Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào Quyết định số 688/QĐ- TCT ngày 22/4/2013 Tổng cục thuế về việc Ban hành Hệ chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế. Tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về thuế TNDN như sau:

- Kết quả thu nộp thuế TNDN.

- Tỷ lệ % đóng góp thuế TNDN trong tổng số thu NSNN của tỉnh= Số thuế TNDN x 100/ Tổng số thu NSNN của tỉnh.

- Tỷ lệ % đóng góp thuế TNDN của từng loại hình doanh nghiệp trong tổng số thu thuế TNDN = Số thu thuế TNDN của từng loại hình DN x 100/ Tổng số thu thuế TNDN.

- Kết quả truy thu qua thanh tra, kiểm tra thuế TNDN.

- Số lượng, trình độ cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế TNDN. - Tỷ lệ % doanh doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên tổng số doanh nghiệp quản lý= Số DN đã được thanh tra, kiểm tra x 100/ Tổng số DN đang quản lý.

- Số tiền thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra= Tổng số tiền truy thu, xử phát/ Tổng số đơn vị đã được thanh tra, kiểm tra.

- Tình hình nợ đọng thuế TNDN

- Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động= Số DN kê khai qua mạng x 100/ Tổng số doanh nghiệp Cục thuế đang quản lý.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2009 - 2012

3.1. Sơ lƣợc tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Vĩnh Phúc. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Vĩnh Phúc 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km.

Tính đến ngày 01 tháng 8 năm 2008, sau khi chuyển huyện Mê Linh về Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 tính đến 31/12/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.008,3 nghìn người, mật độ dân số 816 người/km2.

Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: Đường bộ có các tuyến Quốc lộ chạy qua như: Quốc lộ 2A (Vĩnh Phúc - Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đường cao tốc xuyên á Cảng Cái Lân - Nội Bài - Vĩnh Phúc - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) đã khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km. Tuyến Đường sắt có tuyến Vĩnh Phúc - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Vĩnh Phúc. Đường thuỷ phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô;

Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ)

năm 2010 là 694.930 chiếm tỷ lệ trên 70% dân số năm 2009; Trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 là 51,2%, năm 2011đạt 54,9%.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh. Năm 2000 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 40,68%. Nhưng đến năm 2010 thì tỷ trọng này đạt 56,2%. Khu vực dịch vụ n ă m 2 0 0 5 l à 2 4 , 4 8 % thì năm 2010 đạt 28,9%. Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp- xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%. Năm 2012 công nghiệp-xây dựng 53,4%, Dịch vụ 33,1%,. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ . Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng còn chậm.

3.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập. Vào thời điểm này xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc rất thấp. Nên kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị GDP, công nghiệp chiếm 12,86%; thu nhập bình quân đầu người là 140 USD; thu ngân sách gần 100 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân GDP từ năm 1997 đến năm 2000 đạt 17,8%, giai đoạn 2001-2006 đạt 16,2%. Toàn tỉnh có 152 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp nhà nước Trung ương, 32 doanh nghiệp nhà nước địa phương, 38 doanh nghiệp tập thể, 69 doanh nghiệp tư nhân, 26 doanh nghiệp hỗn hợp và 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, sau 15 năm tái lập tỉnh số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đã gia tăng nhanh chóng. Tính đến hết 30/12/2012 toàn tỉnh có 5.308 doanh nghiệp, trong đó có 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hằng năm đóng góp quan trọng vào ngân sách của tỉnh.

Năm 2000 thu nộp ngân sách Nhà nước của tỉnh chỉ đạt 669 tỷ đồng, đến năm 2012, các doanh nghiệp nộp ngân sách đạt trên 9.873 tỷ đồng. Trong

sự phát triển chung của các doanh nghiệp phải kể đến sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 3.1: Thống kê NNT theo loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh

nghiệp

Số doanh nghiệp Tỷ lệ phần trăm

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 DNNN 23 23 25 25 1 1 1 0 Công ty TNHH 1302 1742 2131 2453 41 44 48 46 Công ty CP 538 719 938 1074 17 18 21 20 Đơn vị sự nghiệp 723 833 891 999 23 21 20 19 Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN 141 161 182 201 4 4 4 4 Doanh nghiệp TN 255 279 310 331 8 7 7 6 HTX 162 182 225 5 5 - 4 Tổng cộng 3144 3939 4477 5308 (Nguồn cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

Đến hết năm 2012 Vĩnh Phúc đã có 596 dự án đầu tư, trong đó có 140 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 40,4% và 469 dự án DDI với số vốn đăng ký khoảng 26.210 tỷ đồng, vốn thực hiện ước đạt 41%; đã có 216 dự án đi vào sản xuất kinh doanh (gồm 86 dự án FDI và 130 dự án DDI).

Như vậy tổng giá trị sản xuất thực hiện của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp to lớn, thường là trên 60% trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh. Điều này cho thấy tăng trưởng của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc chủ yếu là từ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và cũng có thể nói công nghiệp Vĩnh Phúc đi lên chính là từ ngoại lực.

