Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của Công ty Viễn Thông FPT trong 5 năm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty Viễn Thông FPT . (Trang 93 - 104)

3. Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL doanh nghiệp

3.3 Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của Công ty Viễn Thông FPT trong 5 năm

tới.

Chất lượng đào tạo nâng cao trình độ là nhân tố quan trọng của chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp. Từ trước đến nay Công ty Viễn Thông FPT đã phần nào nhận thức được vấn đề này.

Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý được hiểu là quá trình giáo dục các giá trị và phẩm chất, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý sâu rộng và thành thạo dưới nhiều hình thức; sử dụng và tạo mọi điều kiện để các cán bộ quản lý có thể phát huy cao nhất khả năng làm việc một cách sáng tạo, hiệu quả trong công việc.

Điều này cũng có nghĩa là một mặt phải tăng cường các kiến thức và kỹ năng ở trình độ cao hơn, rộng hơn, sâu hơn tức là nâng cao năng lực cá nhân cho các cán bộ, mặt khác phải tạo điều kiện nâng cao khả năng làm việc thực tế của cán bộ nhằm khai thác triệt để năng lực tốt nhất của họ, giúp Công ty sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.

Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài, thì hầu như toàn bộ cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên viên về lĩnh vực kinh tế, tài chính, kỹ thuật đều phải được đào tạo thêm về chuyên môn, hoàn thiện các kỹ năng, các kiến thức hỗ trợ công việc (tin học, ngoại ngữ, giao tiếp,…)

Rừ Ràng so với cơ cấu tư vấn, chất lượng đào tạo hiện trạng của đội ngũ CBQL của công ty Viễn Thông FPT còn rất nhiều vấn đề về đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo mới, trong thời gian tới Công ty phải có bước đột phá trong công tác đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của Công ty về cả số lượng và chất lượng. Những cán bộ đứng đầu các cấp quản lý như cán bộ quản lý điều hành là đối tượng phải được quan tâm đầu tiên sau đó là đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn nghiệp vụ.

3.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của công ty Viễn Thông PT trong 5 năm tới.

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động và chiến lược kinh doanh của Công ty Viễn Thông FPT, vào các mục tiêu phát triển trong 5 năm tới mở rộng thêm 10-15 chi nhánh tỉnh và căn cứ vào hiệu lực quản lý và thực trạng được đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nêu ở chương 2 chúng ta xác định được nhu cầu đổi mới vấn đề đào tạo CBQL cho công ty.

Yếu tố về việc sắp xếp, bố trí, sử dụng phát huy năng lực lãnh đạo trong điều hành sản xuất kinh doanh, phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo rất quan trọng.

Người cán bộ được bố trí đúng ngành nghề, trình độ đào tạo sẽ phát huy sức sáng tạo, niềm say mê, hứng thú trong quản lý con người, công việc, tạo năng suất lao động cao, mọi công việc hoàn thành tốt.

Xác định nhu cầu đào tạo là việc làm quan trọng nhất trong chiến lược đào tạo.

Việc xác định nhu cầu đào tạo gồm các điểm chính như sau:

Tần suất xác định nhu cầu đào tạo:

Tối thiểu một năm phải xác định nhu cầu đào tạo một lần đối với Ban Tổng Giám đốc Công ty, 06 tháng một lần đối với cấp Giám đốc chi nhánh, Trưởng, phó các phòng, ban, trung tâm.

Cách thực hiện xác định nhu cầu đào tạo:

- Nguyên tắc thực hiện do cấp trên xác định cho cấp dưới: Ban Tổng Giám đốc Công ty xác định nhu cầu đào tạo cho các Giám đốc chi nhánh Trưởng, phó các phòng, ban, trung tâm. Riêng việc xác định nhu cầu đào tạo cho Ban Tổng Giám đốc Công ty được thực hiện bởi tập đoàn FPT và đối tác tư vấn bên ngoài. Căn cứ kết quả thu được sau khi xác định nhu cầu đào tạo của từng loại cán bộ quản lý trong Công ty, Ban Nhân Sự là đơn vị chức năng tham mưu cho ban tổng Giám đốc Công ty về công tác đào tạo sẽ tổng hợp báo cáo Ban Tổng Giám đốc để ra quyết định cuối cùng về nhu cầu đào tạo.

