Ổn định nguồn vốn cho vay tài trợ SXKD

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 96 - 97)

Sau khi lập kế hoạch cho vay, cần lập kế hoạch chủ động ổn định vốn vay cho lĩnh vực này.

Chủ động về nguồn vốn bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của các NH. Bởi vì, nếu NH có khả năng chủ động về nguồn vốn một cách đầy đủ thì sẽ đáp ứng được nhu cầu cần kịp thời và nhanh chóng của khách hàng vay cũng như là duy trì được mức lợi nhuận ổn định cho NH qua các thời kỳ.

Đối với việc huy động vốn, một số giải pháp tăng cường hoạt động này có thể áp dụng tại NH như :

Khuyến khích khách hàng vay khi sử dụng tiền vay có lợi nhuận sẽ mở tài khoản gửi tiền tại NH. Đây là cách làm phổ biến nhất tại các NH hiện nay, tuy nhiên, nó chưa phải là cách tốt nhất để huy động vốn bởi vì một số khách hàng khi sử dụng vốn vay tạo ra lợi nhuận thì tiếp tục đầu tư vào mở rộng quy mô SXKD. Hơn nữa, do cho vay ngắn hạn là chủ yếu nên khi hoạt động SXKD tạo ra được lợi nhuận thì cũng đến thời gian trả nợ gốc và lãi đầy đủ cho NH, điều này cũng khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong việc gửi tiền và nó cũng một phần nào đó hạn chế ý muốn gửi tiền tại NH.

Tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận những gói tiện ích huy động vốn đa dạng. Nói khác hơn, đây là các chương trình khuyến mãi, dự thưởng khi khách hàng gửi tiền tại NH. Điều này sẽ tạo động lực cho khách hàng muốn gửi tiền tại NH để hưởng được những lợi ích từ các chương trình khuyến mãi như: chênh lệch lãi suất, quà tặng kèm theo,…Tuy nhiên, cách làm này phải được sử dụng đúng theo qui định của NHNN để đảm bào không vi phạm các chính sách tiền tệ được ban hành.

Quảng bá hình ảnh của NH bằng các hoạt động công tác xã hội thực tế. Các hoạt động công tác xã hội này là: hoạt động từ thiện xã hội, tài trợ các chương trình hướng tới lợi ích cộng đồng, hướng tới lợi ích con người…mang hình ảnh của NH giới thiệu đến người dân. Đây cũng là một chiến lược rất quan trọng để thu hút được vốn huy động từ dân cư.

Ngoài ra, NH cần kết hợp điều tiết, phân phối vốn huy động dành để cho vay theo nhiều phương thức đa dạng như : cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm ngắn, trung, dài hạn.

Tăng cường giám sát, linh hoạt trong quản lý vốn vay của khách hàng, thực hiện đôn đốc, kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng vốn, tiếp cận kịp thời nếu khách hàng gặp khó khăn, xét miễn giảm lãi vay và áp dụng các biện pháp ưu đãi khác đối với các khoản vay khó có thể trả được nợ do lý do khách quan…nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho khách hàng an tâm tiến hành hoạt động SXKD của mình, có thể tạo ra lợi nhuận để trả nợ cho NH.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 96 - 97)