Gợi mở cho tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Gợi mở cho tỉnh Vĩnh Phúc

Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Thu nội địa năm 2013 , thực hiện đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính-Tổng cục Thuế về những giải pháp thực hiện kế hoạch Kinh tế-Xã hội năm 2013, NQ về tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý thuế và Luật thuế TNCN bổ sung, sửa đổi; đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính-hiện đại hóa theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, đảm bảo tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Người nộp thuế giảm chi phí trong việc thực hiện pháp luật về thuế, thực hiện tốt các chương trình phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật cán bộ thuế, đảm bảo lợi ích chính đáng hợp pháp của cán bộ công chức và đề cao trách nhiệm của Người đứng đầu, đổi mới phương pháp làm việc, thực hiện tốt đề án về công tác cán bộ để củng

cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao. Ngành thuế Vĩnh Phúc có thể triển khai một số giải pháp cụ thể như:

Một là: Thường xuyên chủ động, tích cực tham mưu đề xuất, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của cấp ủy và chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ngành hữu quan trong công tác thuế, nhất là công tác chống thất thu là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo thực hiện quản lý thuế đạt hiệu quả.

Hai là: Toàn ngành thuế từ Cục Thuế đến các Chi cục Thuế luôn chủ động triển khai áp dụng đồng bộ, toàn diện và quyết liệt các biện pháp quản lý thu, phân định rõ trách nhiệm cho từng cán bộ thuế, theo dõi sát sao tình hình SXKD của Người nộp thuế, thực hiện đầy đủ các quy trình quản lý thuế theo các chức năng cơ bản, chống thất thu Thuế đi đôi với việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhiệm vụ về cải cách hành chính và hiện đại hóa.

Ba là: Thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo kết quả thực hiện dự toán, đặc biệt chú trọng công tác chỉ đạo quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, công tác kiểm tra và thanh tra thuế. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong ngành thuế, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ và coi trọng công tác chỉ đạo đối với từng Chi cục Thuế theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

Bốn là: Chú trọng phát động các phong trào thi đua - khen thưởng vào từng thời điểm thích hợp, coi công tác thi đua-khen thưởng luôn là động lực quan trọng không thể thiếu góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu Thuế hàng năm.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời được các câu hỏi chính sau:

- Nội dung cơ bản, đặc điểm và vai trò của thuế TNDN? Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh?

- Thực trạng, những thành công và hạn chế của công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua?

- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn số liệu từ chương trình quản lý thuế, hệ thống thông tin của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý như đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế; các báo cáo tổng kết chuyên ngành của Cục thuế giai đoạn 2009-2012, tạp chí chuyên ngành.

, số liệu thứ cấ ợc thu thập

thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, Niên giám thống kê của huyện, các văn bản pháp quy, báo cáo của các đị , website của

các bộ .

Những thông tin về tình hình cơ bả -

NSNN ức năng

củ Vĩnh Phúc .

C sắc thuế trong t thu NSNN…

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là hệ thống các phương pháp để thu thập, mô tả và trình bày số liệu trong những điều kiện thời gian cụ thể để minh chứng cho kết quả, nhận định,

đánh giá đưa ra trong quá trình phân tích. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

2.2.2.1. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thì. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thì nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị có thể là hình cột, hình tròn... giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Là phương pháp sử dụng các số liệu thu thập được theo thời gian về thuế NTNN từ năm 2009 đến năm 2012 để phân tích theo các chỉ tiêu sau:

- Lượng tăng giảm tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng này tăng lên thì trị số của hai chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta có các chỉ tiêu về lượng tăng(hoặc giảm) sau đây:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) gọi là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước nó (yi-1) chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i-1 và thời gian i).

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1) chỉ tiêu này phản ánh mức tăng(hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân là tổng số của Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn chia cho số năm phân tích trừ 1.

- Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.

+ Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài.

+ Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn.

- Tốc độ tăng (hoặc giảm): Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng(+) hoặc giảm(-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với các tốc độ phát triển ta có tốc độ tăng hoặc giảm sau đây:

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (hay từng kỳ) là tỷ số giữa lượng tăng hoặc giảm liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.

+ Tốc độ tăng hoặc giầm định gốc là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định.

+ Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu.

2.2.2.3. Phương pháp so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau.

+ So sánh các đối tượng tương tự .

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. ể quản lý thuế TNDN

2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm Mạnh điểm Yếu, Cơ hội và Thách thức nhằm xem xét tổng thể những thuận lợi, khó khăn dựa trên điểm điểm mạnh, điểm yếu của nội tại chủ thể, cũng như những cơ hội và thách thức phát triển trong bối cảnh mới, từ đó chỉ ra những nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNDN nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dựa trên tranh thủ cơ hội, giảm thiểu rủi ro, phát huy tối đa lợi thế, hạn chế bất lợi thế trong quá trình phát triển.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về quản lý thuế TNDN trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào Quyết định số 688/QĐ- TCT ngày 22/4/2013 Tổng cục thuế về việc Ban hành Hệ chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế. Tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về thuế TNDN như sau:

- Kết quả thu nộp thuế TNDN.