- Phương pháp thực hiện xác định nhu cầu:

+ Phỏng vấn

+ Bài đánh giá: về năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý đội nhóm, năng lực đổi mới và sáng tạo, năng lực giải quyết mâu thuẫn, quản lý sự thay đổi, khả năng truyền đạt - huấn luyện, năng lực hoạch định và quản lý nguồn nhân lực.

+ Phân tích bảng mô tả công việc

-Lưu trữ và cập nhật hồ sơ nhu cầu đào tạo do Ban Nhân Sự thực hiện.

Theo các nhà khoa học quản lý nội dung đào tạo phải đáp ứng, phù hợp với nhu cầu sử dụng kiến thức của từng loại cán bộ quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Vận dụng tư vấn của GS, TS Đỗ Văn Phức [13, tr 292] nội dung chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho các loại cán bộ đứng đầu các cấp quản lý Công ty Viễn Thông FPT phải bù đắp để đảm bảo cơ cấu các mảng kiến thức Kỹ thuật công nghệ – Kinh tế QTKD - Quản lý như bảng sau:

Bảng 3.3 Xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty Viễn Thông FPT trong 5 năm tới

Các chức vụ quản lý điều hành

Kiến thức kỹ thuật công

nghệ

Kiến thức kinh tế -

QTKD

Kiến thức và kỹ kỹ năng

quản lý

1. Ban Giám đốc Công ty 4 1 5

2.Giám đốc chi nhánh,Trưởng,

phó phòng ban của Công ty. 50 45 95

Như vậy, căn cứ vào nhu cầu cán bộ giai đoạn 5 năm tới và các năm sau, muốn nâng cao trình độ quản lý, điều hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL để đủ sức gánh vác công việc của Công ty, với chiến lược phát triển, tăng trưởng về mọi mặt, đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp đồng bộ trong việc tổ chức đào tạo mới; đào tạo lại để có kế hoạch đào tạo sát với thực tế và phù hợp, cần rà sát đánh giá toàn bộ đội ngũ CBQL, những nhân viên có trình độ học vấn, có triển vọng để

đưa vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phù hợp từng loại cán bộ, chuyên ngành, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Công ty và phù hợp với nguồn lực cán bộ.

3.3.2. Xác định mức độ hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của Công ty Viễn Thông FPT trong 5 năm tới.

Dựa trên số liệu về số lượng đào tạo, trách nhiệm của lănh đạo Công ty Viễn Thông FPT là phải hỗ trợ các suất đào tạo, nhằm giữ và thu hút cán bộ trước đối thủ cạnh tranh. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đơn vị, vào hiệu lực quản lý và thực trạng được đào tạo nêu ở chương 2 chúng ta xác định được rằng: Để cho công tác đào tạo đạt chất lượng cao, Công ty cần có các biện pháp nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo như:

- Đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Thành lập quỹ khuyến học.

- Các chính sách về hỗ trợ học bổng, khuyến khích các cán bộ tự nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc.

- Phân cấp đào tạo.

- Kinh phí đào tạo gồm của tập đoàn và của công ty, sự đóng góp thêm của người đi học.

Song song với các giải pháp đã nêu trên, đặc biệt trong những năm tới Công ty phải đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi cụ thể về mặt số lượng người được hỗ trợ đào tạo, % suất hỗ trợ, tổng tiền …

So với các đối thủ cạnh tranh trong những năm tới (như Công ty viễn thông quân đội Viettel), chúng tôi đề xuất mức đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ cán bộ của Công ty Viễn Thông FPT trong giai đoạn 5 năm tới như sau:

Bảng 3.4 Giải trình đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của công ty Viễn Thông FPT trong 5 năm tới Nội dung của chính

sách hỗ trợ đào tạo

Thực trạng của Công ty Viễn

Của đối thủ cạnh tranh thành

Đề xuất cho Công ty Viễn Thông

Thông FPT năm 2011

công (công ty Viễn Thông Viettel) 5 năm tới

FPT 5 năm tới

1.Số lượt cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ bình quân hàng năm

