Dạy học định hướng phát triển năng lực là chương trình dạy học nhằm khắc phục những nhược điểm của giáo dục định hướng nội dung "hàn lâm, kinh viện". Mục tiêu dạy học không chỉ giới hạn trong việc truyền thụ hệ thống tri thức chuyên môn mà nhằm phát triển toàn diện nhân cách thông qua việc phát triển các năng lực cho người học.
Để xác định mục tiêu dạy học của môn học cần xác định những kết quả, năng lực nào người học cần đạt một cách rõ ràng, cụ thể, có thể đánh giá được. Khi mô tả mục tiêu dạy học của các bài học theo kiến thức, kĩ năng, thái độ cần liên hệ chúng để góp phần phát triển những năng lực nào trong các thành phần năng lực.
Dạy học định hướng phát triển năng lực, trong đó người học cần được luyện tập vận dụng kết hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng thái độ trong những tình huống ứng dụng phức hợp nhằm đạt mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện, phát triển năng lực cho người học. Vì vậy dạy học cần có nội dung, PPDH và đánh giá... phù hợp.
Các nội dung môn học, các hoạt động cơ bản của môn học phải được liên kết với nhau nhằm hình thành năng lực. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kĩ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực:
Bảng 1.1. Nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực Học nội dung chuyên môn Học phương pháp – chiến lược Học giao tiếp – Xã hội Học tự trải nghiệm – đánh giá − Các tri thức chuyên môn (các khái niệm, phạm trù, quy luật…); − Các kỹ năng chuyên môn; − Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc; − Các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, − Làm việc trong nhóm;
− Tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội; − Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu; − Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân; − Đánh giá, hình
− Ứng dụng đánh giá chuyên môn.
xử lý, đánh giá, trình bày thông tin;
− Các phương pháp chuyên môn.
− Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giả quyết xung đột.
thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hóa, lòng tự trọng… Năng lực chuyên môn Năng lực phương pháp
Năng lực xã hội Năng lực cá thể
PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
1.2.5. Mục đích của giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh
Theo PGS. TS Mai Văn Hưng thì giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học có các mục đích sau:
− Phát hiện, bồi dưỡng và rèn luyện tốt những khối óc sáng tạo giúp HS có đủ năng lực tổ chức và liên kết các tri thức học được nhằm để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và bản thân.
− Giáo dục về bối cảnh cuộc sống, làm cho người học có ý thức sâu sắc thế nào để đáp ứng nhu cầu yêu cầu xã hội. Chuẩn bị cho HS biết cách đối mặt với những khó khăn thách thức đến với cá nhân và những vấn đề chung của cả xã hội loài người.
− Giáo dục dựa trên nền tảng tri thức và phát huy năng lực sở trưởng của cá nhân, tôn trọng sự khác biệt về trí tuệ và nhân cách của người học theo tinh thần khai mở và giải phóng tư duy.
− Giáo dục trên tinh thần phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, giáo dục mang tính nhân bản đặc trưng của người Việt kết hợp với tinh hoa của thế giới với nhằm hội nhập với nhân loại trong một môi trường “thế giới phẳng” hiện nay.
− Giáo dục tư cách công dân của đất nước và toàn cầu; hình thành năng lực đối thoại, khoan dung trong thế giới phức hợp, đa dạng và không ngừng vận động [15].
1.2.6. Một số năng lực học tập cần phát triển khi dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT THPT
1.2.6.1. Năng lực tự học
Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng vì tự học là chìa khoá tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập. Theo cố giáo sư Tạ Quang Bửu (nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và chuyên nghiệp) đã nhấn mạnh: "Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai giỏi tự học khi đang ở trường, người đó sẽ tiến xa" [15]. Vì vậy, quan trọng nhất đối với HS là học cách học để có năng lực tự học mới có thể học suốt đời được.
Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Giáo dục năng lực tự học của
người học là một phương thức giáo dục cơ bản, trong đó, nhà trường và xã hội tạo ra
các nhân tố có tính quy định việc hình thành, phát triển nhân cách, tính tự chủ, tự sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của người học đối với mọi hoạt động học tập, nhận thức khoa học, hoạt động sống của chính mình [15].
