TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan, chúng tôi đã có đề xuất mới về phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT cho HS, cụ thể là:
- Đề xuất một số nguyên tắc chung phát triển năng lực học tập cho HS trong dạy học hóa học.
- Đưa ra các biểu hiện của năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT, cụ thể:
+ 7 biểu hiện của năng lực tự học. + 6 biểu hiện của năng lực hợp tác.
+ 5 biểu hiện của năng lực ứng dụng CNTT.
- Đề xuất 4 nhóm biện pháp gồm 10 biện pháp cụ thể phát triển 3 năng lực: năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT thông qua dạy môn Hóa học hữu cơ lớp 11, đó là:
1) Nhóm biện pháp sử dụng các PPDH tích cực và hợp tác
Biện pháp 1:Sử dụng PPDH webquest.
Biện pháp 2:Sử dụng PPDH theo hợp đồng.
2) Nhóm biện pháp sử dụng phương tiện dạy học
Biện pháp 3:Sử dụng phiếu chuẩn bị bài mới.
Biện pháp 4:Yêu cầu HS tìm kiếm tài liệu tham khảo trên mạng Internet.
Biện pháp 5: Tổ chức cho HS sử dụng công cụ ICT để chia sẻ, trao đổi thông tin và
hợp tác với GV và các bạn trong hoạt động nhóm.
Biện pháp 6:Tổ chức cho HS trình bày kết quả tự học của các nhóm nhỏ.
Biện pháp 7:Tổ chức cho HS tự lực tham gia một số hoạt động ngoại khóa.
Biện pháp 8: Cho HS làm các đề tài nhỏ và bài thu hoạch theo nhóm.
4) Nhóm biện pháp về kiểm tra đánh giá
Biện pháp 9: Hướng dẫn cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn
nhau về năng lực mà HS đạt được.
Biện pháp 10: Áp dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá; chú ý đánh giá quá trình.
- Thiết kế bộ công cụ gồm phiếu kiểm quan sát dành cho GV và phiếu hỏi sau tiết học dành cho HS để đánh giá năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT cho HS.
Ở mỗi biện pháp đều được thực hiện theo một cấu trúc chung nhằm phát triển một số năng lực học tập cho HS là: Mục đích, quy trình gồm các bước cụ thể.
Đã thiết kế 4 giáo án minh họa cho 10 biện pháp nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT.
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc phát triển một số năng lực học tập của HS trong dạy học chương “Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol” và “Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic” lớp 11 THPT và các biện pháp đã đề xuất.
Từ kết quả thực nghiệm trên, khẳng định sự cần thiết và hướng đi của đề tài là đúng đắn trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã đề ra ở chương 1.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành TNSP ở 4 trường THPT tại Tp. HCM, Đồng Nai và Lâm Đồng. Với sự tham gia của 4 GV, mỗi trường chúng tôi chọn ra các cặp lớp có trình độ tương đương nhau để TN và ĐC, có số HS chênh lệch nhau không đáng kể và đều học cùng tiến độ chương trình ở SGK Hóa học lớp 11 chương trình cơ bản.
Bảng 3.1. Giáo viên và các lớp TN – ĐC Số
TT Trường Giáo viên LớpTN Lớp ĐC
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
1 THPT Lê Quý Đôn
- TPHCM Cô Nguyễn Thị Kim Thoa 11A2 29 11A4 28
2
THPT chuyên Lương Thế Vinh –
Đồng Nai.
Cô Nguyễn Thanh Hương 11A2 32 11V 30
3
THCS-THPT tư thục Nguyễn Khuyến - TPHCM
Cô Hồ Minh Trang 11D5 45 11D11 46
4 THPT Đa Sar –
Lâm Đồng Cô Liêng Hót Thanh 11A1 31 11A4 29
5 THPT Đa Sar –
Lâm Đồng Cô Liêng Hót Thanh 11A2 27 11A3 26
3.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng cả phương pháp định tính lẫn phương pháp định lượng như sau:
Phương pháp định tính:
- Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát lớp học, biểu hiện và thái độ của HS giữa
lớp TN và lớp ĐC trong các tiết dạy TN.