04 20 20

2. Cơ cấu nguồn tiền chi cho đào tạo

Tập đoàn 0%

Công ty 50-70%

Người học 30-50%

Tập đoàn 30%

Công ty 50-70%

Người học 0-20%

Tập đoàn 30%

Công ty 60-70%

Người học 0-10%

3.Mức độ(%) hỗ trợ: 50% - 70% 80% - 100% 90% - 100%

4.Suất hỗ Trợ (triệu

VNĐ) 50 70 70

5.Tổng số tiền hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ (triệu VNĐ)

120 1260 1330

Như vậy, để có chính sách hỗ trợ đào tạo CBQL hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL Công ty Viễn Thông FPT 5 năm tới cần nâng cao mức hỗ trợ/lượt đào tạo và tăng từ 1 lượt lên 2 lượt /năm. CBQL của công ty sẽ được hỗ trợ ở mức cao, hợp lý, khích lệ CBQL học tập khoa học sáng tạo. Khi đó CBQL của doanh nghiệp sẽ thực sự hứng khởi, có động cơ học tập đúng đắn, không ngừng học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cả về lý thuyết lẫn thực hành để thực sự nâng cao trình độ bản thân.

3.3.3. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của Công ty Viễn Thông FPT trong 5 năm tới.

Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào động cơ học tập, nội dung và phương pháp đào tạo. Nếu cán bộ quản lý được đào tạo nâng cao trình độ để sau đó được

đảm nhiệm chức vụ, vị trí công tác tốt hơn, sẽ được đánh giá, đãi ngộ cao hơn thì vấn đề động cơ học tập đã được giải quyết.

Theo GS.TS Đỗ Văn Phức, phải tổ chức hệ thống đào tạo khoa học, đào tạo không tiếc tiền đầu tư, đào tạo một cách căng thẳng về thời gian, đào tạo theo một cơ cấu kiến thức và cách thức thích hợp… thì mới có được đội ngũ cán bộ quản lý theo ý muốn. Để được cái quan trọng, cao quý phải được trả giá cao. Đó là logic bình thường.

Chương trình đào tạo mang tính chất ngắn hạn: được thiết kế trên cơ sở các nhu cầu ngắn hạn đối với chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Viễn Thông FPT.

Như bổ sung các kỹ năng, nghiệp vụ, chính sách về kỹ thuật, kinh doanh, kỹ năng quản lý kịp thời để quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Viễn Thông FPT không bị thua thiệt trên thương trường; Để lấp đầy các khoảng trống năng lực do yêu cầu của nhiệm vụ hiện tại đặt ra đối với yêu cầu chất lượng, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Như vậy, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cần được xác định cụ thể cho từng chương trình, thậm chí cho từng chuyên đề, vì đặc điểm của công tác đào tạo bồi dưỡng có phạm vi rất đa dạng và nội dung luôn thay đổi, đối tượng không đồng đều.

Đối với ban Tổng Giám đốc Công ty Viễn Thông FPT: Lý luận chính trị và Quản lý điều hành chính cao cấp; ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn C trở lên; quản lý tài chính và các nguồn lực đầu tư; quản lý chiến lược; quản lý chất lượng; văn hóa doanh nghiệp; kiến thức về pháp luật đặc biệt là luật doanh nghiệp.

Đối với ban giám đốc chi nhánh, trung tâm, trưởng phó phòng ban thuộc Công ty Viễn Thông FPT: Lý luận chính trị trung cấp; ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn B trở lên; quản lý hành chính trung cấp; kiến thức về quản lý tài chính và quản lý các nguồn lực đầu tư; quản lý chiến lược; quản lý chất lượng; quản lý nhân lực; quản lý kinh doanh.

Chương trình đào tạo mang tính dài hạn: được thiết kế và đặt ra trên cơ sở

quy hoạch chiến lược của Công ty Viễn Thông FPT đối với đội ngũ CBQL và nguồn quy hoạch các CBQL của Công ty. Đào tạo dài hạn về thời gian thường diễn ra trong khoảng thời gian của đào tạo đại học, thạc sỹ từ 2 đến 5 năm. Đào tạo dài hạn thường đòi hỏi sự nghiên cứu khoa học và kỹ lưỡng về chiến lược phát triển ngành, của nền kinh tế…Ngoài các vấn đề trên thì kinh phí cũng rất quan trọng vì khóa đào tạo dài hạn đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và được huy động theo kế hoạch.

