Bối cảnh phát triển kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế trong nước

Bối cảnh kinh tế trong nước Giai đoạn 2009-2012 diễn ra vô cùng phức tạp, khó lường. Nền kinh tế luôn đặt trong tình trạng cực kỳ cấp bách. Nếu không có sự kiểm soát kịp thời thì nó sẽ bị đổ vỡ theo dây truyền mà hậu quả không thể lường trước được. Vì vậy, giai đoạn này Nhà nước đã phải triển khai rất nhiều biện pháp tích cực để điều tiết nền kinh tế.

Năm 2009 cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch....Trước tình trạng suy thoái kinh tế thì

Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính Phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010. Vì vậy mà kinh tế Việt Nam năm 2010 đã có nhưng chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, cao hơn nhiều mức tăng 5,32% của năm 2009 và vượt kế hoạch đề ra ở mức 6,5%. Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ổn định. Tuy nhiên, năm 2011 bối cảnh kinh tế lại vô cùng phức tạp. Tỷ lệ lạm phát tăng vọt 18%, thị trường chứng khoán triền miên chuỗi ngày lao đao, đến ngày 27/12/2011 VN-Index chính thức mất mốc 350 điểm, 65 công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ, 75 công ty chứng khoán có

lỗ lũy kế. Thị trường bất động sản đóng băng, quỹ tín dụng đen vỡ nợ theo dây truyền, hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều điểm yếu nguy hiểm. Năm 2011 được đánh giá là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản. Kết cục này làm cho NSNN bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi thâm hụt ngân sách lớn và hiệu quả đầu tư công thấp thì nợ công lại tăng nhanh (Theo đánh giá của các chuyên gia thì nợ công của nước

ta ở mức 48,3% GDP vào cuối năm 2012). Điều này đạt ra nguy cơ tiềm ẩn

về tính cân đối của nền kinh tế trong trung hạn và dài hạn.

Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 của Đảng và Nhà nước ta là: Ổn định kinh tế vĩ mô, thay đổi tư duy và chính sách, ưu tiên kiềm chế lạm phát, siết chặt tín dụng, thi hành chính sách tài chính "thắt lưng, buộc bụng tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)