HS
2.4.3.1. Biện pháp 6: Tổ chức cho HS trình bày kết quả tự học của các nhóm nhỏ
Mục đích
- Việc đổi mới giờ học hóa học theo hướng tổ chức cho HS trình bày kết quả tự học của các nhóm nhỏ, có nghĩa là GV sẽ cho HS thảo luận nhóm về các câu hỏi của bài mới mà HS đã chuẩn bị trước ở nhà và tạo điều kiện cho HS trình bày trước lớp từng phần trong bài học dựa vào câu trả lời. Vì vậy, giúp HS phát huy tính tích cực, khắc phục được ở HS việc học tập một cách thụ động, ghi chép học thuộc, áp dụng máy móc, chỉ dựa vào lời giảng của GV, thậm chí đọc xong một đoạn trong SGK, không thể tự tóm tắt được nội dung chính, đặc biệt là không thể rút ra phương pháp chung để thực hiện một loại hoạt động nào đó. Qua biện pháp này, GV còn có thể kiểm tra được hiệu quả của việc chuẩn bị bài mới ở nhà của HS. Từ đó, GV sẽ phát triển được năng lực tự học của HS.
- Rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác nhóm.
- Trong quá trình thực hiện phiếu chuẩn bị bài mới, HS sẽ phải tìm kiếm các đoạn clip thí nghiệm và các thông tin liên hệ thực tế được đặt ra trong phiếu chuẩn bị bài mới thông qua các trang web trong tài liệu tham khảo, qua đó năng lực ứng dụng CNTT của HS cũng được hình thành và phát triển dần.
Quy trình thực hiện Thiết kế bài lên lớp như sau:
- Bước 1: GV chia HS thành từng nhóm nhỏ tương ứng với các phần trong bài học chẳng hạn như cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế… mà GV muốn HS trình bày.
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ và HS thảo luận
+ GV giao nhiệm vụ ngẫu nhiên cho mỗi nhóm thảo luận một phần bài học.
+ HS thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến về câu trả lời trong phiếu chuẩn bị bài mới của từng cá nhân đã thực hiện ở nhà.
+ Khi các nhóm thảo luận, GV ghi tên những mục chính (cấu tạo, ứng dụng, tính chất vật lý,…) lên bảng đồng thời chừa trống một khoảng dưới tên mỗi mục chính để HS
điền vào.
- Bước 3: Tổ chức cho HS trình bày
+ Mỗi nhóm sẽ cử một thành viên trình bày những ý kiến của nhóm và ghi vào những phần chừa trống trên bảng những ý chính của mỗi mục.
+ Các thành viên khác có thể bổ sung thêm ý kiến.
- Sau khi các nhóm đã trình bày xong, GV sẽ nhận xét, giảng bài mới đồng thời chỉnh sửa lại các ý chính của từng mục.
- HS nghe giảng và ghi bài theo cách hiểu của mình.
- GV nhận xét, cùng với lớp đánh giá và rút kinh nghiệm cho các nhóm.
Ví dụ: Bài “Ancol” (tiết 1) lớp 11 ban cơ bản THPT
Hoạt động GV Hoạt động HS
- GV yêu cầu HS trình phiếu chuẩn bị bài mới: HS tự kiểm tra chéo lẫn nhau, rồi các tổ trưởng, cán sự bộ môn kiểm tra báo cáo cho GV.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận (5 phút) những vấn đề sau:
Nhóm 1. Trình bày định nghĩa, phân loại và bậc ancol.
Nhóm 2. Trình bày đồng phân, danh pháp. Nhóm 3. Tính chất vật lý của ancol và liên kết hidro của ancol.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 2 HS trong đó 1 HS sẽ đại diện lên trình bày và 1 HS sẽ ghi những ý kiến của nhóm vào phần để trống trên bảng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa những nội dung trình bày của mỗi nhóm và kết luận.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS tiến hành thảo luận các vấn đề dựa vào câu hỏi trong phiếu chuẩn bị bài mới đã thực hiện trước ở nhà và thống nhất ý kiến.
- HS tiến hành trình bày kết quả thảo luận và ghi nội dung chính vào phần chừa trống ứng với đề mục của nhóm trình bày trên bảng. - HS quan sát, chỉnh sửa và ghi bài.
2.4.3.2. Biện pháp 7: Tổ chức cho HS tự lực tham gia một số hoạt động ngoại khóa
GV không đủ thời gian, điều kiện để có thể sưu tầm nhiều tài liệu hay, hấp dẫn so với một tập thể HS. Mặt khác, HS THPT là đối tượng thường xuyên lên mạng nên các em không khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu. HS THPT thích tìm hiểu những cái mới lạ, hấp dẫn cũng như rất muốn thể hiện sự hiểu biết của mình trước các bạn trong lớp. Vì vậy, GV có thể tổ chức cho HS tự sưu tầm và trao đổi một số bài thơ, tư liệu hóa học về đời sống liên quan đến nội dung bài học với lớp và giáo viên. Chúng tôi đã tổ chức cho HS sưu tầm một số nội dung sau:
- Ứng dụng của một số chất trong bài học vào thực tiễn cuộc sống và vai trò của những chất đó đối với cơ thể người (mỗi cá nhân sưu tầm nộp lại cho GV).
- Các thí nghiệm vui (sưu tầm theo nhóm).
- Các đoạn clip thí nghiệm về tính chất của các chất trong bài học mà chưa được thực hiện trên lớp (sưu tầm theo nhóm).
- Tài liệu hóa học giúp HS giải quyết các tình huống có vấn đề mà GV đưa ra (sưu tầm theo nhóm).
Tuy nhiên, khả năng tự tìm kiếm và sưu tầm của các em vẫn còn hạn chế nên GV cần hướng dẫn và khuyến khích HS chia sẻ tài liệu với nhau thông qua mạng Internet đồng thời GV cũng chia sẻ những tư liệu hóa học hay cho HS.
2.4.3.3. Biện pháp 8: Cho HS làm các đề tài nhỏ và bài thu hoạch theo nhóm
GV cần tạo điều kiện cho HS phát huy khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức đã học thông qua các nhiệm vụ của bài tập lớn hay các đề tài nhỏ theo nhóm. Qua việc làm này không những giúp cho HS phát triển được năng lực tự học mà còn dưới sự hợp tác của các HS trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ được giao, HS sẽ phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và năng lực hợp tác của người học.
Ví dụ: Sau khi học bài Anđehit và xeton, lớp 11 thì GV sẽ giao trước nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài Axit cacboxylic.
Nhằm tạo một luồng sinh khí mới cho chương trình “Em yêu khoa học”, Đài
truyền hình Tp. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi “Đánh thức ý tưởng” với chủ đề "Giấm
một sản phẩm cho chương trình thể hiện được những kiến thức cơ bản của axit axetic: định nghĩa, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, điều chế, ứng dụng…đặc biệt là ứng
dụng của giấm trong chế biến thực phẩm và sưu tầm một số thí nghệm vui từ axit
axetic.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về lịch sử, định nghĩa, cấu tạo và tính chất vật lý của axit cacboxylic.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế axit cacboxylic, đặc biệt là ứng dụng của giấm trong chế biến thực phẩm và sưu tầm một số thí nghiệm vui từ axit axetic.