Các chương trình đào tạo dài hạn nhằm đào tạo cho CBQL đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ mà chức vụ đòi hỏi. Đào tạo dài hạn nhằm giúp các CBQL thay đổi và đáp ứng yêu cầu lâu dài về phát triển của đơn vị trong tương lai, phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. Chương trình đào tạo dài hạn nhằm chuẩn bị đội ngũ CBQL cho Công ty Viễn Thông FPT trong dài hạn, đặc biệt quan trọng đối với đối tượng thuộc diện quy hoạch cán bộ lâu dài và có triển vọng.

Chương trình đào tạo cho đội ngũ CBQL cần phải: Bám sát mục tiêu chiến lược của Công ty Viễn Thông FPT trong từng giai đoạn để xác định các yêu cầu đặt ra cho công tác đào tạo và huấn luyện cán bộ.

Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh công việc và bảng đánh giá hoàn thành công việc của từng CBQL để hình thành các yêu cầu đào tạo nâng cao, đào tạo bổ sung cho mỗi CBQL, cũng như tổng hợp thành kế hoạch chương trình đào tạo của Công ty.

Chương trình đào tạo phải sát với yêu cầu công việc của mỗi CBQL cũng như toàn công ty trong hiện tại cũng như tương lai; phải cung cấp kiến thức và kỹ năng xử lý công việc phù hợp với khả năng tiếp thu và trí tuệ của CBQL; đào tạo phải đúng người, đúng mục đích, đúng yêu cầu với hiệu quả cao và kịp thời. Đào tạo bổ sung kiến thức quản lý kinh tế, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đối với tất cả các thành phần CBQL.

Hình thức đào tạo: Đào tạo tại chỗ, đào tạo lại, đào tạo tập trung dài hạn và kết hợp việc đào tạo tại nhà trường với đào tạo thực tế tại công ty để học viên hiểu sâu và nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành.

Công tác đào tạo của Công ty Viễn Thông FPT phải được xây dựng thành quy chể để quản lý, phổ biến cho cán bộ công nhân viên nắm được chủ trương, quy định về công tác đào tạo, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đào tạo.

Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ và trình độ quản lý:

Người lãnh đạo giỏi không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn cần phải có phong cách lãnh đạo mới có thể quản lý điều hành nhân viên dưới quyền. Do đó cần phải bổ sung các kiến thức quản trị cho các CBQL, đặc biệt là những người mới được thăng chức, bổ nhiệm cần phải trải qua lớp tập huấn bắt buộc về nghiệp vụ quản lý và kiến thức pháp luật cần thiết.

Phương pháp đào tạo:

Cách thức đào tạo là yếu tố quan trọng của chất lượng đào tạo. Việc xác định đổi mới cách thức đào tạo là vấn đề lớn đòi hỏi tính đồng bộ về nhận thức, về cơ sở vật chất và phương pháp đào tạo.

Đào tạo chủ yếu là đào tạo huấn luyện khả năng tư duy phức tạp một cách độc lập; vận dụng kiến thức, kinh nghiệm giải quyết các vấn đề quản lý do thực tiễn đặt ra.

- Thảo luận theo nhóm về các vấn đề chính yếu, thảo luận kiểu “bàn tròn”, thảo luận kiểu “ tấn công não – Brain Storming”.

- Xây dựng, phân tích và xử lý các tình huống điển hình trong quản lý.

- Sử dụng các phương pháp mô phỏng (hài kịch quản lý, trò chơi quản lý).

- Đào tạo thông qua việc tập dượt xây dựng các đề án cải tiến quản lý.

- Thiết lập mối quan hệ với các trường đai học trên địa bàn Thành phố như đại học Bách Khoa Hà Nội, hoc viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, đại học FPT, đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương… để tổ chức các khóa đào tạo.

Công ty Viễn Thông FPT cung cấp các nguồn lực có sẵn cho việc thực hành thực tế, chuyên gia có kinh nghiệm thực tế, các trường cung cấp đội ngũ giảng viên có trình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty Viễn Thông FPT . (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w