Để phát triển năng lực tự học cho HS cần phải xác định được các năng lực tạo nên năng lực tự học trong quá trình dạy học, GV đóng vai trò tổ chức hoạt động nhận thức cho HS của mình, cần hướng dẫn và tạo các cơ hội, điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động nhằm phát triển các năng lực đó. Cần bồi dưỡng và phát triển các nhóm năng lực tự học như sau:
- Nhóm năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề: Năng lực này đòi hỏi người
xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra những khó khăn, mâu thuẩn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết...
- Nhóm năng lực giải quyết vấn đề: Bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định
cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vần đề; khảo sát các khía cạnh, tiếp nhận và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Kĩ thuật giải quyết vấn đề vừa là công cụ nhận thức đồng thời là mục tiêu của việc dạy cho người học phương pháp tự học.
- Nhóm năng lực xác định những kết luận đúng: Đây là một năng lực quan trọng cần
cho người học đạt đến những kết luận đúng của quá trình giải quyết vấn đề hay nói cách khác các tri thức cần lĩnh hội sau khi giải quyết vấn đề sẽ có được khi chính bản thân người học có năng lực này. Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ một giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề mới hoặc áp dụng.
- Nhóm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Kết quả sau cùng của việc học tập
phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống hoặc người học vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn hoặc trên cơ sở kiến thức và phương thức đã có, nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới. Điều đó đòi hỏi người học phải có năng lực vận dụng kiến thức.
- Nhóm năng lực đánh giá và tự đánh giá: Trong dạy học tập trung vào người học, đòi
hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích người học đánh giá và tự đánh giá. Có như vậy thì người học mới dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái hợp lí, cái hiệu quả hơn. Năng lực đánh giá và tự đánh giá giúp người học xác định chính xác điểm mạnh, yếu, cái đúng, cái sai của mình từ đó có thể chủ động phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh những điểm yếu, vững bước trên con đường học tập của mình [22], [23].
Năm năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau, tạo nên năng lực tự học ở HS. Các năng lực trên cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học. Vì vậy, rèn luyện được các năng lực đó, chính là HS đặt mình vào vị trí của người nghiên cứu khoa học. Hay nói cách khác, đó là sự rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu. Cũng chính việc học như vậy, đòi hỏi việc dạy học không phải là truyền thụ kiến
thức làm sẵn cho HS mà người GV phải đặt mình vào vị trí người hướng dẫn HS nghiên cứu.
1.2.6.2. Năng lực hợp tác
Theo PGS.TS Mai Văn Hưng: “Năng lực hợp tác bao gồm: Sự đồng cảm, sự định hướng sự phục vụ, khả năng biết cách tổ chức, khả năng phát triển người khác, khả năng tạo ảnh hưởng, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát xung đột, kĩ năng lãnh đạo có tầm nhìn, khôn ngoan, những xúc tác để thay đổi, khả năng xây dựng các mối quan hệ, tinh thần đồng đội và sự hợp tác với người khác trong các hoạt động nhận thức” [15].
Để phát triển năng lực hợp tác không chỉ được thực hiện khi sử dụng đơn thuần phương pháp học tập hợp tác mà thường xuyên phối kết hợp khi HS nghiên cứu bài mới, khi luyện tập, khi thực hành hóa học.
1.2.6.3. Năng lực ứng dụng CNTT
Theo luật CNTT, các thuật ngữ CNTT và ứng dụng CNTT được giải thích như sau:
- CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
- Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này [42].
Theo tham luận tại hội thảo khoa học “Ứng dụng CNTT vào dạy học” tổ chức vào ngày 28/03/2009 tại Hà Tĩnh, tác giả Nguyễn Trí Hiệp đã viết: “Để ứng dụng CNTT trong nâng cao chất lượng dạy và học, cần đảm bảo các yêu cầu: chuẩn về nhận thức, chuẩn về kĩ năng, chuẩn về cơ sở hạ tầng, chuẩn về phương tiện ứng dụng. Trong đó, đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh yếu tố chuẩn về kĩ năng ứng dụng CNTT của người thầy giáo” [24].
