Kết quả của quá trình phát triển, hoàn thiện

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 79 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Kết quả của quá trình phát triển, hoàn thiện

Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam về cơ bản đều thống nhất nhận định rằng: giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn văn học Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nhất và cũng là giai đoạn hoàn thành quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà. Những thành tựu ấy sở dĩ có được là do các nhà văn giai đoạn 1930-1945 đã biết phát triển, hoàn thiện mô hình truyện ngắn đã được xác lập từ các truyện ngắn trên tạp chí Nam phong.

Trên tạp chí Nam phong, các truyện ngắn cơ bản phản ánh thực tiễn đời sống xã hội đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, các truyện ngắn cũng dừng lại ở việc miêu tả tình trạng xã hội, tâm lí con người như trong lý luận mà Phạm Quỳnh đặt ra. Các nhà văn giai đoạn sau đã phát triển thành một trào lưu văn học hiện thực phê phán với những tác giả tiêu biểu, xuất sắc như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Các tác giả này đã sáng tác nên những tác phẩm đặc sắc cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có giá trị nghệ thuật cao, giá trị vượt thời gian. Một số tác phẩm như

Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo của Nam Cao không chỉ phản ánh

được tình trạng xã hội mà còn là tiếng nói lên án, phê phán mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam, là tiếng nói phân tích nguyên nhân (qua hình tượng văn học) và đấu tranh giai cấp mạnh mẽ, là sự phân tích tâm lí nhân vật một cách sâu sắc, có truyện còn mang tính triết lí cao. Về phương diện nghệ thuật, các nhà văn cũng đã xây dựng được những nhân vật “sống cùng thời đại, đi cùng năm tháng, những nhân vật từ trang sách trở về với đời sống con người”. Có tác phẩm như Số đỏ của Vũ Trọng

Phụng được coi là “vô tiền khoáng hậu” có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (theo ý của nhà văn Nguyễn Khải) và truyện Chí Phèo của Nam

Cao xứng tầm kiệt tác.

Cũng trên tạp chí Nam phong đã xuất hiện một số truyện ngắn lãng mạn viết về đề tài tình yêu. Đó thực sự là những gợi ý để cho các tác giả giai đoạn 1930-1945 kế thừa, phát triển và hoàn thiện thành trào lưu văn học lãng mạn. Nhóm Tự lực văn đoàn mà tiêu biểu là Thạch Lam, Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo đã cho ra đời nhều tác phẩm có giá trị phản ánh đầy đủ các cung bậc tình cảm trong tình yêu, đặc biệt quan niệm mới mẻ về chữ “tình” trong tiểu thuyết. Đó là “cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu… ” (Lưu Trọng Lư). Những tiểu thuyết ái tình với những chàng và nàng, với quan niệm về chữ tình rất “thoáng”, cái tình có khi cự tuyệt hôn nhân, giải phóng gia đình của lễ giáo phong kiến đã chiếm được tình cảm hâm mộ của số đông thanh niên thành thị. Đây cũng là thành công lớn từ kết quả của quá trình phát triển và hoàn thiện mô hình truyện ngắn đã được đặt ra trên tạp chí Nam phong. Một trong những thành công đáng ghi nhận của dòng văn học này là việc sử dụng những câu văn “mượt mà”, trau chuốt, những từ ngữ đầy sáng tạo và

tinh tế trong việc miêu tả tâm lí con người. Các nhà văn lãng mạn đã làm giàu, làm phong phú cho ngôn ngữ tiếng Việt.

Ở một phương diện khác, chúng ta cũng thấy được sự thành công trong quá trình phát triển và hoàn thiện mô hình truyện ngắn trên tạp chí Nam phong của các nhà văn giai đoạn 1930-1945 là các nhà văn sau này đã tạo ra

một phong cách riêng cho mình. Đồng thời từ mô hình truyện ngắn đến giai đoạn này các nhà văn đã “đủ tư cách” viết được những truyện dài, những tiểu thuyết có quy mô lớn, có giá trị nghệ thuật cao.

Về phương diện nghệ thuật như kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu thì các nhà văn giai đoạn 1930-1945 đã phát triển và hoàn thiện ở mức độ nghệ thuật cao. Các kiểu kết cấu, các kiểu xây dựng nhân vật của văn học hiện đại đã được các nhà văn vận dụng sáng tạo, tạo nên những hình tượng nghệ thuật điển hình, độc đáo, có dấu ấn riêng. Ngôn ngữ, giọng điệu cũng hết sức phong phú, hoàn toàn hội nhập được với văn học hiện đại thế giới.

Sự gặp gỡ, tiếp xúc sâu rộng văn hóa, văn học phương Tây ngày càng có điều kiện tốt hơn để các nhà văn giai đoạn 1930-1945 phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn mô hình truyện ngắn mà tạp chí Nam phong đã

xây dựng. Bên cạnh sự tiếp xúc văn hóa phương Tây là sự trỗi dậy, khởi sắc mạnh mẽ nội lực văn hóa dân tộc, sự sáng tạo không mệt mỏi của các nhà văn ở giai đoạn 1930-1945 đã thực sự tạo sự chuyển biến về chất của một nền văn học, giúp nền văn học Việt Nam thay đổi hẳn về mặt thi pháp, chuyển hẳn từ nền văn học trung đại sang văn học hiện đại. Kì tích này là kết quả của một quá trình hiện đại hóa gấp rút nền văn học, với sự lao động sáng tạo miệt mài, không mệt mỏi của các thế hệ nhà văn, từ những người viết các tác phẩm đầu tiên trên tạp chí Nam phong tới các nhà văn giai đoạn

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 79 - 82)