Doanh số cho vay trung, dài hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 77 - 79)

Bảng 12: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN THEO KHỐI NGÀNH VÀ TỔ CHỨC SXKD TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009 - 2010 2010 - 2011 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Công nghiệp Sản xuất chế biến 1.150 1,08 4.513 9,12 8.589 5,96 3.363 292,43 4.076 90,32

a. Các công ty SX chế biến 993 0,93 4.244 8,57 8.197 5,69 3.251 327,39 3.953 93,14

b. Các cơ sở SX chế biến 157 0,15 269 0,54 392 0,27 112 71,34 123 45,72

2. Thương nghiệp 105.125 98,92 44.989 90,88 135.410 94,04 -60.136 -57,20 90.421 200,98

a. Các Công ty Thương mại 95.273 89,65 32.968 66,60 116.459 80,87 -62.305 -65,40 83.491 253,25

b. Hộ kinh doanh 9.852 9,27 12.021 24,28 18.951 13,16 2.169 22,02 6.930 57,65

TỔNG CỘNG 106.275 100,00 49.502 100,00 143.999 100,00 -56.773 -53,42 94.497 190,90

ĐVT: Triệu đồng

Buôn bán, giao thương kể từ sau năm 2007, khi nước ta gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO đã trở nên năng động hơn. Do đó, yêu cầu thị trường kinh doanh ngày càng gay gắt hơn về số lượng, chất lượng mặt hàng cũng được đòi hỏi gay gắt. Tập trung cho vay trung, dài hạn mà chủ yếu là các món vay trung hạn tài trợ SXKD vào khối ngành TN, DSCV của NH tại NH vẫn giữ ở mức cao.

Giai đoạn 2009 – 2010, cho vay các Công ty Thương mại thuộc khối

Thương nghiệp giảm 60.136 triệu đồng, trong khi các Hộ kinh doanh

thương mại thì 2.169 triệu. Nguyên nhân là vì lúc này, một số Hộ kinh doanh xin vay tại NH đã cải tiến thêm hình thức vừa Sản xuất, vừa kinh doanh. Do đó, chi phí đòi hỏi để phục vụ tự Sản xuất của các đơn vị này tăng lên.

Các công ty Kinh doanh thương mại trong giai đoạn này đ ã tự chủ được nguồn vốn kinh doanh được bù đắp từ lợi nhuận, vì vậy, số vay thêm tại NH giảm xuống, con số 44.989 triệu đồng doanh số năm 2010 là số cho vay đối với một bộ phận các Công ty Thương mại “ăn nên làm ra” muốn mở rộng địa bàn kinh doanh của mình. Các công ty này chủ yếu là các công ty kinh doanh thực phẩm, kinh doanh Xuất nhập khẩu và các công ty mua bán hàng hóa tiêu dùng.

Khối ngành Công nghiệp Sản xuất chế biến trong giai đoạn này đã đi vào ổn định về nguồn vốn Sản xuất. Có thể thấy, mức chênh lệch về DSCV dành cho khối ngành chỉ tăng nhẹ 3.363 triệu đồng, tỷ trọng doanh số vẫn thấp, dưới 10%. Vì kinh doanh trong dài hạn, do vậy với lợi nhuận kiếm được, các Công ty và các cơ sở Sản xuất chế biến đã dần tự chủ được vốn để chuẩn bị mở rộng quy mô kinh doanh vào giai đoạn sau.

Giai đoạn 2010 – 2011, là giai đoạn các chính sách tín dụng được tiếp tục được ưu tiên mạnh dành cho các ngành CN SXCB và TN. Năm 2011, các ngành nghề trong cả hai khối đều mở rộng về quy mô. Đáp ứng nhu cầu đó, NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL đã tăng nhu cầu tín dụng cho khách hàng. DSCV CNSXCB tăng thêm 4.076 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,96% tập trung cho các Công ty SXCB,DSCV trung, dài hạn khối TN tăng thêm 90.421 triệu, tỷ trọng 94,04% (tăng 3,15% về mức tỷ trọng so với năm 2010).

- 63 -

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 77 - 79)