Doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 66 - 68)

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO KHỐI NGÀNH VÀ TỔ CHỨC SXKD TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009 - 2010 2010 - 2011 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

I. Công nghiệp Sản xuất, Chế biến 3.132 1,09 7.556 4,34 17.587 8,04 4.424 141,25 10.031 132,76

1. Các công ty SX chế biến 2.812 0,98 7.119 4,09 16.883 7,72 4.307 153,17 9.773 137,28

2. Các cơ sở SX chế biến 320 0,11 437 0,25 704 0,32 117 36,56 258 59,04

II. Thương nghiệp 283.210 98,91 166.480 95,66 201.245 91,96 -116.730 -41,22 34.765 20,88

1. Các Công ty Thương mại 276.532 96,57 160.112 92,00 192.254 87,85 -116.420 -42,10 32.142 20,07

2. Hộ kinh doanh Thương mại 6.678 2,33 6.368 3,66 8.991 4,11 -310 -4,64 2.623 41,19

TỔNG CỘNG 286.342 100,00 174.036 100,00 218.832 100,00 -112.306 -39,22 44.796 25,74

ĐVT: Triệu đồng

Đối với các ngành thuộc lĩnh vực Công nghiệp Sản xuất, Chế biến:

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tuy có tăng qua các năm nhưng DSCV khối ngành Công nghiệp Sản xuất chế biến thấp hơn rất nhiều, tỷ trọng cao nhất của khối ngành vào năm 2011 là 8,04% tương ứng với 17.587 triệu đồng. Nguyên nhân là do các Công ty và Cơ sở sản xuất xin vay ngắn hạn tại NH chủ yếu là những đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, sản phẩm sản xuất, chế biến chủ yếu là các sản phẩm thiết yếu như: các cơ sở chế biến thức ăn nhanh, các công ty gia công hàng may mặc thô, cơ sở thu mua hàng nông nghiệp,…

Đối tượng cho vay trong các ngành thuộc Công nghệ SX, chế biến chủ yếu là các công ty trong khi con số cho vay đối với các cơ sở Sản xuất chế biến lại nhỏ. Nguyên nhân mà Ngân hàng chú trọng giảm bớt cho vay các cơ sở chế biến nhỏ lẽ mà tập trung cho khách hàng là Doanh nghiệp là bởi vì:

 Quy trình SXKD của các các công ty đã được xét duyệt trước khi xin vay tại NH bởi các cơ quan có thẩm quyền cho nên được giám sát thường xuyên, các cơ sở SXKD thì hoạt động giám sát ngành nghề kém hơn.

Rủi ro tín dụng xảy ra đối với NH sẽ thấp hơn rất nhiều so với các cơ sở chế biến hàng hóa nhỏ lẽ vì giá trị tài sản đảm bảo khi xin vay có giá trị lớn và có tính thanh khoản cao.

 Công nghệ SX chế biến của các công ty tu y ít được đầu tư hơn so với các cơ sở SXKD cùng ngành. Sản xuất, chế biến gia công được số lượng hàng hóa, sản phẩm lớn, do đó chất lượng sản phẩm cao hơn và được người tiêu dùng ưa chuộng nhiều hơn, vì vậy sẽ giúp cho các công ty làm ăn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cho NH.

 NH có thể dễ dàng kiểm soát khả năng tài chính của các công ty và thực hiện đôn đốc, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay dễ dàng hơn so với các cơ sở chế biến nhỏ lẽ, hạn chế rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến NH.

Được NH ưu tiên đặc biệt khi xét vay, có thể thấy rằng, tỷ trọng DSCV cho Thương nghiệp là đáng để chú ý.

 Tỷ trọng cho vay doanh số cho vay lớn hơn rất nhiều lần so với các ngành thuộc khối Công nghiệp chế biến.

 Biến động không ổn định trong 3 năm: giảm mạnh vào 2010 và tăng trở lại trong năm 2011. Nguyên nhân:

+ Trong năm 2010, nhu cầu về xây dựng, sửa chữa nhà ở của người dân tăng cao để đón Tết Nguyên đán, NH phải giảm bớt các khoản cho vay thương nghiệp để cho vay các nhu cầu cấp thiết của người dân.

+ Từ cuối năm 2010, các loại hình cho vay khác như : cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, các dịch vụ hỗ trợ tài chính du học của NH cũng được khách hàng chú ý khá nhiều. Vì vậy, để duy trì sự phát triển của các loại hình này, NH bắt buộc phải giảm bớt số lượng các khoản vay dành cho Thương nghiệp để cung cấp các gói tiện ích này cho khách hàng với lãi suất khá cao.

+ Năm 2011, tình hình huy động vốn tiến triển tốt, thu nợ cũng khả quan vì vậy DSCV dành cho cả hai khối ngành đều tăng trưởng trở lại. Trong năm này,việc thu nợ của NH đạt được tiến triển khá tốt, hệ số thu nợ Ngắn hạn chung cho tất cả các món vay đạt 94,35%. Do vậy, cho nên, không để vốn bị ứ đọng khi thu nợ, NH sử dụng số nợ thu được để tiếp tục giải ngân cho khách hàng xin vay đầu tư vào kinh doanh. Do đó, làm cho DSCV lớn hơn tổng nguồn vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 66 - 68)