Hiện tại Vĩnh Phúc có 9 khu công nghiệp được thành lập và đang trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khai thác hoạt động có hiệu quả; Các khu công nghiệp đề nghị bổ sung qui hoạch mới giai đoạn 2015 đến năm 2020 là 04 khu công nghiệp.

3.1.3. Bộ máy quản lý của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Bộ máy quản lý của cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 108/QĐ - BTC ngày 14/01/2010 của Bộ tài chính. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ở Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được quy định tại Quyết định sô 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế. Hiện nay toàn ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 500 cán bộ công nhân viên chức, có 09 chi cục thuế, trong đó có 01 chi cục thuế thành phố, 01 chi cục thuế thị xã, 07 chi cục thuế huyện, có 14 phòng chức năng trực thuộc văn phòng cục thuế.

3.1.4. Kết quả thu NSNN từ năm 2009 đến năm 2012

Vĩnh phúc là một tỉnh có số thu đóng góp vào NSNN rất lớn. Nhiều năm liền tỉnh Vĩnh Phúc được xếp hạng trong câu lạc bộ 10 nghìn tỷ của Tổng cục thuế và là tỉnh luôn hoàn thành kế hoạch thu do Nhà nước giao. Cụ thể, năm 2009, trung ương và HĐND tỉnh giao dự toán thu NSNN từ nội địa cho ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là 8.000 tỷ đồng. Kết quả thu nội địa năm 2009 trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đạt 8.168.248 triệu đồng vượt 2,10% so với dự toán pháp lệnh. Năm 2010, trung ương và HĐND tỉnh giao dự toán thu NSNN từ nội địa cho ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là 8.850 tỷ đồng. Kết quả thu nội địa năm 2010 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 10.780 tỷ đồng vượt 21,81% so với dự toán pháp lệnh. Năm 2011, trung ương và HĐND tỉnh giao dự toán thu NSNN từ nội địa cho ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là 11.500 tỷ. Kết quả thu nội địa năm 2011 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 11.546 tỷ đồng vượt 0,40% so với dự toán pháp lệnh

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện thu ngân sách so với kế hoạch

ĐVT : Triệu đồng

Năm Dự toán Thực hiện So sánh(%)

Thực hiện/Dự toán Thực hiện cùng kỳ

2009 8.000.000 8.168.248 102,10 111,28 2010 8.850.000 10.780.000 121,81 131,97 2011 11.500.000 11.546.000 100,40 107,11

2012 12.600.000 9.874.000 78 87

Năm 2012, trung ương và HĐND tỉnh giao dự toán thu NSNN từ nội địa cho ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là 12.600 tỷ. Kết quả thu nội địa năm 2012 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 9.874 tỷ đồng giảm 22% so với dự toán pháp lệnh.

Từ Bảng 3.2. ta nhận thấy kết quả thực hiện thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc luôn luôn vượt kế hoạch giao, số thu năm sau cao hơn năm trước. Riêng chỉ có năm 2012 là tỉnh Vĩnh Phúc không hoàn thành kế hoạch thu do chịu sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng khoảng kinh tế trong nước. Mà nguyên nhân chủ yếu của việc hụt thu ngân sách năm 2012 là do: Chỉ tiêu thu từ DN có vốn ĐTNN sụt giảm. Theo sự toán năm 2012 thì số thu của DN có vốn ĐTNN chiếm đến 87% số thu NSNN nội địa năm 2012 (11.050 tỷ/12.600 tỷ). Nhưng thực hiện chỉ đạt 81,82% (8.081tỷ/9.876 tỷ). Số thu từ DN có vốn ĐTNN lại chủ yếu tập trung vào số thu của hai công ty Toyota và Hon da chiếm 65% số thu nội địa (8.152 tỷ/12.600 tỷ). Thực hiện cả năm chỉ được 7.357 tỷ đồng, đạt 90% dự toán pháp lệnh và bằng 87% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu thụ sản phẩm ôtô của 2 công ty Toyota và Honda Việt nam chỉ đạt 26.520 xe/39.180 xe dự toán TW giao, hụt 12.660 xe so với dự toán giao và giảm 5.370 xe so với cùng kỳ(31.900 xe), đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, số thu từ 2 doanh nghiệp Hon đa và Toyota đóng góp cho NS tỉnh giai đoạn 2009 - 2012 như sau:

Bảng 3.3: Thu NSNN từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Dự Toán Thực hiện

