Biểu hiện của năng lực ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 64 - 66)

Bên cạnh, khái niệm về năng lực ứng dụng CNTT, kết quả đầu ra cần đạt về năng lực ứng dụng CNTT theo GS.TS Đinh Quang Báo và xuất phát từ thực tiễn dạy học thông qua ý kiến của các GV về một số biểu hiện của năng lực ứng dụng CNTT trong phiếu điều tra thực trạng phát triển một số năng lực học tập cho HS ở THPT hiện nay, chúng tôi đã xác định một số biểu hiện năng lực hợp tác của HS như sau:

 Có khả năng tìm được các thông tin, dữ liệu một cách chính xác, khoa học và phù hợp với nội dung bài học.

Ví dụ: Dựa vào kiến thức cơ bản trong SGK, khi tìm kiếm thông tin, HS nên lựa chọn những thông tin, dữ liệu được xây dựng từ những kiến thức cơ bản đó để sản phẩm có tính chính xác và khoa học.

 Biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả các thiết bị CNTT và truyền thông phù hợp với mục đích như tìm kiếm thông tin, hệ thống kiến thức, chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác với người khác an toàn, hiệu quả…

Ví dụ:

- Dùng công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet thông dụng như google, youtube, yahoo…

- Dùng công cụ tìm kiếm nâng cao như Clusty, MetaCrawler,…

- Sử dụng phần mềm Mind Manager để thiết kế sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức trong bài ôn tập, luyện tập.

 Biết lựa chọn và tham khảo nhiều trang web đáng tin cậy phù hợp với mục đích đề ra.

Ví dụ: Trong quá trình tìm kiếm tư liệu học tập trên mạng Internet, HS lựa chọn những trang web có đuôi edu, gov,... để đảm bào độ tin cậy.

 Biết mã hóa kiến thức thành các từ khóa để tìm kiếm hiệu quả.

Ví dụ:Khi xác định được mục đích là tìm kiếm về ứng dụng của ancol thì HS sẽ tự mã hóa kiến thức thành các từ khóa để tìm kiếm như ứng dụng của ancol, lợi ích của rượu, tác hại của rượu…

 Biết lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các bộ nhớ khác nhau, với những định dạng khác nhau.

Ví dụ: Sản phẩm trong bài thuyết trình của nhóm được thực hiệu bằng phần mềm Power point có nhiều hình ảnh, hiệu ứng thì cần đóng gói (package) khi lưu trữ.

2.4. Biện pháp phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT cho HS trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chương trình hóa hữu cơ lớp 11 cũng như các nguyên tắc để phát triển năng lực cho HS. Chúng tôi đã đề xuất 10 biện pháp phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT. Các biện pháp này được ghép thành 4 nhóm:

1. Nhóm biện pháp sử dụng các PPDH tích cực và hợp tác

Biện pháp 1: Sử dụng PPDH webquest.

Biện pháp 2: Sử dụng PPDH theo hợp đồng.

2. Nhóm biện pháp sử dụng phương tiện dạy học

Biện pháp 3: Sử dụng phiếu chuẩn bị bài mới.

Biện pháp 4: Yêu cầu HS tìm kiếm tài liệu tham khảo trên mạng Internet.

Biện pháp 5: Tổ chức cho HS sử dụng công cụ ICT để chia sẻ, trao đổi thông tin và

hợp tác với GV và các bạn trong hoạt động nhóm.

Biện pháp 6: Tổ chức cho HS trình bày kết quả tự học của các nhóm nhỏ.

Biện pháp 7: Tổ chức cho HS tự lực tham gia một số hoạt động ngoại khóa.

Biện pháp 8: Cho HS làm các đề tài nhỏ và bài thu hoạch theo nhóm.

4. Nhóm biện pháp về kiểm tra đánh giá

Biện pháp 9: Hướng dẫn cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn

nhau về năng lực mà HS đạt được.

Biện pháp 10: Áp dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá; chú ý đánh giá quá trình.

Bốn nhóm biện pháp đan xen trong mối quan hệ của PPDH, phương tiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá. Vấn đề ở chỗ làm sao cho phù hợp với HS lớp 11 và vận dụng được vào dạy học hai chương 8 và 9. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày từng biện pháp:

Một phần của tài liệu phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)