Sự cần thiết cấp bách phải giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường thcs quận gò vấp – tp hcm (Trang 33 - 36)

* Xét từ gĩc độ xã hội

Sự hình thành và phát triển KNS trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người trong xã hội hiện nay. Hội nghị giáo dục thế giới họp tại Senegan

(2000) đã thơng qua kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người gồm cĩ 6 mục tiêu lớn trong đĩ mục tiêu thứ 3 đã vạch ra rằng “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả các thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thơng qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và chương trình KNS thích hợp”. [37]

Mục tiêu này đặt ra yêu cầu của quốc gia đảm bảo cho người học được tiếp cận những chương trình KNS phù hợp. Mục tiêu thứ 6 của chương trình cũng khẳng định: Nâng cao tồn bộ các mặt của chất lượng giáo dục và đảm bảo cĩ thể nhận rõ và đo được những kết quả đĩ về các kỹ năng cơ bản của KNS.

UNESCO đã xác định những lĩnh vực cần được quan tâm đặc biệt về giáo dục KNS, bao gồm:

- Liên quan đến việc làm: các chương trình giáo dục KNS trong giáo dục nghề nghiệp thường khơng tồn tại độc lập mà được tích hợp vào các chương trình dạy kỹ năng nghề nghiệp (chính quy hoặc khơng chính quy). Điều này cho phép thực hiện đồng thời 2 mục tiêu: một là để tăng cường cơ hội học tập, chuẩn bị cho cá nhân bước vào thế giới cơng việc bằng việc tạo cho họ đầu vào là các kỹ năng nghề nghiệp; hai là tăng cường tính hiệu quả và sự phù hợp của cá nhân với các kỹ năng nghề được đào tạo (cĩ đáp ứng nhu cầu của thị trường khơng? Cĩ đáp ứng đầy đủ mong muốn của cá nhân khơng? Cĩ giúp nâng cao mức thu nhập của họ khơng? Cĩ giảm những tổn thương/thiệt hại về kinh tế, xã hội của họ khơng?).

- Liên quan đến sức khỏe, HIV/AIDS và lạm dụng ma túy: hội nghị Giáo dục thế giới đã nhận thức được nhu cầu cấp bách hiện nay là đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS là 1 trong 15 nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững. Một chương trình phịng tránh HIV tốt là nĩ cĩ thể tạo ra sự thay đổi hành vi để làm giảm những nguy cơ của nhiễm HIV. Điều này càng đúng khi những chương trình này cung cấp các thơng tin cơ bản và giúp thanh thiếu niên phát triển những kỹ năng sống cần thiết để đề ra quyết định và hành động theo những quyết định liên quan đến sức khỏe.

- Liên quan đến xung đột và bạo lực: Giáo dục là trọng tâm của mọi chiến lược xây dựng hịa bình. Điều đĩ cĩ nghĩa là thơng qua giáo dục (chính quy và

khơng chính quy) những cá nhân cĩ được kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng sống cần thiết để xây dựng nền mĩng vững chắc cho lịng tơn trọng quyền con người, các nguyên tắc dân chủ và chống lại bạo lực, tội ác. Tiếp cận KNS tạo ra một mơ hình mà mỗi người cĩ thể phát triển các kỹ năng phân tích, tư duy phê phán, ra quyết định (học để biết): tự trọng, thiện chí, sáng tạo (học để tự khẳng định mình); giao tiếp sống với người khác, giải quyết xung đột, hợp tác và cam kết xã hội (học để chung sống với mọi người) giải quyết ổn thỏa đối với mọi việc khác nhau (học để làm).

* Xét từ gĩc độ giáo dục

KNS của người học được xác định là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Vì thế, trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar về giáo dục cho mọi người, KNS được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá KNS cho người học. Tổ chức giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường, xét cho cùng là để nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục KNS là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của người học cĩ năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác, thực hiện giáo dục KNS thơng qua những phương pháp hướng đến người học (lấy người học làm trung tâm) và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trị tham gia chủ động, tự giác của người học và vai trị chủ đạo của người dạy sẽ cĩ những tác động tích cực đối với những mối quan hệ người dạy và học, người học với người học. Đồng thời, người học cảm thấy họ được tham gia vào các vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cực hơn.

Như vậy, giáo dục KNS cho người học, cụ thể là học sinh THCS đồng thời thể hiện tính khoa học và nhân văn của giáo dục.

* Xét từ gĩc độ văn hĩa, chính trị

Giáo dục KNS giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền cơng dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế. Giáo dục KNS giúp

con người sống an tồn, lành mạnh và cĩ chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hĩa đa dạng và với nền kinh tế phát triển và thế giới được coi là mái nhà chung.

* Xét theo yêu cầu của sự phát triển bền vững

Trong số 15 nội dung cơ bản về giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được UNESCO xác định thì cĩ rất nhiều nội dung thống nhất với giáo dục KNS để giải quyết các vấn đề cụ thể như: quyền con người, hịa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hĩa và hiểu biết về giao lưu văn hĩa, sức khỏe, HIV/AIDS, các nội dung về bảo vệ mơi trường, giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể. Đồng thời hình thành được những KNS cốt lõi như kỹ năng đặt mục tiêu: kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định giúp cho mỗi cá nhân cĩ thể định hướng tới cuộc sống lành mạnh, phù hợp với các giá trị sống của xã hội, để cĩ chất lượng cuộc sống và cĩ những hành vi tích cực trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống giúp thúc đẩy phát triển bền vững của cả cá nhân và của tập thể. Bên cạnh những kỹ năng sống sĩt cốt lõi trên, những kỹ năng sống chung như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thiện chí, suy nghĩ tích cực cịn được áp dụng vào giải quyết các nội dung cụ thể để tạo sự phát triển bền vững.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục KNS tại trường THCS 1.4.1. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là gì?

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường thcs quận gò vấp – tp hcm (Trang 33 - 36)