Một số PPDH tích cực có thể phát triển năng lực học tập cho HS

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 34)

1.4.1. Phương pháp dạy học webquest

1.4.1.1.Khái niệm về phương pháp webquest

Từ khi ra đời cho đến nay, webquest được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong giáo dục phổ thông cũng như đại học. Có nhiều định nghĩa cũng như cách mô tả khác nhau về webquest. Theo nghĩa hẹp, webquest được hiểu như một PPDH. Theo nghĩa rộng, webquest được hiểu như một mô hình, một quan điểm về dạy học có sử dụng

mạng Internet. Ở đây, chúng tôi xây dựng webquest theo nghĩa hẹp, tức là xem đây như một PPDH và gọi chung là “phương pháp webquest”.

Từ đó, ta có thể định nghĩa như sau: “Phương pháp webquest là một PPDH, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn

với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những

trang liên kết (Internet links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng

nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá” [5]. Song

song với phương pháp này, trang WebQuest cũng là bản thân đơn vị nội dung dạy học được xây dựng để sử dụng và là công cụ hỗ trợ cho phương pháp webquest. Như vậy, trong khóa luận này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ như sau:

- “webquest”: phương pháp webquest.

- “WebQuest”: trang WebQuest.

Trong tiếng Việt chưa có cách dịch hoặc cách dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này. Trong tiếng Anh, “Web” ở đây nghĩa là mạng, “Quest” là tìm kiếm, khám phá. Dựa trên thuật ngữ và bản chất của khái niệm có thể gọi phương pháp webquest là phương pháp “khám phá trên mạng”. Như vậy, phương pháp webquest là một dạng đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet, thông qua các trang WebQuest và là một PPDH phức hợp.

Phương pháp webquest có thể chia thành hai loại: loại sử sụng các trang WebQuest lớn và loại sử dụng các trang WebQuest nhỏ. WebQuest lớn xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (có thể kéo dài đến 1 tháng), có thể coi như là một dự án dạy học. WebQuest nhỏ xử lý vấn đề trong thời gian ngắn, khoảng một vài tiết học (ví dụ 1 đến 2 tiết), HS xử lý một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lý chúng cho bài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến thức đã có trước của các em.

Phương pháp webquest có thể được sử dụng ở tất cả các loại hình trường học. Điều kiện chủ yếu là HS phải có kỹ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lý các thông tin dạng văn bản. Bên cạnh đó, HS cũng phải có những kiến thức cơ bản trong thao tác với máy tính và Internet. Phương pháp webquest có thể sử dụng trong mọi môn học. Ngoài ra, phương pháp này còn rất thích hợp cho việc dạy học liên môn.

1.4.1.2. Tiến trình thực hiện dạy học bằng phương pháp webquest

Tiến trình dạy học với phương pháp webquest gồm sáu bước:

Bước 1: Nhập đề: GV giới thiệu chủ đề. Thông thường, một WebQuest bắt đầu với

việc đặt ra tình huống có vấn đề thực sự đối với người học, tạo động cơ cho người học sao cho họ tự muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp quyết vấn đề.

Ví dụ: Khi thiết kế bài axit cacboxylic, GV sẽ giới thiệu chủ đề như sau:

Hình 1.2. Trang giới thiệu bài Axit cacboxylic

Bước 2: Xác định nhiệm vụ: HS được giao các nhiệm vụ cụ thể. Cần có sự thảo

luận với HS để HS hiểu nhiệm vụ, xác định được mục tiêu riêng, cũng như có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết. Tính phức tạp của nhiệm vụ phụ thuộc vào đề tài và trước tiên là vào nhóm đối tượng. Thông thường, các nhiệm vụ sẽ được xử lý trong các nhóm.

Hình 1.3. Trang nhiệm vụ của bài Axit cacboxylic

Bước 3: Hướng dẫn nguồn thông tin: GV hướng dẫn nguồn thông tin để xử lý

nhiệm vụ, chủ yếu là những trang trong mạng Internet đã được GV lựa chọn và liên kết, ngoài ra có thể có những chỉ dẫn về các tài liệu khác.

Ví dụ:

Hình 1.4. Trang nguồn tư liệu của axit cacboxylic

Bước 4: Thực hiện: HS thực hiện nhiệm vụ trong nhóm. GV đóng vai trò tư vấn.

