Tổng quan về chương trình hóa hữu cơ lớp 11 THPT

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 54)

Môn Hóa học là môn học trong nhóm các môn khoa học tự nhiên. Môn Hóa học cung cấp cho HS những tri thức hóa học phổ thông tương đối hoàn chỉnh về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Những tri thức này rất quan trọng giúp HS nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, thế giới quan khoa học và hình thành nhân cách người lao động mới năng động, sáng tạo. Đặc biệt, chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 giúp HS có cái nhìn ban đầu về hợp chất hữu cơ, cung cấp thông tin làm cơ sở để các em tiếp thu những kiến thức cao hơn, sâu hơn về hóa học hữu cơ. Mặt khác, những hợp chất rất cần thiết và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày từ đó giúp các em nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò của hóa học trong đời sống thực tế.

Đồng thời các kiến thức ứng dụng phong phú của hợp chất hữu cơ còn giúp cho HS thấy rõ mối liên hệ giữa tính chất của chất hữu cơ với các ứng dụng thực tiễn của chúng, ý nghĩa của việc nghiên cứu tính chất các chất phục vụ lợi ích con người.

Như vậy các kiến thức phần hóa học hữu cơ là những nội dung không thể thiếu được trong chương trình hóa học phổ thông giúp cho HS có nhận thức đúng đắn về giới tự nhiên, vai trò của hóa học với sự phát triển xã hội từ đó mà có nhân sinh quan sống đúng đắn, thể hiện thái độ tích cực của mình đối với tự nhiên, môi trường.

Riêng đối với hóa học lớp 11 THPT thì phần hữu cơ được nghiên cứu ở học kì 2 và có cấu trúc như sau:

Bảng 2.1. Cấu trúc phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT

Bài Tên bài Số tiết

Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

(5 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập)

6

20 Mở đầu về hóa học hữu cơ 1 21 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ 1 22 Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ 2

23 Phản ứng hữu cơ 1

24 Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo

1

Chương 5: Hidrocacbon no

(4 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành)

5

25 Ankan 2

26 Xicloankan 1

27 Luyện tập: Ankan và xicloankan 1 28 Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính

chất của metan

1

Chương 6: Hidrocacbon không no

(4 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành)

7

29 Anken 2

30 Ankađien 1

31 Luyện tập: Anken và ankađien 1

32 Ankin 1

33 Luyện tập: Ankin 1

34 Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen 1

Chương 7: Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hidrocacbon (4 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5

35 Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác 2 36 Luyện tập: Hidrocacbon thơm 1

37 Nguồn hidrocacbon thiên nhiên 1 38 Hệ thống hóa về hidrocacbon 1

Chương 8: Dẫn xuất halogen – ancol – phenol

(4 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành)

6

39 Dẫn xuất hanogen 1

40 Ancol 2

41 Phenol 1

42 Luyện tập: Dẫn xuất hanogen, ancol, phenol 1 43 Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol 1

Chương 9: Anđehit – xeton – axit cacboxylic

(4 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành)

7

44 Anđehit – xeton 2

45 Axit cacboxylic 2

46 Luyện tập: Anđehit – xeton – axit cacboxylic 2 47 Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic 1

2.1.2. Những chú ý về phương pháp giảng dạy hóa học hữu cơ

• Thứ nhất, quán triệt vai trò của lý thuyết chủ đạo từ chỗ là mục đích đối tượng nhận thức trở thành phương tiện sư phạm.

• Thứ hai, cần vạch rõ mối quan hệ qua lại giữa thành phần nguyên tố, cấu tạo hóa học với tính chất của mỗi chất vì cấu tạo là cơ sở quyết định tính chất, ngược lại nếu biết tính chất có thể suy ra cấu tạo. Cần rèn luyện cho HS có thói quen vận dụng mối quan hệ này một cách thường xuyên:

- Từ cấu tạo hóa học các hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.

- Từ cấu tạo nhóm định chức tính chất đặc trưng của các loại hợp chất.

- Từ cấu tạo phân tử, mối liên kết tương hỗ giữa các nguyên tử trong và ngoài phân tử sự biến đổi trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, các tính chất vật lý, hóa học khác.

• Thứ ba, phải dựa trên cơ sở các tính chất lý hóa mà dạy về trạng thái tự nhiên, điều chế, sản xuất, ứng dụng.

• Thứ tư, phải xem xét các chất trong mối quan hệ hữu cơ với các chất khác để thấy rõ bản chất động của thế giới khách quan và sự biến đổi không ngừng của vật chất. Chỉ có thể hiểu một chất đầy đủ khi xét chúng tương tác với các chất khác như sau:

- Cần chú ý tới sự liên quan giữa: hiđrocacbon  dẫn xuất halogen  rượu 

anđehit  axit (các chất có thể chuyển hóa lẫn nhau).

