Doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 68 - 71)

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng và tình hình thu nợ của NH. DSTN thể hiện các khoản nợ mà NH đã thu được tính trong một khoảng thời gian nhất định (thường là tháng, quý, năm).

Chỉ tiêu này đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá chất lượng quản lý nợ của NH trong từng thời kỳ. Nếu DSTN biến động theo xu hướng tăng đều qua các năm cùng với sự tăng trưởng của DSCV, cho thấy tình hình thu nợ của NH là tốt. Ngược lại, DSTN biến động giảm hoặc biến động không theo xu hướng của DSCV là một dấu hiệu chưa tốt lắm đối với việc thu nợ của NH.

- 53 -

Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO KHỐI NGÀNH VÀ TỔ CHỨC SXKD TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CN ĐBSCL QUA 3 NĂM

NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009 - 2010 2010 - 2011 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

1. Công nghiệp Sản xuất chế biến 4.500 2,57 19.379 13,95 16.789 9,04 14.879 330,64 -2.590 -13,36

a. Các công ty SX chế biến 4.185 2,39 18.969 13,65 16.254 8,75 14.784 353,26 -2.715 -14,31

b. Các cơ sở SX chế biến 315 0,18 410 0,30 535 0,29 95 30,16 125 30,49

2. Thương nghiệp 170.560 97,43 119.557 86,05 168.921 90,96 -51.003 -29,90 49.364 41,29

a. Các Công ty Thương mại 165.021 94,27 113.875 81,96 162.711 87,62 -51.146 -30,99 48.836 42,89

b. Hộ kinh doanh 5.539 3,16 5.682 4,09 6.210 3,34 143 2,58 528 9,29

TỔNG CỘNG 175.060 100,00 138.936 100,00 185.710 100,00 -36.124 -20,64 46.774 33,67

ĐVT: Triệu đồng

Đối với các ngành thuộc lĩnh vực Thương nghiệp

Bảng trên cho thấy, các công ty Thương mại thuộc khối Thương nghiệp vẫn được NH theo dõi tình hình tín dụng chặt chẽ hơn so với khối ngành Công nghiệp chế biến.

Đánh giá chung, DSTN 3 năm của khối Thương nghiệp biến động

theo xu hướng giảm và tăng. Chênh lệch thu nợ Thương nghiệp năm 2009 - 2010 giảm 51.003 triệu, mức giảm theo tỷ lệ giảm là 29,90%, sau đó qua năm 2011, số lượng thu nợ lại tăng trở lại với một mức tuyệt đối xấp xỉ con số đã giảm trước đó, 49.364 triệu đồng.

Nguyên nhân:

DSTN ngắn hạn Thương nghiệp biến động cùng với DSCV ngắn hạn khối Thương nghiệp.

Nhìn vào Bảng 8 (DSCV ngắn hạn theo khối ngành nghề và tổ chức SXKD tại NH qua 3 năm) ta sẽ thấy, năm 2010, DSCV Thương nghiệp giảm đi 41,22%, sau đó biến động tăng trở lại thêm 20,88% vào năm 2011. Vì thế, DSTN cũng có xu hướng biến động theo khá mạnh.

Bên cạnh đó, đa số các khoản nợ ngắn hạn khi giải ngân cho vay sẽ được NH thu ngay sau khi kết thúc kỳ hạn khoảng 1 tháng. Vì thế, việc thu nợ này của NH làm tác động lớn đến biến động giảm rồi lại tăng của DSTN qua các năm.

Đối với các ngành thuộc lĩnh vực Công nghiệp Sản xuất, Chế biến:

DSTN biến động ngược lại đối với khối Thương nghiệp theo xu hướng tăng – giảm. Hơn nữa, số thu nợ đối với khối ngành so với DSCV lại cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do lãi suất vay trên thị trường tăng cao, nên nhiều Công ty chế biến dè dặt trong việc trả nợ vì e ngại sẽ khó vay lại với lãi suất cao, đặc biệt là các Công ty SXKD chưa có mối quan hệ mật thiết với NH. Do vậy, NH cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ. Bình quân lãi suất cho vay trên thị trường vào đầu năm 2011 là 18 – 22% theo báo cáo của NHNN. Vì thế, NH chỉ tập trung vào các khoản nợ cho khối ngành vào những năm trước. Các khoản nợ do tập hợp ở nhiều năm chưa thu được và khi thu về làm cho DSTN đặc biệt bị dồn tích trong 3 năm nên có tỷ trọng thu nợ cao đặc biệt là vào năm 2010.

- 55 -

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 68 - 71)