Phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng và mạnh mẽ của khu vực bằng chiến lược phát triển phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực tài chính như: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,…
Tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm và công nghệ, hoàn thiện các qui trình nội bộ (bao gồm quản trị
doanh nghiệp và quản trị rủi ro), liên kết cùng phát triển vì mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và của cộng đồng nói chung.T
Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và năng lực tài chính lành mạnh.
Trải rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc để mở rộng thị phần về các dịch vụ tài chính, làm cầu nối đưa hình ảnh ngân hàng đến gần hơn với khách hàng.
3.2. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Vào năm 2003, NHTMCP Phương Nam quyết định sáp nhập với NHTMCP Cái Sắn và đặt tên cho NH được sáp nhập này là NHTMCP Phương Nam Chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL đã đạt được nhiều thành công và đối với khách hàng đã tạo được uy tín trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, vui vẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, NH đã và đang khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình trong chiến lược phát triển của toàn hệ thống và sự phát triển của toàn xã hội, xứng đáng với phương châm mà Ban giám đốc NH đặt ra đó là trở thành NH “của dân”.
Hiện nay, trụ sở chính của NH đặt tại số 79-81 đường Phan Đình Phùng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL 3.2.2.1. Sơ đồ tổ chức 3.2.2.1. Sơ đồ tổ chức
Tại NH TMCP Phương Nam CNĐBSCL hiện có 4 bộ phận chính và 1 hệ thống các phòng giao dịch của NH bao gồm:
Ban giám đốc,
Phòng Hành chính nhân sự,
Phòng Kế hoạch Kinh doanh,
Phòng kế toán ngân quỹ
Các Phòng giao dịch (PGD): PGD Cần Thơ, PGD Thốt Nốt, PGD Ô Môn, PGD Ninh Kiều, PGD Cái Khế và một Quỹ tiết kiệm Tây Đô.
Sau đây là sơ đồ tổ chức của NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL:
Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHTMCP P HƯƠNG NAM CN ĐBSCL
3.2.2.2. Chức năng của từng bộ phận
a. Ban Giám đốc
Ban giám đốc NH có nhiệm vụ:
- Điều hành, quản lý mọi hoạt động trong NH, phân chia công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban trực thuộc, chịu trách nhiệm chung về các vấn đề phát sinh tại NH.
- Chỉ đạo chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của NH.
- Tiếp nhận các ý kiến và thông tin phản hồi từ các bộ phận cấp dưới nhằm kịp thời chấn chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.
b. Phòng Hành chánh Nhân sự
- Lập kế hoạch, Chương trình và tổ chức thực hiện việc quản lý nhân sự, quy hoạch cán bộ, chi trả lương cho nhân viên lao động. Tổ chức tìm kiếm, đào tạo nguồn nhân lực khi có nhu cầu, thực hiện chính sách cán bộ, công tác thi đua khen thưởng.Tổ chức kế hoạch thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động, lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lương, công tác hành chính theo qui định.
PGD CẦN THƠ QTK TÂY ĐÔ PGD THỐT NỐT PGD Ô MÔN PGD NINH KIỀU PGD CÁI KHẾ BAN GIÁM ĐỐC P. HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ P. KẾ HOẠCH KINH DOANH P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
c. Phòng Kế hoạch Kinh doanh
- Tổ chức các kế hoạch về tiếp cận thị trường, thu thập thông tin về kinh tế, tài chính và nhu cầu xã hội về tài chính.
- Đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tham mưu về chính sách, chiến lược hoạt động cho Ban giám đốc.
- Tìm kiếm khách hàng và duy trì quan hệ với khách hàng theo chiến lược hoạt động của NH, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo chế độ tín dụng hiện hành, tiếp nhận và lắng nghe ý kiến khách hàng, tổ chức tư vấn, hỗ trợ quy trình nghiệp vụ cho khách hàng.
- Thẩm định các dự án đầu tư, Phương án kinh doanh của khách hàng vay vốn. Kiểm tra, giám sát các khoản vay, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất các phương án xử lý nợ quá hạn.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ, các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong và ngoài nước.
- Thực hiện các công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, lập và lưu trữ các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định thanh toán ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ và bão lãnh theo chế độ qui định.
