Trong mô hình đánh giá truyền thống, HS ít có cơ hội để trình diễn những gì họ học được bằng nhiều cách khác nhau, chủ yếu là được đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra. Tuy nhiên, theo đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay thì không chỉ chú trọng về kiến thức mà phải đánh giá được năng lực của HS.Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đưa ra các biện pháp về kiểm tra đánh giá sau:
2.4.4.1. Biện pháp 9: Hướng dẫn cho HS tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau về năng lực mà HS đạt được
Mục đích:
- Trong quá trình học tập, GV phải tạo điều kiện cho HS tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình thông qua việc hướng dẫn HS tự đánh giá bản thân và tự đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên trong một nhóm hay trong cả lớp, giữa các nhóm với nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập, chú trọng bổ khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu trước khi bước vào một phần mới của chương trình.
- GV phải hướng dẫn cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá theo định hướng khuyến khích óc sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của HS trước những vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, từ đó góp phần phát triển năng lực tự học và năng lực hợp tác của HS.
- Đồng thời, GV nên ứng dụng ICT để hướng dẫn cách đánh giá và cung cấp công cụ đánh giá cũng như thu thập kết quả đánh giá từ HS, vấn đề cá thể hóa quá trình học tập
với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho tiềm năng của mỗi HS được phát triển tối ưu năng lực, đặc biệt là năng lực ứng dụng CNTT.
Hình thức và nội dung tự đánh giá năng lực và tự đánh giá lẫn nhau của HS:
Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
Bài 40: Ancol - Bảng tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm.
- Đánh giá chung (các nhóm đánh giá lẫn nhau).
Bài 41: Phenol - Bảng tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm.
- Đánh giá chung (các nhóm đánh giá lẫn nhau).
Bài 42: Luyện tập Ancol – phenol - Hợp đồng học tập. Bài 45: Axit cacboxylic
- Bảng tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm.
- Đánh giá chung (các nhóm đánh giá lẫn nhau).
2.4.4.2. Biện pháp 10: Áp dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá; chú ý đánh
giá quá trình
Để đáp ứng được định hướng đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo năng lực học tập của HS thì phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá:
- Đánh giá qua quan sát.
- Đánh giá qua hồ sơ học tập.
- Đánh giá qua các bài Seminar.
- Đánh giá qua sản phẩm của bài tập nghiên cứu.
- Đánh giá qua bài kiểm tra.
- Đánh giá thông qua việc nhìn lại quá trình và đánh giá đồng đẳng.
Chú ý thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng HS sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi HS trong tương lai.
Ví dụ:Trong các bài thực nghiệm về nghiên cứu bài mới, cụ thể bài:
- Bài 40: Ancol.
- Bài 41: Phenol.
- Bài 45: Axit cacboxylic.
Chúng tôi lựa chọn và phối hợp các hình thức kiểm tra – đánh giá sau:
- Đánh giá qua quan sát: Phiếu quan sát biểu hiện dùng cho GV.
- Đánh giá qua sản phẩm của HS: Phiếu đánh chung (đánh giá giữa các nhóm với nhau).
- Đánh giá qua bài kiểm tra: Bài kiểm tra 15 phút sau mỗi bài dạy.
- Đánh giá quá trình:
+ Phiếu hỏi dành cho HS.
+ Bảng tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm.
2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT của HS