2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012 1 Tổng thu nội địa 8.000.000 8.850.000 11.192.000 12.600.000 8.168.248 10.780.000 11.546.000 9.876.400 2 Thu từ DN ĐTNN 7.215.500 7.862.150 10.215 11.059.000 7.042.597 9.261.608 9.254.790 8.081.178 Thu từ Công ty HONDA 1.661.848 1.641.430 1.611.848 724.178 Thu từ Công ty TOYOTA 5.086.254 7.152.076 7.021.294 7.357.000 3 Tỷ trọng thu từ DN ĐTNN/Tổng

thu nội địa

90,19% 88,84% 88,83% 87.77% 86,22% 85,91% 80,16% 81,82%

3.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2012 đoạn 2009 - 2012

Năm 2009 kinh tế đất nước và thế giới rơi vào tình trạng suy thoái (GDP Năm 2009 đạt 5,2%, năm 2010 đạt 6,78%, năm 2011 đạt 5,89%, năm 2012 đạt 5,03%) tác động không thuận đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Nhà nước thực hiện nhiều gói kích cầu liên quan đến việc miễn, giảm, giãn thuế,... Hai yếu tố này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách của tỉnh giai đoạn 2009 - 2012. Mặc dù vậy, nhưng với sự điều hành quyết liệt, có hiệu quả của Ban lãnh đạo Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc và sự cố gắng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh,... Đã tạo bước chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý thu thuế TNDN ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đảm bảo tập trung kịp thời nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

3.2.1. Số thu thuế TNDN ở địa bàn tỉnh

Số thu từ thuế TNDN do ngành Thuế Vĩnh Phúc quản lý từ 01/01/2009 đến 31/12/2012 có mức tăng trưởng khá ấn tượng. Số thu thuế TNDN qua từng năm được thể hiện qua Bảng tỷ lệ % số thu thuế TNDN. Cụ thể:

Bảng 3.4: Thuế TNDN và tổng thu NSNN tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng thu nội địa 8.168.248 10.780.000 11.546,000 9.876.400

Thuế TNDN 829.400 1.486.461 1.429.118 1.498.561

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

Số thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn tăng dần qua các năm cả về số thu và tỷ lệ thu trên tổng số thuế đã nộp NSNN. Cụ thể: năm 2009 số thu về thuế TNDN đạt 829.400 triệu đồng tương đương với 10,15% tổng thu NSNN, đến năm 2012 tổng số thu về thuế TNDN là 1.498.561 triệu

đồng chiếm 15,17% tổng số thu NSNN trên toàn tỉnh. Số thu thuế TNDN năm 2012 đã tăng 1,6 lần so với năm 2009, đây là một nguồn thu tương đối ổn định qua từng năm.

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng thu thuế TNDN trong tổng thu nội địa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2012

Còn qua Biểu đồ 3.1 chúng ta nhận thấy tỉ trọng đóng góp của thuế TNDN trong tổng thu nội địa biến động tăng mạnh năm 2010, năm 2011 lại biến động giảm nhẹ so với số thu năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu giảm số thu năm 2011 là do hiện tượng Sóng thần xảy ra ở Nhật Bản. Hiện tượng thiên tai này đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó tác động trực tiếp đến kết quả SXKD của 2 Công ty lớn nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc là Công ty Honđa và Toyota. Tỷ trọng thuế TNDN trong tổng thu nội địa năm 2012 so với năm 2011 tăng gần 3%. Tuy nhiên, thực tế khi so sánh số tuyệt đối giữa năm 2012 và 2011 thì chỉ tăng 69.443 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của việc năm 2012 có sự tăng khá mạnh tỉ trọng của thu thuế TNDN trong tổng thu nội địa của tỉnh so với năm 2011 là do có sự sụt giảm trong Tổng số thu nội địa của năm 2012, chỉ đạt 9.876.400 triệu đồng. Nhưng thực tế mức thu tuyệt đối của thuế TNDN năm 2012 thì tăng không đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân giảm số thu thuế năm 2012 tác giả đã phân tích bằng số liệu cụ thể tại Mục 3.1.4.

Qua bảng phân tích số thu thuế TNDN giai đoạn 2009-2012 dưới đây ta sẽ rõ hơn biến động số thu thuế TNDN do tác động của yếu tố kinh tế và chính sách của Nhà nước.

Bảng 3.5: Bảng phân tích số thu thuế TNDN giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Số thu Thuế TNDN 829.400 1.486.461 1.429.118 1.498.561

1. Lƣợng tăng giảm tuyệt đối Y1 Y2 Y3 Y4

- Liên hoàn 657.061 -57.343 69.444 - Định gốc 657.061 599.718 669.162 - Bình quân 223.053 2. Tốc độ tăng trƣởng - Liên hoàn 179,22% 96,14% 104,86% - Định gốc 179,22% 172,31% 180,68% - Bình quân 177% 3. Tốc độ tăng giảm - Liên hoàn 79,22% (3,86)% 4,86% - Định gốc 79,22% (6,91)% 1,46% - Bình quân 27%

Do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế giai đoạn 2009-2012, cùng với hàng loạt các chính sách kích cầu, thắt chặt chi tiêu của Nhà nước đã ảnh hưởng rất lớn đến số thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh. Qua Bảng 3.5 ta thấy số thu về thuế TNDN tăng bình quân hàng năm từ năm 2009 đến 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)