- Tổ chức quản lý và theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản và tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho thuê ngoài.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao phó.
d. Phòng Kế toán Ngân quỹ
- Theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ về giao dịch phát sinh, thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, lập báo cáo về các hoạt động kinh tế tài chính theo qui định.
- Theo dõi, hạch toán và thông báo về nghiệp vụ thu nợ, trả nợ tiền gửi của khách hàng.
- Lập bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hằng ngày để trình lên giám đốc, thực hiện chiết khấu chứng từ có giá, mở tài khoản tiền gửi, mở L/C, chuyển tiền điện tử…và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kế toán trong Ngân hàng do Ban giám đốc giao phó.
Các PGD và Quỹ tiết kiệm trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng chịu sự quản lý của NH và có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh mà chi nhánh Ngân hàng giao cho.
3.2.3. Các hoạt động kinh doanh chính của NH 3.2.3.1. Nghiệp vụ Huy động vốn 3.2.3.1. Nghiệp vụ Huy động vốn
Cũng giống như các Chi nhánh NH Thương mại khác, NHTMCP Phương Nam Chi nhánh ĐBSCL cũng hoạt động kinh doanh dựa trên nguồn vốn huy động là chủ yếu. Nguồn vốn này là nguồn sinh lợi chính yếu của NH vì NH sử dụng nó để thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh về tiền tệ. Tại NH, các phương thức huy động vốn chủ yếu được sử dụng là :
- Huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước dưới hình thức nhận tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn,…).
- Huy động từ việc đi vay các tổ chức tín dụng khác, vay từ NH Nhà nước, vay trên thị trường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu,…
- Huy động vốn thông qua hệ thống thanh toán liên NH.
- Các hình thức khác như tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác về vốn của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.
3.2.3.2. Hoạt động cho vay và bảo lãnh
- Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực như : cho vay tài trợ SXKD, cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà đất ở, cho vay chiết khấu giấy tờ có giá,…Trong đó, đặc biệt chú trọng cho vay tài trợ đầu tư SXKD.
- Bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, bảo lãnh phát hành các chứng từ có giá, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu,...
- Cho vay và bảo lãnh khác theo chỉ định của Nhà nước. 3.2.3.3. Dịch vụ kế toán, thanh toán và Ngân quỹ
- Mở dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển tiền điện tử liên Ngân hàng.
- Mở tài khoản và dịch vụ thanh toán cho khách hàng đầu tư sản xuất kinh doanh và thanh toán theo yêu cầu khác, thực hiện dich vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt, dịch vụ Western Union.
- Các dịch vụ công nghệ cao như Mobile banking, Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking,…
3.2.4. Một số quy định về Chính sách tín dụng NHTMCP Phương Nam CN ĐBSCL CN ĐBSCL
3.2.4.1. Đối tượng cho vay
Áp dụng theo Điều 1, khoản 1, quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005, đối tượng cho vay của NH là: các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài.
3.2.4.2. Nguyên tắc cho vay
Cũng dựa trên nguyên tắc trong tín dụng, NH cho vay cũng theo những nguyên tắc:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng với mục đích đã ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Nợ gốc và lãi phải được hoàn trả đúng hạn đã thỏa thuận.
3.2.4.3. Điều kiện cho vay
Theo qui định của NH, khách hàng có đủ các điều kiện sau đây sẽ được NH xem xét chấp nhận cho vay:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của Pháp luật.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có đủ khả năng tài chính để có thể hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ khả thi và hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của Pháp luật.
- Có đủ khả năng về tài sản đảm bào tiền vay theo qui định.
3.2.4.4. Thời hạn cho vay
Tùy theo nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của NH, thời hạn cho vay sẽ do thỏa thuận giữa các bên được ghi trên hợp đồng tín dụng. Thông thường, để xác định thời hạn của một khoản vay dành cho khách hàng, NH sẽ căn cứ vào các yếu tố chính sau :
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn,
- Thời gian hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, - Khả năng trả nợ của khách hàng,
- Nguồn vốn của NH có thể đáp ứng.