- Thiết kế công cụ đo: bảng quan sát đánh giá biểu hiện năng lực tự học, năng lực hợp
tác, năng lực ứng dụng CNTT của HS trong các hoạt động học tập. Phiếu hỏi HS, yêu cầu HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Phương pháp định lượng:
- Đề kiểm tra đánh giá năng lực học tập của HS (thời gian 15 phút).
- Phân tích kết quả: xử lý, phân tích số liệu TN bằng PP thống kê toán học, biểu diễn bằng các bảng phân phối, biểu đồ tần số, tần suất, các tham số đặc trưng, cụ thể như sau:
+ Lập các bảng phân phối: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích + Vẽ biểu đồ tần số và tần suất từ bảng số liệu tương ứng + Vẽ đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích + Tính các tham số thống kê đặc trưng:
a. Trung bình cộng k i i i 1 n x = = ∑ 1 1 2 2 k k 1 2 k n x +n x +... +n x 1 x = n +n +... +n n ni: tần số các giá trị xi
n: số HS tham gia thực nghiệm
b. Phương sai S2và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán. 2 i i 2 n (x x) S n 1 − = − ∑ và 2 i i n (x x) S n 1 − = − ∑
c. Hệ số biến thiên V: đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc 2 mẫu có qui mô rất khác nhau.
S
V .100%
x
=
Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.
Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy. d. Quy mô ảnh hưởng (ES)
Giá trị quy mô ảnh hưởng cho biết những tác động của nghiên cứu có ảnh hưởng đến mức độ nào.
Để đánh giá giá trị quy mô ảnh hưởng, ta sử dụng bảng Hopkins Bảng 3.2. Bảng Hopkins Giá trị ES Ảnh hưởng < 0,2 Không đáng kể 0,2 – 0,6 Nhỏ 0,6 – 1,2 Trung bình 1,2 – 2,0 Lớn 2,0 – 4,0 Rất lớn
> 0,4 Gần như hoàn toàn
e. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x±m S
m n
=
f. Đại lượng kiểm định Student (độ tin cậy T)
Ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá trị tới hạn t0. Giá trị tđược tính theo công thức:
ĐC TN ĐC TN ĐC TN n n n n s X X t + − = với ( ) ( ) 2 1 1 2 2 − + − + − = ĐC TN ĐC ĐC TN TN n n S n S n s Trong đó:
ĐC TN n n , : Số HS của lớp TN, ĐC ĐC TN X X , : trung bình cộng lớp TN, ĐC 2 2 , ĐC TN S
S : phương sai của lớp TN, ĐC
Giá trị tới hạn tαđược tìm trong bảng phân phối Student (t) ứng với mức ý nghĩa α (từ 0,01- 0,05) và bậc tự do k=nTN +nĐC−2.
Kết luận:
− Nếu t ≥tαthì bác bỏ giả thuyết Ho(sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa).
− Nếu t <tαthì chấp nhận giả thuyết Ho (sự khác biệt giữa 2 nhóm là chưa đủ có ý nghĩa).
Nội dung bài kiểm tra chúng tôi để ở phần phụ lục.
Bằng phương pháp toán học xử lý số liệu: Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu. Phân tích, hệ thống, tổng hợp cả 2 phương pháp định tính và định lượng nêu trên để rút ra kết luận.
3.4. Tiến hành thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp 3.4.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp
Bước 1: Chọn trường TN, lớp TN và lớp ĐC
− Chọn trường TN: Chúng tôi chọn các trường gồm trường chuyên, công lập, tư
thục để thực nghiệm nhằm tìm hiểu việc phát triển năng lực học tập của HS tại mỗi trường xem có những điểm gì giống và khác nhau để phản ánh đúng nhất hiệu quả TN.
− Chọn lớp TN và lớp ĐC:Lớp TN, ĐC phải tương đương về số lượng HS, trình
độ, chất lượng học tập nói chung và môn Hóa học nói riêng, cùng một GV dạy.
