NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN
Thế mạnh cho vay của NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL hiện nay đó là cho vay khối ngành thuộc Công nghiệp Sản xuất chế biến và khối ngành Thương nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung trong thời gian qua, dư nợ cho vay ngắn lẫn trung và dài hạn đối với khối ngành Công nghiệp Sản xuất chế biến chưa cao, chiếm tỷ trọng khá thấp trong Tổng dư nợ cho vay.
Với các chính sách thúc đẩy sản xuất hiện nay của Chính phủ, hệ thống NHTM nói chung, NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL nói riêng nên mở rộng mức tăng trưởng tín dụng cho những ngành nghề liên quan đến khối ngành này. Trong đó:
- Có thể mở rộng quy mô cho vay trên nhiều lĩnh vực SXKD như: cho vay ngắn hạn xuất khẩu hàng nông sản, cho vay tài trợ vốn ngắn hạn chế biến hàng gia công từ nước ngoài,…
- Mở rộng thời hạn cho vay, đặc biệt là cho vay trung dài hạn, thỏa thuận lãi suất hợp lý trong cho vay để khối ngành có thể hạn chế được chi phí SX, tạo điều kiện để quy mô SXKD được mở rộng bền vững.
- Tăng cường cho vay các Hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất ngoài khu vực thành thị, tạo điều kiện cho các cơ sở, các Hộ kinh doanh này thuận lợi về vốn khi gia nhập ngành.
- Cần kết hợp cho vay hỗ trợ chi phí sản xuất với việc cho vay nhập khẩu quy trình công nghệ mới phục vụ sản xuất, hỗ trợ chi phí cải tiến công nghệ. Hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho khối ngành SXKD, cơ cấu lại thời hạn cho vay dành cho khối ngành.
- Hạn chế các khoản cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất như xây dựng, chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng có thu nhập trung bình có nhu cầu cấp bách về
nhà ở để tăng mức Dư nợ dành cho các khối ngành Công nghiệp chế biến Sản xuất, nâng cao tỷ trọng cho vay cho khối ngành này.
5.2. ĐẨY MẠNH CHO VAY TÀI TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH NHỎ VÀ VỪA