Bước 5: Trình bày: HS trình bày các kết quả của nhóm trước lớp, sử dụng PowerPoint hoặc tài liệu văn bản (tùy theo yêu cầu của GV trong mục “nhiệm vụ”), có thể đưa lên mạng.

Bước 6: Đánh giá: Đánh giá kết quả, tài liệu, phương pháp và thái độ học tập thông

qua các phiếu đánh giá trực tuyến trong WebQuest.

Ví dụ: Phiếu đánh giá trực tuyến bài axit cacboxylic

Hình 1.5. Phiếu đánh giá giữa các nhóm bài Axit cacboxylic

Có thể sử dụng các hình thức ghi lại quá trình thực hiện để hỗ trợ, sử dụng đàm thoại, phiếu điều tra… HS cần được tạo cơ hội suy nghĩ và đánh giá một cách có phê phán. Việc đánh giá tiếp theo do GV thực hiện.

1.4.2. Phương pháp dạy học hợp đồng

1.4.2.1. Khái niệm về phương pháp dạy học theo hợp đồng

Dạy và học theo hợp đồng (contract work) là một cách tổ chức môi trường học tập trong đó mỗi HS được giao hoàn thành một hợp đồng trọn gói các nhiệm vụ/ bài tập khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh được quyền chủ động và độc lập quyết định chọn nhiệm vụ (tự chọn), quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/ bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/ bài tập đó trong khoảng thời gian chung.

Học theo hợp đồng cho phép phân hóa trình độ người học, tạo điều kiện cho người học thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo khả năng phù hợp với trình độ phát triển của cá nhân người học. Hợp đồng là một biên bản thống nhất và khả thi giữa hai bên là GV và cá nhân hoặc nhóm HS, theo đó cam kết của HS sẽ hoàn thành nhiệm vụ đã chọn trong một thời gian nhất định. Mỗi HS có thể tự lập kế hoạch thực hiện nội dung học tập cho bản thân mình (quyết định nội dung nào cần nghiên cứu trước và có thể dành bao nhiêu thời gian cho nội dung đó) [10].

Ví dụ: Bản hợp đồng học tập

Bài 56. LUYỆN TẬP ANCOL, PHENOL

Họ và tên HS:……….. thời gian từ:…………đến:………

Nhiệm vụ Nội dung Yêu cầu Nhóm     Tự đánh giá 1 Giải BT 1   30’   2 Giải BT 2   10’   3 Giải BT 3   10’   4 Giải BT 4   5’   5 Giải BT 5   5’   6 Giải BT6   10’  

 Nhiệm vụ bắt buộc  Thời gian tối đa

 Nhiệm vụ tự chọn Đã hoàn thành

 Hoạt động cá nhân  Gặp khó khăn

 Nhóm đôi  Tiến triển tốt

 Hoạt động theo nhóm đông  Rất thoải mái Cần GV giảng bài Bình thường

 Không hài lòng BT thực hiện ở nhà

Tôi cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng Học sinh Giáo viên

(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên

1.4.2.2. Tiến trình thực hiện dạy học bằng phương pháp dạy học theo

hợp đồng

Bước 1: Chọn nội dung và quy định thời gian

- GV xác định nội dung phù hợp để đảm bảo đúng đặc điểm của PPDH theo hợp đồng, có thể chọn một bài ôn tập hoặc luyện tập, hoặc có thể với bài học mới trong đó thực hiện các nhiệm vụ không theo thứ tự bắt buộc. GV quyết định thời gian của học theo hợp đồng. Thời gian tối thiểu nên dành cho hợp đồng là 2 tiết (90 phút) tùy vào nội dung của hợp đồng.

Bước 2: Thiết kế kế hoạch học theo hợp đồng

- Xác định mục tiêu của bài học: Ngoài mục tiêu như bài học bình thường quy định

trong chương trình, nên xác định thêm một số kỹ năng, thái độ cần đạt khi thực hiện PPDH theo hợp đồng.

- Xác định PPDH chủ yếu: Phương pháp cơ bản là học theo hợp đồng, có thể sử

dụng phối hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác như học hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề,... để tăng cường sự tham gia, đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái.

