Quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 40)

Quy trình cho vay chính là các bước mà Ngân hàng tiến hành thực hiện từ lúc Khách hàng làm hồ sơ xin vay cho đến khi thu được đầy đủ nợ gốc và lãi khi món vay của khách hàng đến hạn.

Quy trình cho vay của Ngân Hàng TMCP Phương Nam CN ĐBSCL được khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NHTMCP PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH ĐBSCL

Giải thích sơ đồ:

[1]: Khách hàng vay vốn làm hồ sơ vay vốn theo yêu cầu và nộp cho NH để

xin vay vốn.

[2]: NH tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, phương án,

dự án SXKD, phương án, dự án phục vụ đời sống…

[3]: Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng trình hồ sơ lên giám đốc để xét

duyệt cho vay.

(4): Giám đốc NH quyết định cho vay hay không, nếu đồng ý cho vay thì: [5]: NH tiến hành giải ngân theo hạn mức cho vay và giao vốn cho khách

hàng như thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.

[6]: NH bắt đầu theo dõi tình hình sử dụng vốn vay trong thời gian cho vay

và tiến hành nghiệp vụ thu nợ theo phương thức thu nợ đã ký kết.

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

3.3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh

3.3.1.1. Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010 và 2011

[1]

Khách hàng làm và nộp hồ sơ xin vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng [2] Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng [3] Cán bộ tín dụng trình giám đốc kết quả thẩm định [6] Theo dõi tình hình sử dụng vốn vay và thu nợ [5] NH tiến hành giải ngân và giao vốn cho khách hàng (4) Giám đốc Ngân hàng quyết định xét duyệt cho vay

- 26 -

Bảng 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM 2009, 2010 VÀ 2011 NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009 - 2010 2010 - 2011 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) I. Vốn huy động 370.317 74,96 450.039 78,13 530.234 90,51 79.722 21,53 80.195 17,82 II. Vốn ĐC từ hội sở 119.455 24,18 121.364 21,07 50.979 8,70 1.909 1,60 -70.385 -57,99 III. Nguồn vốn khác 4.252 0,86 4.635 0,80 4.603 0,79 383 9,01 -32 -0,69 Tổng cộng 494.024 100,00 576.038 100,00 585.816 100,00 82.014 16,60 9.778 1,70 ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 75% 24% 1% Vốn huy động Vốn ĐC từ hội sở Nguồn vốn khác Năm 2011 90% 9% 1% Năm 2010 78% 21% 1%

Hình 3: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN KINH DOANH NHTMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

Phân tích chung về quy mô nguồn vốn:

Được mở rộng liên tục, tổng nguồn vốn đều tăng qua các năm. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 90% vào năm 2011.

Tuy nhiên quy mô nguồn vốn vào năm 2011 lại không được mở rộng nhiều. Nguyên nhân là vốn điều chuyển từ Hội sở đã giảm mạnh và vốn huy động tăng lên cũng khá lớn.

Vốn huy động lớn trong khi vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm mạnh chứng tỏ NH trong năm đã chủ động được rất nhiều về nguồn vốn của mình, đặc biệt trong nghiệp vụ huy động vốn. Do đó không còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ cấp trên. Điều này sẽ giúp Ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn nhất là hoạt động tín dụng.

Về vốn huy động: Là nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức

kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức như nhận tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,…). Đối với nguồn vốn này, Ngân hàng được quyền

sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định tùy theo thỏa thuận, đồng thời phải trả vốn gốc và lãi cho khách hàng gửi tiền khi đến hạn thanh toán hoặc khi được yêu cầu.

Những nguyên nhân có tác động lớn đến tình hình huy động vốn của NH giai đoạn nay là:

- Tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến động, lạm phát tăng cao đặc biệt vào năm 2011, theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê công bố tỷ lệ lạm phát năm này tăng 18,12%. Trong khi đó, Lãi suất huy động VNĐ tương đối thấp được NHNN qui định ở mức trần là 14% (bao gồm cả chi phí khuyến mãi) khiến Ngân hàng gặp khó khăn để duy trì những khách hàng quen thuộc của mình.

