2.4.1.1. Biện pháp 1: Sử dụng PPDH webquest
Mục đích
- PPDH webquest đã giúp cho HS phát triển năng lực tự học áp dụng giải quyết các vấn đề phức hợp, thúc đẩy suy nghĩ sâu hơn khi gặp các vấn đề khác nhau thông qua việc tự lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự điều khiển và tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá. HS sẽ chủ động tiếp cận và lĩnh hội kiến thức, tự giác hơn trong học tập, GV chỉ đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn.
- Nội dung của chủ đề và PPDH sẽ kích thích động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
- Rèn luyện năng lực hợp tác làm việc nhóm.
- Bên cạnh đó, phương pháp webquest nhấn mạnh vào việc yêu cầu người học khai thác thông tin trực tuyến hơn là tìm kiếm những tư liệu đó. GV cung cấp sẵn danh mục các tài liệu cần thiết và sắp xếp theo từng chủ đề riêng nhằm định hướng cho HS trong việc tìm kiếm và xử lí thông tin. Do đó HS không mất nhiều thời gian vào việc tìm kiếm, thu thập tư liệu mà tập trung hơn vào việc xử lí thông tin để thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Từ đó phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho HS.
Quy trình thực hiện
Trước tiên, GV cho mỗi HS nắm vững những nội dung cơ bản của bài học thông qua phiếu chuẩn bị bài mới.
Bước 2: GV giao nhiệm vụ
GV tiến hành chia nhóm và yêu cầu HS tìm hiểu về tình huống, nhiệm vụ học tập, tiến trình thực hiện thông qua địa chỉ trang WebQuest.
Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ
HS dựa vào tiến trình được gợi ý trong trang WebQuest để thực hiện nhiệm vụ được giao theo nhóm nhỏ.
Bước 4: Báo cáo
Buổi báo cáo được tổ chức tại lớp vào đúng giờ học theo phân phối chương trình. Sau khi các nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV và HS khác trong lớp nhận xét và đánh giá.
Bước 5: Tổng kết
GV hệ thống hóa kiến thức, làm rõ nội dung trọng tâm bài học.
Có thể sử dụng các hình thức ghi lại quá trình thực hiện để hỗ trợ, sử dụng đàm thoại, phiếu hỏi… HS cần được tạo cơ hội suy nghĩ và đánh giá một cách có phê phán. Việc đánh giá tiếp theo do GV thực hiện.
Ví dụ: Bài “Ancol” (tiết 2) lớp 11 THPT ban cơ bản, phần “Ứng dụng và điều chế”.
Mục tiêu:
- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - Ứng dụng của etanol.
Trọng tâm
- Phương pháp điều chế ancol.
Chuẩn bị:
- GV yêu cầu mỗi HS hoàn thành phiếu chuẩn bị bài mới “Ancol” ở nhà.
- GV tiến hành chia nhóm và yêu cầu HS tìm hiểu về tình huống, nhiệm vụ học tập, tiến trình thực hiện thông qua địa chỉ trang WebQuest:
https://sites.google.com/site/webquestlop11/bai-40-ancol vào cuối tiết ôn tập chương hidrocacbon thơm.
Hình 2.1. Trang webquest bài 40: Ancol
Phương pháp: Phương pháp webquest
Kế hoạch bài dạy
Hoạt động GV Hoạt động HS
- GV yêu cầu HS trình phiếu chuẩn bị bài mới: HS tự kiểm tra chéo lẫn nhau, rồi các tổ trưởng, cán sự bộ môn kiểm tra báo cáo cho GV.
- GV nêu nhiệm vụ của từng nhóm để tạo không khí hứng thú cho lớp: “Sau khi lớp chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa, cấu tạo và tính chất của ancol. Vậy ancol có ứng dụng như thế nào trong đời sống của chúng ta và được điều chế ra sao? Điều này sẽ được các chuyên gia giải đáp qua chương trình truyền hình trực tiếp của đài truyền hình Việt Nam
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
VTV2 với chủ đề: Rượu hại hay lợi ???.” + Nhóm 1 (Nhóm chuyên gia dinh dưỡng): Tìm hiểu về ứng dụng, đặc biệt là rượu trong đời sống hằng ngày, trong các dịp lễ và tác hại của rượu.
+ Nhóm 2 (Nhóm phóng viên truyền hình): Tìm hiểu về điều chế các ancol trong phòng thí nghiệm và trong công nghiêp, đặc biệt là quy trình điều chế rượu của dân gian.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử HS đại diện lên trình bày.
- GV hệ thống hóa kiến thức, làm rõ nội dung trọng tâm bài học.
- Sau khi các nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV và HS khác trong lớp nhận xét và đánh giá.
- HS tiến hành trình bày kết quả thảo luận.
- HS quan sát, chỉnh sửa và ghi bài.
- HS rút kinh nghiệm và tiến hành tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo hướng dẫn của GV.
2.4.1.2. Biện pháp 2: Sử dụng PPDH theo hợp đồng
Mục đích
- Phát triển năng lực tự học cho HS thông qua các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn, nhiệm vụ mở và nhiệm vụ đóng, nhiệm vụ có nhiều mức hỗ trợ và không hỗ trợ.
- Tăng cường năng lực hợp tác bằng các bài tập theo nhóm nhỏ.