- Chuẩn bị của GV và HS: Cần chuẩn bị các tài liệu, phiếu bài tập, sách tham khảo,

dụng cụ, thiết bị cần thiết cho hợp đồng của GV và HS đạt hiệu quả. Đặc biệt, GV phải chuẩn bị một bản hợp đồng đủ chi tiết để HS có thể hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực hiện các nhiệm một cách độc lập.

- Thiết kế văn bản hợp đồng: Học theo hợp đồng chỉ khả thi khi HS có thể đọc,

hiểu và thực thi các nhiệm vụ một cách tương đối độc lập. Các nhiệm vụ tự chọn được GV thiết kế có thể là bài tập mang tính củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học.

- Thiết kế các dạng bài tập/nhiệm vụ: Một hợp đồng luôn phải đảm bảo tính đa dạng của các bài tập/nhiệm vụ. Sự đa dạng của bài tập/nhiệm vụ sẽ đảm bảo trong mỗi hợp đồng có tất cả các phương pháp học tập của mỗi HS đều được đề cập. Trong bản hợp đồng, GV có thể kết hợp các nhiệm vụ cá nhân cụ thể với sự hướng dẫn của GV, bài tập trong nhóm nhỏ, bài tập chuyên sâu hơn.

Ví dụ: khi dạy hợp đồng bài Ôn tập ancol và phenol chúng tôi đã thiết kế các dạng bài tập như: bài tập bắt buộc, tự chọn, bài tập có phiếu hỗ trợ và không có hỗ trợ (xem phụ lục 6).

- Thiết kế các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn: Nhiệm vụ bắt buộc yêu cầu HS đều

đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng của bài học. Nhiệm vụ tự chọn yêu cầu HS vận dụng, mở rộng, làm sâu sắc kiến thức và rèn luyện kĩ năng có liên quan đến kiến thức đã học.

Ví dụ: khi dạy hợp đồng bài Luyện tập Ancol và phenol chúng tôi đã thiết kế 10 nhiệm vụ trong đó có 9 nhiệm vụ bắt buộc về kiến thức cơ bản HS bắt buộc phải nắm được và 1 nhiệm vụ tự chọn.

- Thiết kế bài tập/nhiệm vụ mở và nhiệm vụ đóng: Nhiệm vụ đóng nêu rõ những gì

HS phải làm trong một giới hạn xác định. Dạng bài tập này dùng cho những HS sợ thất bại và đảm bảo an toàn. Dạng bài tập mở thường chứa đựng một vài thử thách và khó khăn hơn, khuyến khích HS bỏ cách suy nghĩ cũ và tìm kiếm những cách làm mới, giúp HS phát triển tư duy bậc cao.

- Thiết kế nhiệm vụ/bài tập cá nhân kết hợp nhiệm vụ/bài tập hợp tác theo nhóm:

Trong hợp đồng, ngoài quy định HS thực hiện theo cá nhân cũng cần có nhiệm vụ HS yêu cầu làm việc hợp tác, theo cặp, nhóm nhỏ. Do đặc thù của các trường THPT đông HS thường thiết kế các nhiệm vụ/bài tập theo nhóm. Tuy nhiên, đối với mỗi nhóm HS đều thiết kế các nhiệm vụ cá nhân để các thành viên trong nhóm được được lựa chọn. Chúng tôi đã áp dụng trong các hợp đồng về dạy bàiôn tập, luyện tập.

- Thiết kế nhiệm vụ/bài tập độc lập và nhiệm vụ/bài tập được hướng dẫn với mức

Không phải nhiệm vụ nào cũng thực hiện một cách độc lập với tất cả các HS. Những HS trung bình và yếu thì sẽ cần sự hỗ trợ ở các mức độ khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Ví dụ: khi dạy hợp đồng bài Luyện tập ancol- phenol, chúng tôi đã thiết kế những nhiệm vụ/bài tập có mức hỗ trợ khác nhau để HS có thể hoàn thành nhiệm vụ (trang 104).

- Thiết kế các hoạt động DH: Trong kế hoạch bài học cần thiết kế các hoạt động

của GV và HS trong khi thực hiện, như kí hợp đồng, thực hiện hợp đồng, thanh lí hợp đồng.