− Chọn giáo viên dạy TN: GV dạy TN phải tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hóa, có
trách nhiệm, yêu nghề, nhiệt tình, năng động, luôn mong muốn áp dụng những phương pháp mới vào giảng dạy.
− Chọn bài TN: Bài TN thuộc dạng bài truyền thụ kiến thức mới và bài luyện tập
có thể lồng ghép được những biện pháp phát triển năng lực vào bài học.
+ Bài 41: Phenol.
+ Bài 42: Luyện tập Ancol – Phenol.
+ Bài 45: Axit cacboxylic.
Bước 2: Soạn giáo án thực nghiệm và thiết kế các phương tiện dạy học cần thiết
Thiết kế trang Webquest của các bài:
+ Bài 40: Ancol.
+ Bài 41: Phenol.
+ Bài 44: Andehit và Xeton.
+ Bài 45: Axit cacboxylic.
Có thể tham khảo trang WebQuest tại đường dẫn sau:
https://sites.google.com/site/webquestlop11/home
Soạn các giáo án TN: giáo án có áp dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học,
năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT của các bài.
Thiết kế phiếu chuẩn bị bài mới và phiếu ghi bài của các bài thực nghiệm.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi với GV trực tiếp dạy TN
− Gửi giáo án cho GV dạy TN, gặp trao đổi thảo luận về các biện pháp phát triển năng lực cho HS trong mỗi bài học cần nhấn mạnh những biện pháp nào, cách thức tổ chức và phương pháp tiến hành bài giảng như thế nào. Gửi cho các GV các phương tiện cần thiết để sử dụng trong quá trình dạy học.
− Dặn dò một số vấn đề GV cần chú ý trong quá trình dạy lớp TN:
+ Trong tiết học: Xem biểu hiện của các HS khi GV đưa vào các biện pháp phát triển năng lực cũng như trong toàn bộ tiết học.
+ Sau khi tiết học kết thúc: GV kiểm tra phiếu chuẩn bị bài mới của HS xem các em có ghi bài đầy đủ và ghi nhận biểu hiện của HS vào nhật kí dạy học của GV.
+ Tiết học sau: GV yêu cầu HS nộp phiếu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
− Gửi phiếu kiểm quan sát biểu hiện của GV và phiếu hỏi của HS cũng như bài kiểm tra cho GV trực tiếp tham gia giảng dạy để nhận ý kiến đóng góp và chỉnh sửa sao cho phù hợp.
3.4.2.Tiến hành giảng dạy và thu thập kết quả
GV trực tiếp dạy theo giáo án TN rồi thảo luận lại với tác giả
- Tại lớp ĐC: GV dạy theo phương pháp truyền thống, theo SGK.
- Tại lớp TN: GV dạy theo giáo án TN có sử dụng các biện pháp phát triển năng lực học tập cho HS.
- Sau khi GV đã dạy xong tại lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi sẽ gặp trực tiếp GV và cùng nhau thảo luận về một số vấn đề sau:
+ Trong quá trình giảng dạy, tiến hành quan sát lớp học về thái độ, tình cảm và tinh thần học tập của HS khi tiếp thu bài mới ở cả lớp TN và lớp ĐC, sau đó ghi cụ thể vào nhật kí giảng dạy của mỗi tiết.
+ GV sẽ nhận xét những ưu và nhược điểm của các biện pháp được đưa vào quá trình TN.
+ Thảo luận để chỉnh sửa, bổ sung về mặt nội dung, hình thức để các biện pháp được hoàn thiện và sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT cho HS.
Tiến hành kiểm tra và khảo sát
Sau mỗi tiết TN, chúng tôi tiến hành đánh giá năng lực như sau:
− GV đánh giá năng lực của mỗi nhóm thông qua sản phẩm.
− Thu phiếu tự đánh giá của nhóm.
− Cho từng cặp lớp ĐC và TN làm cùng đề kiểm tra trong mỗi phần khảo sát.
− Chấm bài kiểm tra, xử lý điểm theo phương pháp thống kê.
