Giáo án bài “Phenol”

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 105 - 109)

I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng:

1.Kiến thức:

HS biết được:

- Định nghĩa, phân loại phenol, tính chất vật lí.

chất là methanol về uống, gây chết người. Methanol là một chất cực độc, uống vào nếu không tử vong cũng gây ra viêm gan nhiễm độc, suy thận cấp, viêm thị giác dẫn đến mù. Nhiều trường hợp nghiện rượu, với nồng độ rượu bình thường uống vào không khiến họ cảm thấy "phê" mà phải pha thêm cồn vào uống mới đã. Nếu là cồn ethanol thì sẽ gây ngộ độc rượu (say) rồi lại tỉnh nhưng nếu là

cồn methanol thì say là chết”.

Hoạt động 4: Củng cố (10 phút)

- GV gọi 1 HS trình bày sơ đồ tóm tắt đã được chuẩn bị trước trong phiếu chuẩn bị bài.

- GV nhận xét và kết luận. -GV nhận xét và giải thích. -GV tổng kết buổi báo cáo.

- HS trình bày sơ đồ tóm tắt.

- HS ghi nhận những kết luận của GV.

Hoạt động 5: Đánh giá năng lực học tập của HS (10 phút)

- GV đánh giá năng lực của mỗi nhóm thông qua sản phẩm.

- Phát đề kiểm tra.

- GV phát phiếu hỏi cho HS. - Thu phiếu tự đánh giá của nhóm.

- HS làm bài kiểm tra.

- HS hoàn thành phiếu hỏi, nộp phiếu tự đánh giá.

HS hiểu được:

- Tính chất hóa học: Phản ứng thế H ở nhóm OH (tính axit: tác dụng với natri, natri hiđroxit), phản ứng thế ở vòng thơm (tác dụng với nước brom), ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol.

- Một số phương pháp điều chế hiện nay, ứng dụng của phenol.

- Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

2. Kỹ năng:

- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học minh họa tính chất hóa học của phenol.

- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.

- Giải được bài tập: Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.

II. Phương pháp: - Hoạt động nhóm. - Phương pháp webquest. - Phương pháp đàm thoại. - Áp dụng biện pháp: + Biện pháp 1: Sử dụng PPDH webquest.

+ Biện pháp 3: Sử dụng phiếu chuẩn bị bài mới.

+ Biện pháp 6:Tổ chức cho HS trình bày kết quả tự học của các nhóm nhỏ.

+ Biện pháp 9: Hướng dẫn cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá và tham gia đánh

giá lẫn nhau về năng lực mà HS đạt được.

+ Biện pháp 10: Áp dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá; chú ý đánh giá

quá trình.

III. Chuẩn bị

- Phiếu chuẩn bị bài mới bài: Hợp đồng học tập bài Luyện tập Ancol – Phenol. - Máy tính, bài giảng điện tử, các đoạn clip thí nghiệm dự phòng.

- Bài giảng Phenol trên Webquest:

IV. Thiết kế bài lên lớp

Hoạt động GV Hoạt động HS

Hoạt động 1: Giới thiệu trang Webquest và phân công nhiệm vụ ( 15 phút)

(Thực hiện cuối tiết bài Hệ thống hóa hidrocacbon)

- GV giới thiệu trang Webquest tại đường dẫn:

https://sites.google.com/site/webquestlop11/

- GV tiến hành chia nhóm.

- GV phân tích từng nhiệm vụ cụ thể mà từng nhóm phải làm.

- GV thông báo thời gian thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm thảo luận về các nhiệm vụ của nhóm.

- GV giải quyết thắc mắc của từng nhóm và lưu lại danh sách và nhiệm vụ của các nhóm.

- HS ghi nhận đường dẫn.

- HS biết nhóm của mình và nhiệm vụ của từng nhóm phải thực hiện.

- HS tiến hành thảo luận với nhóm về nhiệm vụ được giao.

- Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc về những vấn đề chưa rõ của nhiệm vụ được giao.

Hoạt động 2: Thực hiện kế hoạch

(Thực hiện trong 6 ngày vào thời gian ngoài giờ lên lớp)

- GV thường xuyên liên lạc nắm bắt tình hình của các nhóm.

- Duy trì nhiệt huyết của các nhóm. Hướng dẫn lựa chọn và phân tích dữ liệu.

- GV yêu cầu HS nộp bài trước buổi báo cáo để GV hướng dẫn và chỉnh sửa kịp thời.

- Các nhóm thực hiện theo kế hoạch phân công nhiệm vụ.

- Liên lạc với GV khi cần sự tư vấn, trợ giúp.

- Các nhóm trưởng báo cáo tiến độ thực hiện với GV.

- Các nhóm tổng hợp kết quả và chuẩn bị báo cáo.

- GV: Yêu cầu nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị của nhóm (7 phút). GV nhận xét và bổ sung các kiến thức còn thiếu trong sản phẩm của nhóm 1.

Lưu ý: nhóm hidroxyl (-OH) liên kết trực

tiếp với nguyên tử cacbon vòng benzen và hướng dẫn HS so sánh với ancol thơm. - GV: Yêu cầu nhóm 2 và nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị của nhóm (10 phút). GV nhận xét và bổ sung các kiến thức còn thiếu trong sản phẩm của nhóm 2 vả 3.

- GV: Yêu cầu nhóm 4 trình bày phần chuẩn bị của nhóm (8 phút). GV nhận xét và và bổ sung các kiến thức còn thiếu hay các lưu ý trong sản phẩm của nhóm 4.

- GV tùy tình hình có thể hỗ trợ người điều khiển nhóm bằng cách nêu những câu hỏi bổ sung, phát hiện những vấn đề cần tranh luận và làm trọng tài khi HS tham gia thảo luận yêu cầu.

- GV liên hệ thực tế: “Một trong những

nguyên nhân làm giảm chất lượng thực

phẩm trong quá trình bảo quản là sự oxi

hóa bởi oxi không khí. Chất chống oxi hóa

thường dùng là các phenol vì các phenol sẽ

chuyển ngtử H thuộc nhóm OH cho các gốc

tự do, biến chúng thành những phân tử bền

vững còn phenol trở thành gốc tự do rất kém

hoạt động nên ngăn cản được quá trình oxi

- Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả theo các cách khác nhau. Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, tranh luận.

- HS ghi nhận kiến thức cần lưu ý có thể đề xuất các câu hỏi về chủ đề đang nghiên cứu.

- Đại diện nhóm 2 và 3 báo cáo sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, tranh luận. - Thư kí nhóm ghi nhận góp ý. - Đại diện nhóm 4 trình bày sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.

- HS tiếp thu và chỉnh sửa kiến thức liên hệ thực tế đã chuẩn bị trong phiếu chuẩn bị bài mới.

hóa. Trong trà xanh cũng có chứa

poliphenol là chất tiêu diệt các gốc tự do

trong cơ thể, chống sự lão hóa và bệnh tật

cho cơ thể.

Hoạt động 4: Củng cố (10 phút)

- GV gọi 1 HS trình bày sơ đồ tóm tắt đã được chuẩn bị trước trong phiếu chuẩn bị bài.

- GV nhận xét và kết luận. -GV nhận xét và giải thích. -GV tổng kết buổi báo cáo.

- HS trình bày sơ đồ tóm tắt.

- HS ghi nhận những kết luận của GV.

Hoạt động 5: Đánh giá năng lực học tập của HS

- GV đánh giá năng lực của mỗi nhóm thông qua sản phẩm.

- Phát đề kiểm tra.

- GV phát phiếu hỏi cho HS. - Thu phiếu tự đánh giá của nhóm

- HS làm bài kiểm tra.

- HS hoàn thành phiếu hỏi, nộp phiếu tự đánh giá.

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)