Tỷ trọng cho vay tài trợ SXKD tại Ngân hàng so với các loại hình cho

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 59 - 65)

cho vay khác

Xoáy sâu vào phân tích tình hình cho vay tài trợ SXKD, đề tài nghiên cứu tập trung vào phân tích tình hình cho vay theo ngành nghề. Như đã nói ở phần trên, hai khối ngành sẽ được nghiên cứu trong đề tài là: Công nghiệp Sản xuất chế biến và Thương nghiệp.

4.1.2.1. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn

Các khoản cho vay tài trợ SXKD ngắn hạn là các khoản vay tài trợ có thời hạn đến 12 tháng. Mục đích của các khoản vay này để cung cấp vốn cho các cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động SXKD trong ngắn hạn. Đối với lĩnh vực CNSXCB, đối tượng mà NH cho vay chủ yếu đó là các Công ty Sản xuất Chế biến hàng hóa và Các cơ sở chế biến. Đây là những đơn vị trực tiếp sản xuất ra hàng hóa bằng các Công nghiệp chế biến như : Chế biến nông sản, Chế biến thực phẩm, Gia công hàng hóa xuất nhập khẩu,…Khoản tiền vay được sử dụng để đầu tư vào Tài sản cố định, mua nguyên liệu, vật liệu phục vụ chế biến hàng hóa và các chi phí hợp lý khác trong quá trình Sản xuất chế biến.

Đối với các khoản cho vay TN là hình thức mua đi bán lại sản phẩm. Khách hàng vay sử dụng khoản vay đầu tư vào cơ sở vật chất (kho bãi lưu trữ hàng hóa, phương tiện vận tải, trả lương nhân viên,…) để tiến hành mua đi bán lại các sản phẩm sản xuất từ các công ty, thực hiện phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng.

Sau đây là bảng tỷ trọng Doanh số cho vay SXKD ngắn hạn so với tỷ trọng cho vay ngắn hạn của các loại hình cho vay khác qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011:

- 44 -

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh)

Bảng 5: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN TÀI TRỢ SXKD

VÀ CÁC LOẠI HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN KHÁC TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

1. Cho vay tài trợ SXKD 286.342 76,20 174.036 48,92 218.832 51,39 -112.306 -39,22 44.796 25,74

a. Khối ngành CNSXCB 3.132 0,83 7.556 2,12 17.587 4,13 4.424 141,25 10.031 132,76

b. Khối ngành TN 283.210 75,36 166.480 46,80 201.245 47,26 -116.730 -41,22 34.765 20,88

2. Cho vay xây dựng sửa chữa nhà,

mua nhà, đất ở 58.520 15,57 115.482 32,46 120.458 28,29 56.962 97,34 4.976 4,31

a. Xây dựng và sửa chữa nhà 45.647 12,15 81.925 23,03 93.481 21,95 36.278 79,48 11.556 14,11

b. Mua nhà, đất ở 12.873 3,43 33.557 9,43 26.977 6,33 20.684 160,68 -6.580 -19,61

3. Cho vay sinh hoạt tiêu dùng 22.697 6,04 43.215 12,15 36.125 8,48 20.518 90,40 -7.090 -16,41 4. Cho vay Cầm cố sổ tiết kiệm,

Giấy tờ có giá 5.039 1,34 16.958 4,77 38.761 9,10 11.919 236,54 21.803 128,57

5. Cho vay khác 3.202 0,85 6.050 1,70 11.675 2,74 2.848 88,94 5.625 92,98

TỔNG CỘNG 375.800 100,00 355.741 100,00 425.851 100,00 -20.059 -5,34 70.110 19,71

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệ u đồng 2009 2010 2011 Năm

Cho vay tài trợ SXKD

Cho vay XD và sửa chữa nhà, mua Nhà, đất ở

Cho vay tài trợ sinh hoạt tiêu dùng

Cho vay Cầm cố sổ tiết kiệm, GTCG

Cho vay khác

Hình 7: BIỂU ĐỒ SO SÁNH TỶ TRỌNG DSCV NGẮN HẠN TÀI TRỢ SXKD VỚI CÁC LOẠI HÌNH CHO VAY KHÁC TẠI NHTMCP

PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

Phân tích tỷ trọng DSCV ngắn hạn tài trợ SXKD qua 3 năm:

Qua 3 năm, DSCV tài trợ SXKD vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nhìn chung, qua 3 năm, tỷ trọng này biến động rõ rệt. Tuy nhiên:

Nhìn chung, qua cả hai giai đoạn, tỷ trọng cho vay dành cho SXKD có cao nhất nhưng có xu hướng giảm.