Tóm lại, ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là việc sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong hoạt động với mục đích nâng
Kết hợp cả hai khái niệm năng lực và ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về năng lực ứng dụng CNTT như sau: Năng lực ứng dụng
CNTT trong hoạt động dạy học bao gồm các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan
thuộc về cá nhân, tích hợp với nhau dẫn đến mức độ thành thạo sử dụng các phương
pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử
dụng có hiệu quả các tài nguyên thông tin trong hoạt động dạy học, đảm bảo cho hoạt
động dạy học đạt kết quả cao.
1.3. Một số hình thức đánh giá năng lực học tập của HS
Để đánh giá năng lực của người học, cần đặc biệt nhấn mạnh đến đánh giá quá trình học. Việc đánh giá quá trình học kết hợp với đánh giá kết quả học sẽ đem lại những thông tin phản hồi để cả người dạy và người học điều chỉnh hoạt động dạy học của mình.
Đánh giá năng lực được thể hiện thông qua:
- Sản phẩm học tập hoặc phiếu học tập: Tính khoa học, thực tiễn, tính độc đáo, sáng tạo của sản phẩm học tập thể hiện trong bài tập, bài báo cáo. tạo của sản phẩm học tập thể hiện trong bài tập, bài báo cáo.
- Kết quả quan sát trong quá trình học.
1.3.1. Đánh giá qua quan sát
Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức, chẳng hạn như cách giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể. Việc quan sát có thể được thực hiện trực tiếp trong quá trình học tập của HS hoặc gián tiếp qua nghiên cứu các sản phẩm của quá trình học tập của họ.
Để đánh giá qua quan sát, GV cần xác định mục đích và đưa ra các tiêu chí cần quan sát, đồng thời xác định cách thức thu thập thông tin từ phía HS sau đó tổ chức quan sát, ghi biên bản. Trên cơ sở kết quả quan sát, GV đánh giá cách thức hoạt động của HS, phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định.
Qua quan sát, GV hiểu được các hành vi của HS trong bối cảnh cụ thể. Nhưng quan sát này cung cấp các dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống và hành vi điển hình của HS.
Hạn chế lớn nhất của việc đánh giá qua quan sát là những ghi chép, đánh giá mang đậm tính chủ quan của người quan sát.
1.3.2. Đánh giá qua hồ sơ học tập
a. Hồ sơ học tập: là sự theo dõi, trao đổi, ghi chép được của chính HS những gì họ
nói, hỏi, làm cũng như thái độ, ý thức của HS với quá trình học tập của mình cũng như đối với mọi người.
b. Ý nghĩa của hồ sơ học tập
- Là không gian cho sự sáng tạo và tìm hiểu về bản thân, khuyến khích niềm say mê trong học tập, HS không chỉ tập trung vào hoạt động học tập mà còn tạo hứng thú cho hoạt động đánh giá.
- Là một định hướng học tập tới học sâu và học tập lâu dài.
- Thúc đẩy HS chú tâm vào việc học của bản thân, yêu thích và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập qua việc nhìn thấy kĩ năng học tập tiềm ẩn của mình.
- Là cầu nối HS - GV, HS - HS.
- Thể hiện sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập một vấn đề, trong một giai đoạn hay cả quá trình học tập.
- Giúp GV điều chỉnh cách hoạt động giảng dạy, giáo dục; giúp HS điều chỉnh hành vi học tập.
Đánh giá qua hồ sơ học tập của HS cho phép GV đánh giá các năng lực của người học thông qua các hành vi hoặc các sản phẩm của họ, đồng thời cho phép HS nâng cao năng lực tự đánh giá để thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của mình trong quá trình hoạt động và làm cho người học có ý thức trách nhiệm đối với việc học.
c. Các bước đánh giá theo hồ sơ học tập:
- Trao đổi và thảo luận với các đồng nghiệp về sản phẩm yêu cầu HS thực hiện để lưu giữ trong hồ sơ.
- Cung cấp cho HS một số mẫu, ví dụ hồ sơ học tập để HS biết cách xây dựng hồ sơ học tập của mình.
- Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học tập.