Những dấu hiệu “vượt trần” của thực tiễn sáng tác so với khái quát lí

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 66 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Những dấu hiệu “vượt trần” của thực tiễn sáng tác so với khái quát lí

quát lí thuyết

Lý thuyết về truyện ngắn mà Phạm Quỳnh giới thiệu, cổ vũ đăng trên tạp chí Nam phong đã lưu ý các nhà văn mấy điểm chính: về dung lượng phải ngắn; về phương pháp sáng tác là hiện thực; về kỉ thuật nghệ thuật miêu tả xây dựng nhân vật phải sinh động, hấp dẫn y như thực; về đối tượng phản ánh phải nêu được tình trạng xã hội, tâm lí con người; về nội dung không đặt những truyện có thể phương hại đến luân lí và tôn giáo hoặc quan hệ đến chính trị. Trên thực tế các sáng tác truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã

cũng vậy thực tiễn sáng tác thường đi trước một bước so với những vấn đề lý luận đặt ra. Vì vậy, một số truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã có dấu hiệu “vượt trần” so với những vấn đề lý luận mà Phạm Quỳnh hướng đạo. Thực tiễn sáng tác và tiếp nhận bao giờ cũng phong phú hơn các mô hình lý thuyết văn chương.

Trước hết chúng ta nhận thấy rằng chủ ý của Phạm Quỳnh là hướng văn sĩ nước ta sáng tác các truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực. Trên thực tế, rất nhiều truyện ngắn đăng trên tạp chí Nam phong đã bám sát hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ. Tuy nhiên, một số truyện ngắn lại có khuynh hướng “vượt trần” như Ôi! Thiếu niên, chuyện một người du học sinh An

Nam, Tuyết Nga, Giọt lệ hồng lâu… đều được viết theo khuynh hướng lãng

mạn. Các truyện này đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật, miêu tả kỹ đời sống nội tâm, đặc biệt là những rung động, cảm xúc, những thao thức dằn vặt, những suy nghĩ, ước mơ, khát vọng… đầy đủ cung bậc của đời sống nội tâm. Nhiều cái kết không tuân thủ theo quy luật khách quan của đời sống hiện thực mà được lý tưởng hóa theo ý đồ chủ quan của tác giả. Chẳng hạn truyện Tuyết

Nga, ngoài miêu tả các cung bậc yêu đương say đắm Tuyết Nga của nhân vật

Thanh Hà, thì cái kết của truyện tác giả đã để nhân vật Thanh Hà vui vẻ tác duyên cho Tuyết Nga và Băng Hồ, người bạn của Thanh Hà. Cái kết này thể hiện rõ nét tính chủ quan của Tùng Toàn khi tác giả muốn thể hiện tình bạn cao hơn tình yêu. Đề cao tình bạn, có thể cho nhân vật chính hi sinh tình yêu để giữ lại tình bạn gắn bó keo sơn. Phần lớn các truyện lãng mạn về đề tài tính yêu loại này, đều là những tình yêu đẹp mà không đi đến hôn nhân, vì vậy nó mang giọng điệu đượm buồn, cái buồn lãng mạn của những chuyện tình dang dở. Viết theo khuynh hướng lãng mạn đề cao đạo đức luân lí xã hội, có tác giả Mân Châu với truyện ngắn Ai giết người? Trong truyện ngắn này, với cái kết có hậu, tác giả đã khẳng định tình anh em, bạn bè, tình mẫu tử

thiêng liêng sẽ chiến thắng sự phản bội và cái ác trong xã hội. Sự hi sinh vì nhau đã đem lại niềm vui đoàn tụ niềm hạnh phúc gia đình. Cái ác, sự phản bội trong hôn nhân phải trả giá bằng cái chết. Cái kết như vậy mang đậm tính chủ quan để ý đồ, tư tưởng bảo vệ lễ giáo đạo đức phong kiến được thể hiện. Cách viết với nội dung, tư tưởng hồi cố, tôn thờ quá khứ cũng là một biểu hiện của khuynh hướng lãng mạn.

Theo sự hướng đạo của Phạm Quỳnh thì các tác giả không nên “đặt những chuyện phương hại đến luân lí và tôn giáo hoặc liên quan đến chính trị”. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của chúng tôi, 2/64 truyện ngắn đăng trên tạp chí Nam phong có nội dung liên quan đến vấn đề thời sự, chính trị lúc bấy giờ. Đó là truyện ngắn Thú ả đào của Phạm Vọng Chi và Câu chuyện ra

ở đời của Tham Phủ. Truyện Thú ả đào đề cập đến phong trào cộng sản lan

khắp Nghệ An, Hà Tĩnh khiến khách thập phương vắng vẻ. Tác giả có ý phê phán phong trào cộng sản làm cho mọi việc buôn bán làm ăn trở nên khó khăn. Câu chuyện phản ánh hiện thực xã hội những năm sau 1930-1931 ở Việt Nam khi phong trào cộng sản nổ ra làm cho mọi nghề mọi con đường làm ăn trở nên khó khăn nên các ông chủ phải tìm đến các điểm hát ả đào để giải sầu. Với truyện ngắn Câu chuyện ra ở đời của Tham Phủ như một lời bàn nghị luận xã hội, song điểm nhấn của câu chuyện lại phản ánh vấn đề chính trị. Đó là rắc rối ở Nghệ Tĩnh, vấn đề bàn về tự do. Kết thúc câu chuyện tác giả viết : “Thuật giả nghe nói một người bị bắt vì việc cộng sản dây dưa thế nào đó”. Rõ ràng, vấn đề chính trị là vấn đề nhạy cảm lúc bấy giờ nên Phạm Quỳnh và các cộng sự của ông cố tình né tránh. Tuy nhiên, trên thực tế, chính trị cũng là hiện thực cuộc sống nên nhà văn không thể bỏ qua. Hai truyện ngắn trên đã chứng tỏ thực tiễn sáng tác thường đi trước những vấn đề lí luận đặt ra. Đây cũng là yếu tố làm cho truyện ngắn trên tạp chí Nam phong trở nên phong phú hơn, bán sát hiện thực đời sống hơn và

đem lại cho người đọc nhiều hứng thú hơn khi được đọc những truyện ngắn “vượt trần” lí luận như vậy. Đồng thời đây cũng là yếu tố thể hiện được sự sáng tạo sự đi trước lí luận của các nhà văn.

Có thể nói rằng, truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã thể hiện sự nỗ lực của các tác giả trong quá trình xây dựng một mô hình truyện ngắn hiện đại. Mặc dù chưa đổi mới và hiện đại một cách triệt để song truyện ngắn trên tạp chí Nam phong, xét về cả nội dung và nghệ thuật xây dựng truyện ngắn, đã đưa đến sự hình thành một mô hình truyện ngắn hiện đại. Dấu hiệu hiện đại ngày càng thể hiện rõ, thậm chí có một số truyện ngắn đã đi trước vấn đề lí luận về truyện ngắn. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần đắc lực cho việc hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

Chương 3

VẤN ĐỀ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG

Ở GIAI ĐOẠN VĂN HỌC 1930 - 1945

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w