Nguyên nhân:

- Năm 2010, theo công bố của Tổng cục thống kê, lạm phát vượt mức 1 con số lên 11,75%, cao hơn so với năm 2009 là 4,95%. Do đó, kéo theo lãi suất cho vay đột ngột tăng lên cao. Vì vậy, tuy nhu cầu vốn đầu tư vào SXKD rất lớn trong năm nhưng sự tăng lên của lãi suất làm giảm đi kỳ vọng vay vốn NH của người dân, đặc biệt là cách khách hàng là tổ chức công ty SXKD. Hơn nữa, diễn biến của lạm phát lại xuất hiện mạnh vào những tháng cuối năm 2010, do đó làm DSCV giảm mạnh về quy mô so với năm 2009.

- Các khoản vay về xây dựng và sửa chữa nhà, mua nhà, đất ở và tiêu dùng của người dân lại tăng cao rõ rệt, chứng tỏ giai đoạn này, NH ưu tiên nhiều hơn cho lĩnh vực này. Điều này làm cho tỷ trọng DSCV giảm xuống nhiều trong 2010. Tuy rằng lãi suất cho các loại hình cho vay này tại NH luôn ở mức cao dao động từ 17 đến trên 20% nhưng nhu cầu xây dựng, sửa chữa, mua nhà và tiêu

dùng của khách hàng lại tăng, đặc biệt là khách hàng cá nhân và hộ gia đình lại tăng bất chấp việc lãi suất không ngừng tăng cao.

Ở giai đoạn 2010 - 2011, DSCV có dấu hiệu phục hồi, tỷ trọng DSCV tài trợ SXKD đã tăng trở lại. Tuy mức tăng không lớn, mức tăng tương đối là 25,74% nhưng cũng hứa hẹn một sự tăng trưởng tốt trong những năm tiếp theo. Các khoản vay sử dụng cho xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà đất ở vẫn tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, mức tăng vào khoảng 4,31% về số tương đối và 4.976 triệu đồng về số tuyệt đối. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng đã giảm rõ rệt bởi vì từ những tháng cuối năm 2011, do tín dụng tăng cao nên NHNN chỉ đạo yêu cầu các NHTM phải hạn chế cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay đầu tư chứng khoán và bắt đầu siết chặt lại mức tăng trưởng của sản phẩm cho vay mặc dù lãi suất cho vay vẫn ở mức cao chưa thấp hơn 22%. Do đó, thực hiện theo chỉ đạo, NH đã tiến hành hạn chế tối đa các khoản vay trên mà chỉ tiến hành quản lý các khoản vay hiện đang được sử dụng để theo dõi đến khi đáo hạn.

4.1.2.2. Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn

Tiếp tục cho vay với hai khối ngành trên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn với thời hạn dài hơn 1 năm, NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL cung cấp các khoản vay trung và dài hạn tài trợ SXKD của khách hàng.

Trong đó, các khoản vay trung hạn đáp ứng nhu cầu SXKD có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng và các khoản vay dài hạn tài trợ SXKD có thời hạn từ 60 tháng trở lên. Các khoản cho vay trung, dài hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô Sản xuất kinh doanhKhi cho vay trung, dài hạn, NH thắt chặt tối đa các món vay về tiêu dùng, trong khi đó, kéo dài thời hạn thêm cho các món vay khác về Xây dựng, sửa chửa, mua nhà đất ở. Chi tiết trong bảng và biểu đồ sau:

- 47 -

Bảng 6: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN TÀI TRỢ SXKD

VÀ CÁC LOẠI HÌNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN KHÁC TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009 - 2010 2010 - 2011 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

1. Cho vay tài trợ SXKD 106.275 88,36 49.502 37,53 143.999 52,96 -56.773 -53,42 94.497 190,90

a.Khối ngành CNSXCB 1.150 0,96 4.513 3,42 8.589 3,16 3.363 292,43 4.076 90,32

b. Khối ngành TN 105.125 87,41 44.989 34,11 135.410 49,80 -60.136 -57,20 90.421 200,98

2. Cho vay xây dựng và sửa chữa

nhà, mua nhà, đất ở 3.674 3,05 25.231 19,13 49.874 18,34 21.557 586,74 24.643 97,67

a. Xây dựng và sửa chữa nhà 984 0,82 10.116 7,67 29.028 10,68 9.132 928,05 18.912 186,95

b. Mua nhà, đất ở 2.690 2,24 15.115 11,46 20.846 7,67 12.425 461,90 5.731 37,92

4. Cho vay Cầm cố sổ tiết kiệm,

Giấy tờ có giá 6.325 5,26 31.029 23,53 49.128 18,07 24.704 390,58 18.099 58,33

5. Cho vay khác 3.996 3,32 26.133 19,81 28.884 10,62 22.137 553,98 2.751 10,53

TỔNG CỘNG 120.270 100,00 131.895 100,00 271.885 100,00 11.625 9,67 139.990 106,14

ĐVT: Triệu đồng

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 Triệ u đồng 2009 2010 2011 Năm