- Cần chú ý mối liên hệ giữa các chất có cùng nhóm chức: rượu đơn chức no, rượu đa chức no, rượu thơm (phenol)… (khi dạy những phần này nên sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật lên đặc điểm của từng chất).

• Thứ năm, cần nắm vững nội dung, cấu trúc của toàn chương trình để thấy sự liên hệ giữa các chương, các bài. Dạy xong mỗi chương, mỗi loại hợp chất cần có sự tổng kết, hệ thống hóa để HS có cái nhìn khái quát, dễ ghi nhớ bài học [18].

2.2. Một số nguyên tắc chung phát triển năng lực học tập cho học sinh trong dạy học hóa học

Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó, việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước. Tuy nhiên những năng lực nào cần đạt của con người Việt nam hiện nay? Làm thế nào để giúp HS phát triển được những năng lực đó? Môn Hóa học có thể phát triển năng lực học tập nào cho HS? Người thầy phải đổi mới như thế nào để đáp ứng được xu hướng đổi mới đó?... Nhiều câu hỏi đặt ra cần có lời giải đáp thuyết phục và việc phát triển năng lực học tập cho HS đối với các GV vẫn còn là vấn đề rất mơ hồ. Vì vậy, trước khi ra biện pháp để phát triển năng lực, chúng tôi muốn đề xuất thêm một số nguyên tắc để phát triển năng lực học tập cho HS như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo phát triển một số năng lực cần đạt của con người Việt Nam trong thời kì hiện nay Việt Nam trong thời kì hiện nay

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam với những ảnh hưởng của xã hội tri thức trên thế giới tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động hiện nay. Trong xã hội tri thức, giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội thông qua việc đào tạo con người có trình độ cao đồng thời phải thể hiện được những năng lực cần thiết của người lao động mới để đáp ứng xu thế chung của thế giới.

Từ sự phát triển kinh tế xã hội có thể khẳng định rằng mô hình giáo dục “hàn lâm kinh viện “đào tạo ra những con người thụ động, chạy theo bằng cấp, chú trọng việc truyền thụ những kiến thức lý thuyết xa rời thực tiễn, còn gọi là “kiến thức chết“ không còn thích hợp với những yêu cầu mới của xã hội và thị trường lao động.

Vì vậy, đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm cung cấp cho nền kinh tế nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực vận hành nền kinh tế trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh những năng lực chuyên môn, người lao động cần có những năng lực cần cho việc học suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày, trong đó chú trọng các năng lực chung như:

− Năng lực tự học, học cách học;

− Năng lực cá nhân (tự chủ, tự quản lí bản thân);

− Năng lực xã hội;

− Năng lực hợp tác;

− Năng lực giao tiếp (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ);

− Năng lực tư duy;

− Năng lực giải quyết vấn đề;

− Năng lực CNTT [6], [15].

Điều này cũng có nghĩa là các trường THPT hiện nay phải từng bước chuyển mình để trở thành nơi phát triển cho người học những năng lực cần thiết, giúp người học trở

thành những người lao động có trí thức đáp ứng yêu cầu của xã hội, thích ứng được với môi trường sống luôn luôn biến động và tự tin hội nhập quốc tế.

2.2.2. Nguyên tắc 2: Xuất phát từ quy luật phát triển tâm lý và nhận thức của HS

Hoạt động tư duy của HS THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén. Thông qua quá trình và kết quả học tập của lớp 10, đa số HS lớp 11 đã có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề nhanh. Nhưng ở một số em vẫn chưa phát huy hết năng lực của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính hoặc thiên về tái hiện tư tưởng, cách luận chứng của người khác. Bên cạnh đó, một số HS lớp 11 THPT chủ yếu là học thuộc lòng một cách máy móc, không nắm vững cốt lõi những vấn đề đã học hay các em không học bài cũ và làm bài tập về nhà trước khi đến lớp nên mất căn bản kiến thức cũ và làm cho các em khó tiếp thu kiến thức mới. Vào lớp thụ động, các em chủ yếu là nghe giảng và ghi chép hầu như toàn bộ những gì mà GV ghi lên bảng như thời THCS, ít phát biểu ý kiến, ít tư duy về kiến thức mới.

Những quy luật phát triển tâm lý và nhận thức của HS trong quá trình dạy học trên giúp chúng ta định hướng phát triển một số năng lực học tập của HS cho phù hợp.

2.2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…(Luật giáo dục 2009).

