2.4.2.1. Biện pháp 3: Sử dụng phiếu chuẩn bị bài mới
Mục đích
- SGK hóa học là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản của HS và là phương tiện giúp GV tổ chức các hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng học, rèn luyện cho HS năng lực tự học, tự lĩnh hội tri thức. Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới nhằm giúp cho HS sử dụng SGK hóa học tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Tăng cường năng lực hợp tác bằng các bài tập theo nhóm nhỏ.
- Đồng thời, kết hợp với việc tìm kiếm tài liệu tham khảo trên mạng và các đoạn clip thí nghiệm để hoàn thành phiếu chuẩn bị bài cũng giúp cho HS phát triển năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập hóa học.
Quy trình thực hiện
Chúng tôi thiết kế 3 phiếu hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới bao gồm: - Bài 40: Ancol
- Bài 41: Phenol
- Bài 45: Axit cacboxylic (lưu vào CD)
Cấu trúc của phiếu chuẩn bị bài mới
Tên bài học
A. Mục tiêu bài học
Trình bày mục tiêu kiến thức, kĩ năng và trọng tâm của bài học để HS có thể xác định đúng mục tiêu trước khi tìm hiểu bài mới.
B. Tài liệu tham khảo
Trong mục tài liệu tham khảo sẽ gồm:
- Một số sách và trang web do GV cung cấp.
- Tài liệu tham khảo mà HS sưu tầm được.
C. Hướng dẫn học sinh tự học
Gồm các câu hỏi hướng dẫn HS đọc bài và phần chừa trống để HS dựa vào câu hỏi mà tìm nội dung chính của bài học điền vào phần chừa trống.
D. Tóm tắt bài học (dưới dạng sơ đồ)
E. Những câu hỏi đặt ra khi đọc bài
F. Bài kiểm tra kiến thức đã tự nghiên cứu
Đây là bài kiểm tra gồm các câu hỏi lý thuyết và một số bài tập ở mức độ cơ bản nhất, giúp HS kiểm tra lại kiến thức tự học của mình. Hình thức trắc nghiệm mang tính khách quan và HS có thể tự chấm điểm việc tự học của mình.
Mục đích sử dụng phiếu hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới
• GV phát phiếu cho HS trước khi học chương mới nhằm: - Phát huy tính tích cực.
- Rèn luyện năng lực tự đọc SGK, tài liệu tham khảo, khả năng tìm tài liệu trên mạng của HS.
- Giúp HS nắm được một số kiến thức trọng tâm, khơi dậy lòng ham mê học tập, tìm tòi, nghiên cứu.
- Khả năng làm việc theo nhóm.
• HS đọc tài liệu và hoàn thành câu trả lời ở phần “Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài mới” qua việc:
- Đọc SGK hóa học 11 để tìm ý, nội dung và suy nghĩ trả lời câu hỏi chuẩn bị bài. - Tìm tài liệu trên mạng, sách tham khảo, kiến thức bổ sung thêm, bài tập làm thêm thông qua phần tài liệu tham khảo hay ở phần kiến thức đọc thêm.
- Làm bài tập trong SGK.
• GV kiểm tra và nhận xét việc chuẩn bị bài ở nhà của HS thông qua: - Báo cáo của lớp trưởng, tổ trưởng về tình hình soạn bài của các bạn.
- Kiểm tra bài cũ có kèm theo câu hỏi đánh giá việc chuẩn bị bài mới của HS. - Kiểm tra ngẫu nhiên một số HS.
• Tiến hành giảng dạy dựa trên câu hỏi phần chuẩn bị bài mới nhưng ở mức độ câu hỏi khái quát hơn nhằm giúp cho HS:
- Tự đánh giá câu trả lời trong bài soạn đúng hay sai? Đủ hay thiếu? - Củng cố bổ sung, nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV và HS cùng giải quyết những vấn đề thắc mắc của HS trong quá trình đọc sách chuẩn bị bài ở nhà.
• Kiểm tra, đánh giá, nhận xét mức độ chuẩn bị của HS
Chúng tôi xin đưa ra dưới đây một phiếu hướng dẫn HS chuẩn bị bài Ancol, còn các phiếu còn lại chúng tôi sẽ đưa vào phần phụ lục và đĩa CD.