Cho vay tài trợ SXKD

Cho vay XD và sửa chữa nhà, mua Nhà, đất ở

Cho vay Cầm cố sổ tiết kiệm, GTCG Cho vay khác

Hình 8: BIỂU ĐỒ SO SÁNH TỶ TRỌNG DSCV TRUNG, DÀI HẠN TÀI TRỢ SXKD VỚI CÁC LOẠI HÌNH CHO VAY KHÁC TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

Phân tích tỷ trọng DSCV trung, dài hạn tài trợ SXKD qua 3 năm:

Cũng giống như các món vay tài trợ SXKD ngắn hạn, qua 3 năm, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn vẫn chiếm cao nhất trong tổng DSCV trung, dài hạn. Tuy nhiên, so với mức biến động về tỷ trọng cho vay SXKD ngắn hạn vừa phân tích ở trên, biến động của DSCV tài trợ SXKD trung, dài hạn mạnh hơn rõ rệt.

Giai đoạn 2009 – 2010:Một trong những nguyên nhân làm cho tình cho vay tài trợ SXKD diễn biến theo hướng giảm là vì ảnh hưởng của lạm phát.

Lạm phát đã tăng lên vượt mức 1 con số như đã phân tích trong phần trên, Hơn nữa, do lạm phát nên NH trong giai đoạn này phải cắt giảm các khoản tín dụng dài hạn mà chỉ tập trung theo dõi những khoản đã cho vay ngắn hạn và cho vay mới đối với khách hàng có uy tín và có mối quan hệ mật thiết với khách hàng.

Con số cho vay 49.502 triệu đồng trong giai đoạn này chủ yếu là các món vay trung hạn. Việc tiếp cận các món vay dài hạn tài trợ SXKD trong năm 2010 thật sự rất khó khăn cho người dân bởi vì trong khi lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay trên thị trường vẫn ở mức cao và không có dấu hiệu giảm. Do đó, trong năm này, NH chủ động kiểm soát bình ổn lãi suất cho vay ở mức mà khách hàng thân thiết có thể chấp nhận được để duy trì mức tăng trưởng tín dụng. Việc hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng thân thiết tác động không nhỏ đến việc thu nhập

của NH giảm trong năm. Tuy nhiên, điều này là cần thiết để duy trì mức tăng trưởng DSCV trong những năm tiếp theo.

Đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà đất ở, tuy DSCV không cao như cho vay ngắn hạn, nhưng cũng tăng tương đối qua các năm, tỷ trọng của món vay này tăng cao vào năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2011. Nguyên nhân là do:

- Nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân ngày càng nhiều.

- Thủ tục tiếp cận vốn vay tại NH cũng tương đối đơn giản, khách hàng không nhất thiết phải có tài sản riêng để thế chấp tại Ngân hàng để được vay vốn có thể thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay là ngôi nhà mua được. Hơn nữa, thời hạn cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng đã được kéo dài, giúp khách hàng ổn định được chỗ ở để làm việc.

Do đang trong giai đoạn mở rộng các sản phẩm cho vay, các khoản cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, GTCG trong giai đoạn này được NH mở ộng, tỷ trọng DSCV vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể qua 2 năm.

Giai đoạn 2010 – 2011: Tỷ trọng cho vay SXKD tăng trở lại và chiếm 52,96% về số tương đối, vẫn chiếm mức tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV. Các món vay chủ yếu là trung hạn trong giai đoạn này tập trung chủ yếu cho ngành chế biến thực phẩm.

Năm 2011, các ngành nghề thuộc lĩnh vực chế biến đặc biệt là sản xuất, chế biến thực phẩm rất phát triển để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao. Do đó, NH đã xét cấp tín dụng và tái cấp tín dụng khá nhiều cho khách hàng tham gia vào ngành này. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro tín dụng tiềm tàng NH đã rất cẩn thận trong việc chọn lọc trong nghiệp vụ tái xét cấp tín dụng cho khách hàng, và chỉ các khách hàng thân thiết mới có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng.

Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà đất ở và cho vay Cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá cũng tăng tương đối cao qua các năm. Đặc biệt là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, do trong giai đoạn này, NH đang thực hiện mở rộng thêm chính sách cho vay cầm cố trong khi vốn huy động khá lớn (530.234 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,02%), do đó thu hút nhiều khách hàng gửi tiền tại NH chú ý xin vay nhằm hưởng mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất vay và lãi suất gửi tiền.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)