- Mức độ cạnh tranh giữa các NHTM để tìm khách hàng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, kết quả huy động vốn từ Bảng 1 cho thấy vốn huy động của NH vẫn duy trì được mức tăng vốn ổn định qua các năm.

Đây thực sự là một tín hiệu cho thấy khả năng huy động nguồn vốn của NH giai đoạn 2009 – 2010 vừa qua là tương đối khả quan. Để đạt được điều này, hệ thống NH nói chung và NHTMCP Phương Nam nói riêng đã hết sức nổ lực trong công tác huy động vốn, các chính sách để duy trì khách hàng đã phát huy được hiệu quả . Trong đó, việc duy trì những khách hàng trung thành làm cơ sở tìm kiếm khách hàng mới được NH chú trọng thực hiện. Chẳng hạn, từ ngày 04/03/2011, NH triển khai sản phẩm mới tiền gửi “RÚT VỐN LINH HOẠT” đối với VNĐ, USD trong toàn hệ thống Ngân hàng Phương Nam. Khi tham gia sản phẩm này, Khách hàng có nhu cầu rút một phần vốn trước hạn, thì phần vốn rút trước hạn đó sẽ được hưởng lãi suất của kỳ hạn thấp hơn liền kề trước đó tính theo thời gian thực gửi. Phần vốn còn lại trong sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi vẫn được hưởng nguyên lãi suất ban đầu. Hơn nữa, thực hiện theo chỉ thị từ Hội sở, tổ chức các hình thức khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng. Vào tháng 08/2011, NH thực hiện chương trình khuyến mãi “QUÀ TẶNG CHO KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH NHẬN WESTERN UNION” mang lại nhiều thành công.

Về vốn Điều chuyển từ Hội sở:

Là nguồn vốn được Hội sở của Ngân hàng chuyển đến khi Chi nhánh Ngân hàng cần, nó cũng là một nguồn vốn khá quan trọng rất cần thiết phải có để bù đắp khi Ngân hàng thiếu vốn.

Trong năm 2009, tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm cao nhất ở 24,18%, và thấp nhất vào năm 2011 chỉ còn 8,7%. Mức độ giảm tuyệt đối và tương đối được thể hiện ở phần Chênh lệch trong Bảng 1.

Giai đoạn 2009 – 2010: Nguồn vốn điều chuyển từ hội sở có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ chỉ hơn 1,9 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này, tình hình kinh tế tương đối khó khăn, trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng lại tăng cao, nguồn vốn huy động của NH bị thiếu linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Vì vậy, vốn điều chuyển từ Hội sở chiếm một tỷ trọng tương đối cao.

Giai đoạn 2010 – 2011: Công tác huy động vốn của NH được thực hiện tốt, vì vậy NH tương đối đã tự chủ được về nguồn vốn kinh doanh của mình.

Về các nguồn vốn khác:

Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu vốn của Ngân hàng, nguồn vốn này bao gồm vốn vay từ NHNN, các TCTD khác và các quỹ trích lập của Ngân hàng như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, Lợi nhuận không chia… cũng tăng trong 2 năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, sang năm 2011 thì nguồn vốn khác đã giảm 32 triệu.

Nguyên nhân là do chi phí lãi trong năm 2011 tăng lên, đặc biệt ngoài lãi suất trả cho khách hàng là cá nhân, tổ chức gửi tiền còn phải trả thêm lãi cho vốn vay tăng thêm từ các TCTD khác (được phân tích trong phần 3.1.1.2), do đó làm lợi nhuận NH giảm, các quỹ trích lập từ lợi nhuận để đưa vào nguồn vốn cũng giảm theo.