-Đồng thời, kết hợp với sử dụng phần mềmMicrosoft Powerpoint để tóm tắt lý thuyết của chương theo sơ đồ trong ôn tập, luyện tập kiến thức không những giúp HS có thể hệ thống hóa kiến thức mà không phải mất nhiều thời gian mà còn tạo điều kiện cho HS khai thác các phần mềm để phục vụ vào hoạt động học tâp. Từ đó, giúp phát triển năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập hóa học.
Quy trình thực hiện
Bước 1:Chọn nội dung
Bước 2: Thiết kế bài dạy áp dụng PPDH theo hợp đồng - GV thiết kế kế hoạch bài dạy áp dụng PPDH theo hợp đồng.
+ Nghiên cứu nội dung của bài học, xác định nội dung có thể áp dụng PPDH theo hợp đồng.
+ Biên soạn văn bản hợp đồng.
+Thiết kế các nhiệm vụ/hoạt động bao gồm các phương tiện, tài liệu (tư liệu nguồn, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, đáp án,…).
+ Thiết kế các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn, nhiệm vụ đóng và nhiệm vụ mở, nhiệm vụ có mức hỗ trợ và nhiệm vụ không có mức hỗ trợ.
+ Thiết kế các nhiệm vụ cá nhân kết hợp với nhiệm vụ hợp tác theo nhóm.
+ Thiết kế các hoạt động dạy học: Tổ chức kí hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nghiệm thu hợp đồng.
Bước 3: Tổ chức dạy học theo PPDH hợp đồng
- Bố trí không gian lớp học.
- Tổ chức kí hợp đồng nhiệm vụ học tập. - Tổ chức hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng. - Tổ chức nghiệm thu hợp đồng.
Bước 4: Đánh giá năng lực của HS đạt được
- Đánh giá qua quan sát, đánh giá qua phiếu hỏi. - Đánh giá qua bài kiểm tra 15 phút.
Ví dụ: Bài luyện tập “Ancol, phenol” (2 tiết)
Thời gian tiến hành: 90 phút
Hoạt động 1: Nghiên cứu và kí kết hợp đồng (5 phút) (Hoạt động này, cần được
tiến hành ở tiết học trước để HS có thời gian chuẩn bị tốt hơn.)
- GV: đưa ra bản hợp đồng, giải thích một số nội dung và yêu cầu cần thực hiện trong hợp đồng
- HS: xem hợp đồng, thắc mắc những điều còn chưa rõ, rồi kí hợp đồng.
Nhiệm vụ 1() 30 phút
- GV: tiến hành chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài tập 1.
- GV: yêu cầu một nhóm bất kì cử đại diện trình bày sơ đồ sơ đồ tóm tắt lý thuyết, hoàn thành một gợi ý trong bài tập 1.
- GV: yêu cầu HS nhóm khác nhận xét và cho ý kiến.
- GV: nhận xét và hỏi các câu hỏi khác có liên quan (cho điểm HS nếu cần thiết). - HS: đã chuẩn bị trước ở nhà.
- HS: tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm và trình bày kiến thức.
Nhiệm vụ 2 () 10 phút
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 2.
- GV: quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm cần trợ giúp. - HS: Tiến hành thực hiện và tự đánh giá vào bảng hợp đồng khi GV cho ngừng nhiệm vụ.
Hết tiết 1 (GV có thể tiến hành thanh lí một nửa hợp đồng)
Nhiệm vụ 3 () 5 phút
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 3 và chỉ định 3 HS bất kì lên bảng hoàn thành bài tập, mỗi HS làm 1 bài.
- HS: Tiến hành thực hiện và tự đánh giá vào bảng hợp đồng khi GV cho ngừng nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 4 () 10 phút
- GV: tiến hành chia nhóm, mỗi nhóm 2 người - GV: cho HS thảo luận hoàn thành bài tập 4 và 5.
- GV: quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm cần trợ giúp. - HS thảo luận đưa ra ý kiến và lời giải, sau đó viết phần lời giải vào bảng phụ hoặc giấy A1.
- HS có thể yêu cầu phiếu trợ giúp nếu gặp khó khăn.
Nhiệm vụ 5() 10 phút
- GV: tiến hành chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm làm cho HS thực hiện bài tập 6.
- GV: lấy ý kiến từ nhiều cá nhân trong các nhóm. - GV: đưa ra từ khóa (bài tập ô chữ) cho bài tập.
- HS: với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, tiến hành trả lời những câu hỏi do GV đưa ra.
Hoạt động 3: Thanh lý hợp đồng (15 phút)
- GV: yêu cầu HS đánh giá bài làm của mình vào bản hợp đồng và cũng cho HS đánh giá theo kiểu đồng đẳng nhau để mang tính khách quan.
- GV yêu cầu đại diện nhóm HS lên bảng trình bày lời giải cho bài tập (HS đã trình bày trong giấy A1 hay bảng phụ).
- GV nhận xét đưa ra ý kiến hoặc có thể giảng lại cho HS chưa hiểu nếu cần thiết. - HS: thảo luận kết quả và xem lại đáp án, thắc mắc những điều chưa rõ.
Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá (10 phút)
- GV: thu thập kết quả thực hiện hợp đồng của HS trong lớp, tổng hợp kiến thức cần nhớ và dặn dò chuẩn bị cho bài sau hay phổ biến cho HS kí hợp đồng cho tiết học sau (nếu có).
- Cho HS làm bài kiểm tra nhanh 10 phút.