai Công ty lớn của Nhật ở Vĩnh Phúc là Honđa và Toyota cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các công ty vệ tinh cho 2 Công ty này như Công ty Nissin, Cosmos, VPIP,.. cũng rơi vào tình trạng tương tự và số thu thuế TNDN ở khu vực này bị giảm về 79,22%. Đến năm 2012 thì tỷ lệ này lại bắt đầu tăng lên đến 82,85% do nền kinh tế thế giới và Việt Nam dần có tín hiệu hồi phục.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thu thuế TNDN của từng loại hình DN trong 4 năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)