3.3.1.2. Khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010 và năm 2011

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ then chốt và quan trọng bậc nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của NH.

Với tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường Ngân hàng hiện nay, khả năng huy động vốn của các NH ngày càng mạnh mẽ với nhiều gói dịch vụ huy động đa dạng, hiện đại, thu hút được phần lớn khách hàng có thu nhập. Hơn nữa, không dừng lại ở việc huy động vốn với quy mô lớn, các NH hiện nay đang hướng đến trở thành các Ngân hàng bán lẽ với phương châm và tiêu chí hoạt động nhanh và hiệu quả, tạo được niềm tin lớn với khách hàng.

Theo Luật các tổ chức tín dụng, NH là tổ chức được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác theo qui định, NH có thể huy động nguồn vốn từ các TCKT, dân cư, từ các khoản tiền gửi Tiết kiệm, Phát hành giấy tờ có giá (Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…) hoặc từ tiền gửi của các TCTD khác. Đối với các khoản vốn huy động từ tiền gửi, có:

+ Tiền gửi từ nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế: Đây là tiền gửi của các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Mục tiêu gửi tiền của nhóm khách hàng này là để thuận tiện trong quá trình sản xuất kinh doanh và giao dịch của họ, tiết kiệm được thời gian, và hưởng được lãi suất tiền gửi. Có hai hình thức gửi tiền của nhóm khách hàng này là Tiền gửi thanh toán dùng để giao dịch thanh toán và NH và Tiền gửi kỳ hạn với hưởng lãi suất gửi tiền theo kỳ hạn.

+ Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình:

- Tiền gửi tiết kiệm: khách hàng gửi tiền vào NH với mục đích gửi tiết kiệm sẽ được NH mở tài khoản và cấp cho khách hàng một thẻ tiết kiệm xác nhận việc gửi tiền. Các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng sẽ được hưởng lãi và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi.

- Tài khoản tiền gửi cá nhân: Là loại tiền gửi mà cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng với mục đích sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như ký séc, hoặc sử dụng cho các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt khác như : thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản, thanh toán khấu trừ tự động tiền điện thoại,…

- Tiền gửi khác: ngoài hay loại tiền gửi trên, tại các NH còn có các loại tiền gửi khác như: Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tiền gửi vốn chuyên dùng,…

+ Ngoài ra, NH còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các chứng từ có giá như là một loại giấy nợ của NH đối với khách hàng. Chứng từ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.

- 31 -

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM 2009, 2010 VÀ 2011 NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009 - 2010 2010 - 2011 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) I. Tiền gửi TCKT, Dân cư và TGTK 295.370 79,76 367.890 81,75 434.882 82,02 72.520 24,55 66.992 18,21

1.Tiền gửi TCKT, Dân cư 120.530 32,55 155.384 34,53 165.450 31,20 34.854 28,92 10.066 6,48

Không kỳ hạn 45.470 12,28 54.126 12,03 45.578 8,60 8.656 19,04 -8.548 -15,79

Có kỳ hạn 75.060 20,27 101.258 22,50 119.872 22,61 26.198 34,90 18.614 18,38 2.Tiền gửi Tiết kiệm 174.840 47,21 212.506 47,22 269.432 50,81 37.666 21,54 56926 26,79

Không kỳ hạn 45.410 12,26 53.472 11,88 52.458 9,89 8.062 17,75 -1.014 -1,90

Có kỳ hạn 129.430 34,95 159.034 35,34 216.974 40,92 29.604 22,87 57.940 36,43

II. Tiền gửi các TCTD khác 48.500 13,10 55.123 12,25 69.874 13,18 6.623 13,66 14.751 26,76

III. Phát hành GTCG 26.447 7,14 27.026 6,01 25.478 4,81 579 2,19 -1.548 -5,73

Tổng vốn huy động 370.317 100,00 450.039 100,00 530.234 100,00 79.722 21,53 80.195 17,82