Mục tiêu giáo dục phổ thông sau năm 2015 là: Giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người được phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, con người cá nhân và con người xã hội; có những phẩm chất cao đẹp: yêu gia đình và quê hương, đất nước; nhân ái và khoan dung ; trung thực và t ự trọng; tự lập và tự tin; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và nhân loại; tôn trọng pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức; có học vấn phổ thông; có các năng lực chung: tự học và tự quản lý b ản thân; tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề; giao tiếp và h ợp tác; sử dụng ngôn ngữ, tính toán, CNTT và truyền thông làm nền tảng cho sự phát triển tối đa tiềm năng sẵn có của mỗi cá nhân và làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp.

Do vậy, các năng lực học tập của HS cần phát triển hợp lý, không những đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo phổ thông hiện nay mà cũng phải hướng đến những mục tiêu được đặt ra trong tương lai.

2.2.4. Nguyên tắc 4: Khai thác được đặc thù bộ môn Hóa học

Hóa học là một trong những môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên nên ngoài việc cung cấp kiến thức, GV cần rèn luyện cho HS khả năng tìm tòi, khám phát, phát hiện, khai thác và xử lý thông tin… thông qua tổ chức hoạt động nhận thức cho HS như cách tự học, hợp tác, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, ứng dụng CNTT và truyền thông vào hóa học… Từ đó, HS sẽ tự hình thành và phát triển sự hiểu biết, các năng lực chung và phẩm chất đạo đức của bản thân.

Bên cạnh đó, môn Hóa học ban cơ bản trường THPT cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng hóa học phổ thông, cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp giúp HS có phát triển được một số năng lực riêng biệt của môn Hóa học như: năng lực nhận thức về các chất và sự biến đổi của chúng, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tiến hành các họat động trên cơ sở khoa học hóa học…

Từ những đặc trưng đó của môn Hóa họccó vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông trong đó có phát triển năng lực của HS, là cơ sở để các nhà giáo dục đưa ra các biện pháp đổi mới PPDH nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong dạy học hóa học hiện nay.

2.2.5. Nguyên tắc 5: Sử dụng đa dạng, linh hoạt các PPDH tích cực

Các PPDH hóa học rất đa dạng và phong phú, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó nên GV cần sử dụng nhiều PPDH tích cực trong quá trình dạy học của mình. Điều quan trọng mà GV cần chú ý là việc chọn lựa các PPDH đều hướng đến mục tiêu tổ chức, tạo điều kiện, điều khiển hoạt động học tập của HS sao cho các em được hoạt động tìm tòi, khám phá thu nhận kiến thức và phương pháp học tập nhiều hơn, chủ động hơn.

Khi sử dụng các PPDH trong quá trình điều khiển các hoạt động nhận thức của HS ta cần lưu ý:

− Trong bài dạy thường xuyên tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tự khám phá những thông tin cần thiết xung quanh có nội dung liên quan đến bài học. GV có thể

cho HS tự đánh giá kiến thức bản thân qua hệ thống câu hỏi, bài tập bắt buộc và tự chọn. Từ đó, góp phần phát huy tính tích cực nhận thức độc lập cho HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Thường xuyên luyện tập khả năng vận dụng kiến thức để tìm hiểu bản chất các quá trình hóa học, ảnh hưởng giữa các nguyên tử trong phân tử và giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến các kiến thức hóa hữu cơ dưới dạng các bài tập nhận thức.

− Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dưới sự trợ giúp của CNTT để giúp HS có được những biểu tượng đúng đắn về cấu trúc các hợp chất hữu cơ, cơ chế phản ứng qua đó mà rèn luyện tư duy khái quát, tư duy trừu tượng trong nghiên cứu các chất hữu cơ. Bên cạnh đó, còn giúp HS trao đổi và tìm kiếm thông tin cần thiết.

Như vậy sử dụng PPDH trong sự phối hợp hợp lí với các phương tiện trực quan phát huy cao độ tính tích cực nhận thức độc lập, sáng tạo cho HS là yếu tố quan trọng trong phát triển năng lực học tập của HS.

2.3. Một số biểu hiện của năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT dụng CNTT

2.3.1. Biểu hiện của năng lực tự học

Sau khi nghiên cứu khái niệm về năng lực tự học, kết quả cần đạt được của năng lực tự học theo GS.TS Đinh Quang Báo và xuất phát từ thực tiễn dạy học thông qua ý kiến của các GV về một số biểu hiện của năng lực tự học trong phiếu điều tra thực trạng phát triển một số năng lực học tập cho HS ở THPT hiện nay, chúng tôi đã xác định một số biểu hiện năng lực tự học của HS là:

 Biết xây dựng kế hoạch tự học

Ví dụ: Ngay từ đầu năm học hay bắt đầu một chương mới thì HS sẽ đạt mục tiêu phấn đấu cho bản thân và lập bảng kế hoạch học tập để theo dõi quá trình học của mình. Sau

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 54)