Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 83)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2020

- Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

- Các mục tiêu phát triển cụ thể + Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 14-15%/năm, trong đó:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 14,0-15,0%. + Giai đoạn 2016 - 2020: 14,0-14,5%.

Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015 được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 61-62%, dịch vụ: 31-32% và nông, lâm, ngư nghiệp: 6,5-7,0%. Đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ khoảng trên 38%, nông, lâm, ngư nghiệp 3-4%, công nghiệp và xây dựng 58-60%.

GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015 đạt 3.500- 4.000USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500-7.000 USD.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 30%, đến năm 2020 xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.

Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 142.000 - 145.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 khoảng 280.000 - 300.000 tỷ đồng.

+ Về xã hội:

Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% vào năm 2015 và khoảng 75% vào năm 2020

Giai đoạn 2011-2015 giải quyết việc làm cho khoảng 100 - 115 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 20-21 nghìn lao động); giai đoạn 2016 - 2020 giải quyết việc làm cho khoảng 120 - 125 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 24 - 25 nghìn lao động); 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 5%; giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,15‰; tốc độ tăng dân số tự nhiên dưới 1%/năm.

Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện nay

+ Về quản lý thuế:

Tập trung phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh phấn đấu tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước.

Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2015 tối thiểu có: 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 70% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)