3.2.4.5. Phương thức cho vay
Hiện nay, NH TMCP Phương Nam Chi nhánh ĐBSCL có các phương thức cho vay sau đây:
- Cho vay từng lần: đây là phương thức cho vay tài trợ ngắn hạn và đáp ứng vốn theo phương thức cho vay từng lần đối với các khách hàng có nhu cầu vốn trong ngắn hạn hay theo thời vụ. Mỗi lần vay, khách hàng phải làm lại hồ sơ xin vay và NH phải thẩm định lại phương án sản xuất kinh doanh để đáp ứng yêu cầu vay của khách hàng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà NH và khách hàng thỏa thuận một hạn mức cho vay duy trì trong một khoản thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ SXKD. Theo đó, số tiền vay sẽ được NH giải ngân một lần hoặc giải ngân theo tiến độ SXKD của khách hàng. Tuy nhiên, tổng số tiền giải ngân cho vay không được vượt quá hạn mức được thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng và đến hết thời hạn tín dụng, khách hàng phải đảm bảo hoàn trả tiền gốc và lãi theo nguyên tắc đã ký kết.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Đây thực chất là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, có một điểm cải tiến của phương thức này so với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là NH sẽ cam kết cho khách hàng vay trong một hạn mức thỏa thuận và sẽ không vì tình trạng thiếu vốn của NH mà từ chối cho vay. Theo đó, khi chấp nhận cho vay theo phương thức này, NH phải giảm bớt các món vay của các khách hàng khác để cho khách hàng có cam kết vay. Chính vì thế, khách hàng được NH cam kết cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng này, mức phí này do NH với khách hàng thỏa thuận nhưng thông thường, mức phí này chính là chênh lệch giữa hạn mức tín dụng và số tiền vay thực tế của khách hàng.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Sau quá trình thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng để đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, dự án phục vụ đời sống,
nếu chấp nhận cho vay thì NH sẽ tiến hành theo dõi tiến độ thực hiện của dự án và tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo phương thức này, thời hạn trả nợ thường được NH gia hạn cho khách hàng sau khi dự án hoàn thành một khoảng thời gian đi vào hoạt động có lợi nhuận. NH thường cho vay trung hoặc dài hạn đối với phương thức cho vay này.
Phương thức cho vay theo dự án đầu tư đòi hỏi NH phải có một quá trình thẩm định kỹ lưỡng và phải được tiến hành rà soát qua nhiều bước bởi vì việc quyết định cho vay hay không cho vay các dự án ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư và các yếu tố khác như môi trường, sức khỏe của người dân. Nếu chấp nhận cho vay một dự án sản xuất mà trong quá trình tiến hành sản xuất có ảnh hưởng nhiều đến môi trường và sức khỏe thì rất dễ gặp rủi ro và ngược lại.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: NH sẽ chấp thuận cho khách hàng vay chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng theo hạn mức đã thỏa thuận. Quá trình cho vay, thu tiền gốc và lãi của NH sẽ được thực hiện thông qua việc nộp tiền và rút tiền của khách hàng từ tài khoản. Phương thức cho vay này của NH dành cho những khách hàng có uy tín và có khả năng tài chính tốt.
3.2.4.6. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay được áp dụng theo qui định hiện hành của NH Nhà nước. Thực hiện theo chỉ thị 01 của NH Nhà nước ngày 13 tháng 02 năm 2012 ưu tiên về lãi suất cho vay trong lĩnh vực SXKD và nông nghiệp, xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động.
Lãi suất vay theo các phương thức được thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng, các thỏa thuận về lãi suất gia hạn nợ cũng được thỏa thuận trên hợp đồng dựa trên qui định của NHNN về lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn.
3.2.5. Quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng
Quy trình cho vay chính là các bước mà Ngân hàng tiến hành thực hiện từ lúc Khách hàng làm hồ sơ xin vay cho đến khi thu được đầy đủ nợ gốc và lãi khi món vay của khách hàng đến hạn.
Quy trình cho vay của Ngân Hàng TMCP Phương Nam CN ĐBSCL được khái quát qua sơ đồ sau:
Hình 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NHTMCP PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH ĐBSCL
Giải thích sơ đồ:
[1]: Khách hàng vay vốn làm hồ sơ vay vốn theo yêu cầu và nộp cho NH để
xin vay vốn.
[2]: NH tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, phương án,
dự án SXKD, phương án, dự án phục vụ đời sống…
[3]: Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng trình hồ sơ lên giám đốc để xét
duyệt cho vay.
(4): Giám đốc NH quyết định cho vay hay không, nếu đồng ý cho vay thì: [5]: NH tiến hành giải ngân theo hạn mức cho vay và giao vốn cho khách