Bước 3: Tổ chức dạy học theo hợp đồng

- Bố trí không gian lớp học: Trong PPDH theo hợp đồng, không cần thiết phải sắp

xếp lại lớp học. Tuy nhiên PPDH theo hợp đồng sẽ trở nên thoải mái và chuyên sâu hơn nếu bàn ghế trong lớp học được điều chỉnh, tổ chức và sắp xếp lại một cách hợp lí.

- Tổ chức kí hợp đồng: GV nêu mục đích bài học, phương pháp học tập chủ yếu,

giới thiệu nội dung bản hợp đồng, nhấn mạnh các nhiệm vụ và trao hợp đồng cho HS. HS nghiên cứu hợp đồng một cách kĩ lưỡng để hiểu các nhiệm vụ trong hợp đồng. GV và HS trao đổi những điều còn chưa rõ trong hợp đồng. HS quyết định chọn nhiệm vụ và kí vào bản hợp đồng, đánh dấu những nhiệm vụ tự chọn.

- Tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng: Sau khi kí hợp đồng, HS tự lập kế

hoạch để thực hiện các nhiệm vụ. Tùy thời gian và nội dung của hợp đồng, GV tổ chức cho HS có thể thực hiện ở trên lớp, ở nhà,... để hoàn thành nhiệm vụ trong hợp đồng. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập nhưng nếu cần vẫn có thể nhận trợ giúp của GV và các HS khác. Với nhiệm vụ thực hiện hợp tác theo nhóm thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, HS có thể tổ chức hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tổ chức nghiệm thu hợp đồng: Trước khi kết thúc các nhiệm vụ theo thời gian

quy định, GV thông báo cho HS một khoảng thời gian nhất định ở trên lớp để các em nhanh chóng hoàn thành hợp đồng của mình [10].

1.5. Thực trạng phát triển năng lực học tập cho HS ở trường THPT hiện nay nay

Để tìm hiểu về việc phát triển năng lực học tập cho HS trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi thực hiện cuộc điều tra tham khảo ý kiến của GV đang giảng dạy bộ môn Hóa học ở một số trường THPT tại Tp. HCM. Quá trình điều tra nhằm đạt được các nội dung sau:

1.5.1. Mục đích điều tra

− Tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở trường THPT hiện nay.

− Đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực học tập cho HS được đề xuất trong luận văn.

− Tìm hiểu các hình thức đánh giá năng lực học tập cho HS thường được sử dụng ở trường THPT.

1.5.2. Đối tượng điều tra

− GV đang giảng dạy hóa học tại một số trường THPT ở Tp. HCM.

1.5.3. Phương pháp điều tra

Chúng tôi thực hiện phát 40 phiếu điều tra từ 1/5/2014 đến 20/5/2014 đến GV dạy học hóa học ở một số trường THPT tại Tp.HCM và một số tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai và Vĩnh Long.

Bảng 1.2. Danh sách trường và số lượng GV phản hồi lại phiếu điều tra

STT Tên trường Số lượng GV

1 Trường THPT Củ Chi 4 2 Trường THPT Trung Lập 1 3 Trường THPT GDTX Củ Chi 1 4 Trường THPT Nguyễn Huệ 1 5 Trường THPT An Nghĩa 1 6 Trường THPT Phan Châu Trinh 1 7 Trường THPT Nguyễn Huệ 1 8 Trường THPT Đăk Song 1 9 Trường THPT Võ Thị Sáu 1 10 Trường THPT Phạm Văn Sáng 1

11 Trường THPT Dầu Tiếng 1 12 Trường THPT Tạ Quang Bửu 1 13 Trường THPT TTPTGD Tiến Phát 1 14 Trường TT dạy nghề, bảo trợ cho người tàn tật Tp.HCM 1 15 Trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM 2 16 Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến, TPHCM 1 17 Trường Trung cấp Kĩ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn 1 18 Trường THPT chuyên Tiền Giang 1 19 Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai 1 20 Trưởng THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long 4 21 Trường THPT Lưu Văn Liệt, Vĩnh Long 5

1.5.4. Kết quả điều tra

− Số phiếu điều tra thu hồi lại được là 32 phiếu.

− Chúng tôi đã thống kê được một số kết quả phản ánh trung thực tình hình phát triển

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)