ĐVT: Triệu đồng

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm

Tiền gửi TCKT, dân cư Tiền gửi Tiết Kiệm Tiền gửi các TCTD khác Phát hành GTCG

Hình 4: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

Giống như tỷ trọng về nguồn vốn huy động chung của các NHTM, tại CN Ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khoản mục Tiền gửi tiết kiệm, tiếp đó là tiền gửi của Tổ chức kinh tế (TCKT), dân cư. Đây là nguồn vốn chiếm có con số huy động lớn nhất trong tổng con số nguồn vốn huy động của NH qua 3 năm phân tích, thấp nhất 79,76% năm 2009 và cao nhất là 82,02% vào năm 2011.

Nhìn vào Hình 4 có thể thấy rằng, xu hướng chung của các loại tiền gửi này đều biến động theo hướng tăng qua các năm. Trong đó, TGTK có tốc độ tăng mạnh nhất và sau đó là tiền gửi của TCKD, dân cư. Biến động ổn định nhất là vốn huy động từ GTCG và chiếm tỷ trọng nhỏ.

Xu hướng biến động qua 3 năm qua cho thấy:

- Tình hình huy động vốn của NH diễn biến rất khả quan, tập trung vào huy động tiền gửi từ các thành phần kinh tế có Sản xuất là đa số, tạo được nhiều mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

- Thế mạnh của NH trong huy động vốn là các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, sẽ giúp cho công tác cho vay theo thời hạn gặp ít rủi ro hơn đặc biệt là Rủi ro thanh khoản, ưu đãi tín dụng dành cho khách hàng sẽ được mở rộng hơn.

- Ngân hàng đã kiểm soát được khả năng huy động vốn từ “Nợ” thông qua việc phát hành các GTCG. Điều này giúp cho chi phí lãi suất cao đối với các khoản vốn huy động này được hạn chế.

Nói chung, trong thời gian qua, NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL đã có những chính sách huy động tương đối hợp lý tập trung vào các khoản tiền gửi mà có thể giúp Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nhất là rủi ro thanh khoản khi Ngân hàng sử dụng nguồn vốn từ huy động này để cấp tín dụng. Tình hình huy động vốn đạt được nhiều khả quan do Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng và có những chính sách thu hút những khách hàng mới và duy trì những khách hàng trung thành. Qua đó, hứa hẹn công tác huy động vốn trong tương lai của NH sẽ ngày càng được thực hiện tốt hơn nữa.

3.3.1.3. Khái quát chung về tình hình hoạt động tín dụng của NH giai đoạn 2009 – 2011

Có sự chuyển giao vốn giữa người tạm thời có vốn nhàn rỗi sang cho người cần vốn, sự chuyển giao này có thời hạn và phải có sự hoàn trả lại vốn gốc ban đầu có kèm theo chi phí sử dụng vốn. Sự chuyển giao gián tiếp đa số được thực hiện thông qua các TCTD và thu về mức chênh lệch giá trị giữa phí phải trả cho người chuyển giao và phí thu về từ người được chuyển giao gọi là lãi suất tín dụng. Tất cả những yếu tố vừa phân tích cho thấy, bản chất của tín dụng chính là mua quyền sử dụng vốn và bán quyền sử dụng vốn.

Ngân hàng cũng như là tổ chức tài chính trung khác có quyền kinh doanh các hoạt động sinh lời. Ngân hàng sẽ mua quyền sử dụng vốn từ người dân bằng cách huy động tiền gửi của họ và trả lãi tiền gửi thời gian gửi tiền đã thỏa thuận với khách hàng. Sau đó, để bù đắp lại chi phí trả lãi đó, Ngân phải có quyền được sử dụng số vốn huy động được để kinh doanh đem lại lợi nhuận bằng đem số vốn mua được thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng. Ngân hàng có thể thực hiện cấp tín dụng với các hình thức phổ biến trên thị trường hiện nay như : cho vay, cho

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 40)