− Tổng hợp, phân tích kết quả bài kiểm tra cũng như phiếu kiểm quan sát biểu hiện của GV và phiếu hỏi của HS để đánh giá mức độ phát triển năng lực học tập của HS đối với tiết học.
Bảng 3.3. Các bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm
STT Tên Hình thức kiểm tra Nội dung kiểm tra
1 Bài kiểm tra 1 15 phút Bài “Ancol” 2 Bài kiểm tra 2 15 phút Bài “Phenol”
3 Bài kiểm tra 3 15 phút Bài “Luyện tập Ancol - Phenol” 4 Bài kiểm tra 4 15 phút Bài “Axit cacboxylic”
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm định tính
3.5.1.1. Ghi nhận theo phương pháp quan sát sư phạm
Qua ý kiến của GV ở lớp ĐC và lớp TN, chúng tôi nhận thấy:
- Ở lớp ĐC, GV sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu nên HS thụ động, ít được tạo điều kiện để hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, do đó hầu hết các HS chưa có những biểu hiện của năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông. Các HS chủ yếu là nghe, ghi, thực hiện các bài tập chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức.
- Ở lớp TN, các GV tiến hành DH áp dụng các biện pháp phát triển năng lực đã đề ra, GV đóng vai trò tổ chức định hướng, đánh giá là chính. HS được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động tự lực theo hoạt động học tập, lập và thực hiện kế hoạch tạo ra sản phẩm học tập theo nhóm. Do đó ở các lớp TN nhiều HS tích cực hoạt động hơn và đã có những biểu hiện của năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT. Trong quá trình giảng dạy 4 bài giảng đã thiết kế, chúng tôi tiến hành quan sát và ghi nhận thái độ của HS so với các tiết học khác. Cụ thể như sau:
a. Bài 40 “Ancol”
Trường THPT Lê Quý Đôn TPHCM
GV: Nguyễn Thị Kim Thoa với lớp TN1 là 11A2 và lớp ĐC1 là 11A4
− Ngày 14/3/2014 (tiết 3+4): tiến hành TN bài 40: “Ancol” tại lớp 11A2 trường
THPT Lê Quý Đôn TPHCM (lớp TN 1):
+ Tiết 3: Các nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành bài học
mới, tự trình bày những kiến thức bài mới theo quan điểm của mình và các nhóm ghi được các ý chính của bài học lên bảng thể hiện có sự chuẩn bị kiến thức. Không khí lớp trở nên sôi nổi, có 21/29 HS trong lớp giơ tay phát biểu ý kiến bổ sung, thắc mắc…thể hiện được các biểu hiện năng lực theo tiêu chí đã đề ra.
+ Tiết 4: Các nhóm đều hoàn thành tốt các sản phẩm của mình và báo cáo
bằng PowerPoint kết hợp với hình ảnh minh họa về ứng dụng và điều chế của ancol trong đời sống. Sản phẩm không những thể hiện được ứng dụng của ancol như xăng sinh học, cồn sát khuẩn, nước hoa, trong các dung môi…mà còn phân tích được tính
độc hại của rượu từ đó liên hệ đến tính độc hại của ancol metylic cũng như các đồng đẳng khác. Đồng thời, nhóm 2 còn tìm được quy trình sản xuất rượu trong dân gian. Những hình ảnh và phần trình bày của các nhóm đã làm không khí lớp học sôi động, các HS đều hứng thú và tập trung vào phần trình bày của các nhóm vì gắn liền với thực tế cuộc sống của các em.
− Ngày 18/3/2014(tiết 1 + 2): tiến hành thực nghiệm bài 40 “Ancol” ở lớp 11A4 (lớp
ĐC 1), HS rất thụ động, chỉ có một vài em phát biểu xây dựng bài, GV phải gọi ngẫu nhiên các HS chưa phát biểu. HS hình thành kiến thức mới dựa trên lời giảng của GV kết hợp với hình ảnh trong SGK làm các em cảm thấy nhàm chán với tiết học.