- Tỷ lệ % đóng góp thuế TNDN trong tổng số thu NSNN của tỉnh= Số thuế TNDN x 100/ Tổng số thu NSNN của tỉnh.

- Tỷ lệ % đóng góp thuế TNDN của từng loại hình doanh nghiệp trong tổng số thu thuế TNDN = Số thu thuế TNDN của từng loại hình DN x 100/ Tổng số thu thuế TNDN.

- Kết quả truy thu qua thanh tra, kiểm tra thuế TNDN.

- Số lượng, trình độ cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế TNDN. - Tỷ lệ % doanh doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên tổng số doanh nghiệp quản lý= Số DN đã được thanh tra, kiểm tra x 100/ Tổng số DN đang quản lý.

- Số tiền thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra= Tổng số tiền truy thu, xử phát/ Tổng số đơn vị đã được thanh tra, kiểm tra.

- Tình hình nợ đọng thuế TNDN

- Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động= Số DN kê khai qua mạng x 100/ Tổng số doanh nghiệp Cục thuế đang quản lý.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2009 - 2012

3.1. Sơ lƣợc tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Vĩnh Phúc. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Vĩnh Phúc 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km.

Tính đến ngày 01 tháng 8 năm 2008, sau khi chuyển huyện Mê Linh về Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 tính đến 31/12/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.008,3 nghìn người, mật độ dân số 816 người/km2.

Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: Đường bộ có các tuyến Quốc lộ chạy qua như: Quốc lộ 2A (Vĩnh Phúc - Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đường cao tốc xuyên á Cảng Cái Lân - Nội Bài - Vĩnh Phúc - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) đã khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km. Tuyến Đường sắt có tuyến Vĩnh Phúc - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Vĩnh Phúc. Đường thuỷ phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô;

Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ)

năm 2010 là 694.930 chiếm tỷ lệ trên 70% dân số năm 2009; Trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 là 51,2%, năm 2011đạt 54,9%.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh. Năm 2000 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 40,68%. Nhưng đến năm 2010 thì tỷ trọng này đạt 56,2%. Khu vực dịch vụ n ă m 2 0 0 5 l à 2 4 , 4 8 % thì năm 2010 đạt 28,9%. Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp- xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%. Năm 2012 công nghiệp-xây dựng 53,4%, Dịch vụ 33,1%,. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ . Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng còn chậm.

3.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập. Vào thời điểm này xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc rất thấp. Nên kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị GDP, công nghiệp chiếm 12,86%; thu nhập bình quân đầu người là 140 USD; thu ngân sách gần 100 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân GDP từ năm 1997 đến năm 2000 đạt 17,8%, giai đoạn 2001-2006 đạt 16,2%. Toàn tỉnh có 152 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp nhà nước Trung ương, 32 doanh nghiệp nhà nước địa phương, 38 doanh nghiệp tập thể, 69 doanh nghiệp tư nhân, 26 doanh nghiệp hỗn hợp và 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, sau 15 năm tái lập tỉnh số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đã gia tăng nhanh chóng. Tính đến hết 30/12/2012 toàn tỉnh có 5.308 doanh nghiệp, trong đó có 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hằng năm đóng góp quan trọng vào ngân sách của tỉnh.

Năm 2000 thu nộp ngân sách Nhà nước của tỉnh chỉ đạt 669 tỷ đồng, đến năm 2012, các doanh nghiệp nộp ngân sách đạt trên 9.873 tỷ đồng. Trong

sự phát triển chung của các doanh nghiệp phải kể đến sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 3.1: Thống kê NNT theo loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh

nghiệp

Số doanh nghiệp Tỷ lệ phần trăm

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 DNNN 23 23 25 25 1 1 1 0 Công ty TNHH 1302 1742 2131 2453 41 44 48 46 Công ty CP 538 719 938 1074 17 18 21 20 Đơn vị sự nghiệp 723 833 891 999 23 21 20 19 Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN 141 161 182 201 4 4 4 4 Doanh nghiệp TN 255 279 310 331 8 7 7 6 HTX 162 182 225 5 5 - 4 Tổng cộng 3144 3939 4477 5308 (Nguồn cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

Đến hết năm 2012 Vĩnh Phúc đã có 596 dự án đầu tư, trong đó có 140 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 40,4% và 469 dự án DDI với số vốn đăng ký khoảng 26.210 tỷ đồng, vốn thực hiện ước đạt 41%; đã có 216 dự án đi vào sản xuất kinh doanh (gồm 86

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)