PHIẾU CHUẨN BỊ BÀI MỚI ANCOL
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:HS biết
- Định nghĩa, phân loại ancol.
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc −chức và thay thế).
- Tính chất vật lí: nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; liên kết hiđro.
- Tính chất hoá học: phản ứng của nhóm −OH (thế H, thế −OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; phản ứng cháy.
- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.
- Ứng dụng của etanol.
2. Về kĩ năng
- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol no, mạch hở. - Đọc tên các ancol (có 4C − 5C).
- Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.
- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
3. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo của ancol.
- Quan hệ giữa đặc điểm cấu tao với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan). - Tính chất hoá học.
- Phương pháp điều chế ankanol.
B. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Trường – Lê Mậu Quyền – Phạm Văn Hoan – Lê Chí Kiên, Hóa
học 11, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Xuân Trường – Từ Ngọc Ánh – Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền, Bài tập
hóa học 11, NXB Giáo dục.
3. Các sách báo, bài viết và đoạn clip thí nghiệm trên các trang web:
http://www.ebook.edu.vn, http://viettelstudy.vn, http://hoahoc77.wordpress.com,
http://www.youtube.com. HS bổ sung (nếu có): ... ... ... ... ... ... C. Hướng dẫn HS tự học
HS chuẩn bị nội dung bài học theo câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi hướng dẫn tự học Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa, phân loại ancol 1. Cho các ancol sau:
(1) CH3-CHOH-CH3 (2) CH2=CH-CH2OH (3) CH2OH (4) CH2OH-CHOH-CH2OH.
Em thấy có điểm gì giống nhau về cấu tạo trong phân tử của các hợp chất hữu cơ trên? Nêu định nghĩa ancol.
2. Dựa vào căn cứ nào để phân loại ancol? Mỗi căn cứ có các loại ancol nào?
I. Định nghĩa – phân loại
1.Định nghĩa
- Ancol là hợp chất hữu cơ ... ... ... - Dãy đồng đẳng của ancol no đơn chức,
mạch hở: ... ... CT chung: ...
2.Phân loại
- Dựa vào cấu tạo gốc hiđrocacbon:
+ ... VD: ... + ... VD: ... + ... VD: ... ... ... ... + ... VD: ... ... ... ... ... - Dựa vào số nhóm –OH trong phân tử:
3. Bậc của ancol được xác định như thế nào? ... VD: ... + ... VD: ... 3. Bậc của ancol ... Vd: CH3-CH2-CH2-OH: Ancol bậc …… C H3 CH CH3 OH : Ancol bậc ……
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng phân – danh pháp ancol 1. Hãy viết các đồng phân của
ancol C4H10O và cho biết đồng phân nào là đồng phân mạch cacbon, đồng phân nào là đồng phân vị trí?
2. Nêu qui tắc gọi tên thông thường và tên thay thế của ancol: xác định mạch chính, đánh số chỉ vị trí, gọi tên. Gọi tên các chất trong
II.Đồng phân – danh pháp
1.Đồng phân của ankanol: Có 2 loại
- Đồng phân mạch cacbon. - Đồng phân vị trí nhóm –OH. Vd: Viết đồng phân ancol C4H10O.
... ... ... ... ... ... ... ... ... 2.Danh pháp
a)Tên thông thường
... ...
bảng VD. b)Tên thay thế
... ...
Công thức cấu tạo Tên thông thường Tên thay thế
CH3 – OH CH3 – CH2- OH CH3 – CH2 - CH2- OH CH3 – CH2 - CH2- CH2-OH CH3 - CH - CH2 - OH CH3 CH3 - CH2 - CH - OH CH3 CH3 - C - OH CH3 CH3
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lý của ancol 1. Ở điều kiện thường ancol tồn tại
ở trạng thái (rắn, lỏng, khí) nào?
III.Tính chất vật lý
Trạng thái ... ... ...
2. Độ rượu là gì? Cho VD
3. Dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của một số hợp chất hữu cơ
(hình bên). Hãy nhận xét nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol so với các chất khác. Giải thích.
Độ rượu: ... ... ...
VD: Tính số ml ancol etylic có trong 500 ml rượu 450 ... ... ... ... ...
Dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của một số hợp chất hữu cơ: tnc, 0C ts, 0C Độ tan, g/100g H2O CH3CH3 -172 -89 0,007 CH3OH -98 65 ∞ CH3F -142 -78 0,25 CH3OCH3 -138 -24 7,6 Nhận xét:
Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan
trong nước của các ancol ... ...
Giải thích: ...
4. (Liên hệ thực tế) Trên chai cồn, ta thường thấy ghi ancol etylic 900
có ý nghĩa gì? ... ... ... Liên hệ thực tế ... ... ... ... ...
Hoạt động 4: Nghiên cứu tính chất hóa học của ancol 1. Mô tả đặc điểm cấu tạo phân tử
ancol. Từ đó dự đoán những phản ứng hóa học đặc trưng của ancol.
2. Nêu hiện tượng khi etanol tác dụng với kim loại kiềm Na. Viết PƯHH xảy ra.
3. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho glixerol vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2/NaOH. Viết PƯHH xảy ra.
IV. Tính chất hóa học (trọng tâm)
1. Phản ứng thế H của nhóm -OH
a) Tính chất chung của ancol
Xem clip thí nghiệm etanol tác dụng với
kim loại kiềm Na trên trang web: http://www.youtube.com Hiện tượng ... ... ... PƯHH: Tổng quát: ROH + Na → ...
b) Tính chất riêng của glixerol
Hiện tượng ...
...
PƯHH:
C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → ... ...
4. Viết PƯHH của ancol etylic với HCl, H2SO4 đặc ở nhiệt độ thấp.
5. Phản ứng giữa 2 phân tử ancol tạo ete có phải là phản ứng tách nước không?
6. Viết PƯHH tách nước của etanol, ancol sec-butylic. Xác định sản phẩm chính và gọi tên.
7. Sản phẩm của phản ứng giữa ancol với H2SO4 phụ thuộc vào điều kiện phản ứng như thế nào?
2. Phản ứng thế nhóm -OH
a) Phản ứng với axit vô cơ (HCl,
HBr,...) C2H5OH + HCl → ... ... Tổng quát: ROH + HX → ... ...
b) Phản ứng với ancol khác
2C2H5OH H2SO4,140oC→ ... ... Tổng quát: R-OH + H-OR’ H2SO4,140oC→ ... ...
Điều kiện phản ứng ...
... 3. Phản ứng tách nước C2H5OH H2SO4,170oC→ ... H3C CH OH CH2 CH3 H2SO4 1700C ... ... Tổng quát CnH2n+1OH H2SO4,170oC→ ... ...
Điều kiện phản ứng ...
... ...
8. Nêu hiện tượng và viết PƯHH xảy ra khi nhúng sợi dây đồng đốt nóng vào ống nghiệm chứa ancol etylic.
9. Ancol có bậc khác nhau thì cho sản phẩm như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
10.Viết PƯHH cháy tổng quát của ankanol. Nhận xét về số mol của các sản phẩm tạo thành.
...
Qui tắc tách Zaixep ...
... ...
4. Phản ứng oxi hóa khử
a) Pư oxi hóa không hoàn toàn
TN: Nhúng sợi dây đồng đốt nóng vào ống nghiệm dựng etanol. (trên trang web: http://www.youtube.com) Hiện tượng ... ... PƯHH ... ... • Ancol bậc I →... VD ... ... • Ancol bậc II→... VD ... ... • Ancol bậc III→...
b) Pư oxi hóa hoàn toàn (đốt cháy)
PƯHH ... ... Nhận xét về ankanol:
số mol CO2...số mol H2O
1. Hãy nêu các PP điều chế ancol.
2. Hãy nêu các ứng dụng quan trọng của ancol mà em biết trong đời sống. Điều chế 1. Phương pháp tổng hợp • Từ anken ... ... ... ... • Từ dẫn xuất halogen ... ... ... ...
2. Phương pháp sinh hóa
Lên men tinh bột ... ... Ứng dụng ... ... ... ... ... ... ... ...
D. TÓM TẮT BÀI HỌC (DƯỚI DẠNG SƠ ĐỒ) ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
E. NHỮNG CÂU HỎI ĐẶT RA KHI ĐỌC BÀI
... ... ... ... ... ... ... ...
F. BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC ĐÃ TỰ NGHIÊN CỨU Câu 1:Có bao nhiêu ancol bậc 2 có CTPT C5H12O
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Sắp xếp các chất sau theo sự tăng dần độ tan: (I) C2H5OH, (II) CH3CH2CH2OH, (III) CH3CH2CH(OH)CH3, (IV) CH3OH
A. (I) < (II) < (III) < (IV) B. (II) < (III) < (I) < (IV)
D. (III) < (II) < (I) < (IV)
Câu 3: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3OCH3. B. CH3Cl. C. CH3CH2CH3. D. C2H5OH.
Câu 4: Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 70º”. Cách ghi đó có ý nghĩa nào sau đây:
A. Cồn này sôi ở 70º.
B. 100ml cồn trong chai có 70ml cồn nguyên chất.
C. 100ml nước thì có 70 ml cồn nguyên chất.
D. Trong chai cồn có 70ml nước.
Câu 5: Đốt cháy một ancol X được nH2O> nCO2. Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A. X là ancol no, mạch hở. B. X là ankanđiol.
C. X là ankanol đơn chức. D. X là ancol đơn chức mạch hở.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, để tiêu hủy các mẫu natri dư, trong các cách dưới đây cách nào đúng:
A. Cho vào máng nước thải.
B. Cho vào trong dầu hỏa.
C. Cho cồn ≥ 960.
D. Cho vào dung dịch NaOH.
Câu 7:Ancol không hòa tan được Cu(OH)2 là
A. CH2OH – CH2OH. B. CH3CH2CH2OH.
C. CH2OH – CHOH – CH2OH. D. CH2OH – CHOH – CH3.
Câu 8: Chất đietilenglicol (DEG) được Trung Quốc đưa vào kem đánh răng mang nhãn hiệu “Excel” và “Mr.Cool” để ngăn kem đánh răng đông lại, tuy nhiên nó lại là tác nhân gây ung thư và tử vong nên 2 loại kem đánh răng này đã bị nghiêm cấm sử dụng trên thế giới. DEG được tạo thành từ phản ứng tách một phân tử nước giữa 2 phân tử etilenglicol. Vậy CTCT của DEG là
A. CH3-CHOH-CH2- CH2(OH). B. CH2(OH)-CH2-O-CH2-CH2(OH).
C. CH3CH(OH)-CHOH-CH3.
Câu 9: Ancol X đơn chức, no, mạch hở có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 37. Cho X tác dụng với H2SO4đặc đun nóng đến 170oC thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. X là
A. propan-2-ol. B. butan-2-ol.
C. butan-1-ol. D. 2-metylpropan-2-ol.
Câu 10: Khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 100
là
(Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, ancol etylic có khối lượng riêng 0,8g/ml)
A. 16,55 kg. B. 15,56 kg.
C. 15,65kg. D. 16,65 kg.
Câu 11: Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 12:Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A.ancol bậc 2. B.ancol bậc 3.
C.ancol bậc 1. D.ancol bậc 1 và ancol bậc 2
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A. 10,2 gam. B. 2 gam. C. 2,8 gam. D. 3 gam.
Câu 14: Một ancol no có phân tử khối 92 đvC. Khi cho 4,6g ancol trên phản ứng với Na cho ra 1,68 lít H2 (đktc). Vậy số nhóm –OH trong ancol trên là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Trên thị trường hiện nay, một số loại nước tương (xì dầu) đã bị cấm sử dụng do chứa lượng 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong quá trình sản xuất nước tương, nhà sản xuất dùng HCl thuỷ phân protein thực vật để làm tăng vị mặn và hương vị. Trong quá trình này còn có phản ứng thuỷ phân chất béo tạo ra glixerol. HCl tác dụng với glixerol sinh ra hỗn hợp hai đồng phân là 3- MCPD và A. Vậy A là:
A. CH2Cl – CHOH – CH2OH
C. CH2Cl – CHOH – CH2Cl
D. CH2OH – CHCl – CH2Cl
2.4.2.2.Biện pháp 4: Yêu cầu HS tìm kiếm tài liệu tham khảo trên mạng Internet
Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi của nền giáo dục, đào tạo Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và tình hình thực tiễn ứng dụng ICT trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay, GV có thể giao nhiệm vụ tự học cụ thể cho HS trước