Sự ý thức của chủ bút tạp chí Nam phong và các cộng tác viên về nhu

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 46 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Sự ý thức của chủ bút tạp chí Nam phong và các cộng tác viên về nhu

về nhu cầu đổi mới mô hình truyện ngắn trung đại

Trước sự lạc hậu của truyện ngắn trung đại, các tác giả trên tạp chí

Nam phong, đặc biệt là Phạm Quỳnh ý thức rất rõ cần phải đổi mới thể loại

tiểu thuyết (một khái niệm mà lúc bấy giờ còn dùng chung cho cả ba tiểu loại là đoản thiên, trung thiên và trường thiên tiểu thuyết). Đầu tiên Phạm Quỳnh dịch một số truyện ngắn Phương tây như Truyện cái dấu đỏ của nhà văn Pháp De Vigny, Truyện người lính bằng tuyết của Georges Esparbés, Tự nguyện

góa chồng của Paul Ivoi… Khi dịch đăng Truyện người lính bằng tuyết Phạm

Quỳnh đã viết lời dẫn như sau: “Truyện dịch sau này là thuộc về lối “đoản thiên tiểu thuyết” (conte, nouvelle). Lối ấy cũng là một lối hay trong văn chương Tây, các văn sĩ ta có thể bắt chước mà làm bằng tiếng Nôm. Vì lối tiểu thuyết này thì hiện nay người ta còn chưa đủ tư cách mà khởi hành

được”. Ở Tự nguyện góa chồng Phạm Quỳnh lại viết: “Truyện dịch sau này cũng là thuộc về lối đoản thiên tiểu thuyết, như Truyện người lính bằng

tuyết đăng trong số báo thứ hai. Văn chương tuyệt xảo. Nhời văn như có sinh

hoạt vận động, cái thảm kịch hiển nhiên như thực, như diễn ra trên sân khấu vậy. Các văn sĩ ta nên kíp mà tập lấy cái lối truyện đoản thiên này. Tức cũng như lối truyện Liêu Trai, nhưng lời văn thành thực, nghĩa truyện thảm thiết biết chừng nào! Văn quốc ngữ quyết là có thể làm được những tiểu thuyết ngắn như thế. Xin cố lên”. Đến số 10, tháng 4/1918, tạp chí Nam phong mở chuyên mục “Tiểu thuyết mới” và bắt đầu đăng một số truyện ngắn theo mô hình hiện đại như: Câu chuyện gia tình và Truyện ông Lý Chắm của Nguyễn Bá Học. Đặc biệt, đến truyện thứ ba trong mục “Một lối văn mới” - Sống chết

mặc bay của Phạm Duy Tốn - (số 18, tháng 12/1918), ông chủ bút Phạm

Quỳnh đã có viết mấy lời giới thiệu trân trọng sau đây: “Trong học giới báo ta, chắc ai cũng đã biết tên ông Phạm Duy Tốn. Ông là một người rất nhiệt thành với văn quốc ngữ và đã biệt lập ra một lối văn riêng, lấy sự tả chân làm cốt. Mỗi bài văn của ông như một tấm ảnh phản chiếu cái chân tướng như hệt. Ông tin rằng văn chương đã tả được hết cái cảnh thực là tự khắc có cái sức cảm động vô cùng, không cần phải nghị luận xa xôi. Văn chương ta xưa nay thường lấy sự mập mờ, phảng phất làm hay, càng phiếu diểu bao nhiêu càng huyền diệu bấy nhiêu, nên ít dụng lối tả thực, coi là tầm thường. Nay xét ra văn học họa học của Thái Tây, phần nhiều lại trọng lối tả thực hơn là lối phá bút. Quốc văn ta sau này tất phải chịu ảnh hưởng văn Tây nhiều, lối tả thực rồi tất mỗi ngày một thịnh hành. Như bài văn ông Phạm Duy Tốn sau này cũng khá gọi là một bài tả thực tuyệt khéo: đối hai cái cảnh trái ngược nhau, như bày hai bức tranh trước mặt người ta, mà tự khắc nảy ra một cái cảm giác, một cái tư tưởng tự người đọc biết, không cần phải diễn giải ra, là cái cảm giác tức giận, cái tư tưởng thống mạ kẻ “chễm chện” này không biết thương lũ “lấm láp” kia. Văn

tả thực mà được như vậy cũng đã khéo thay. Bản báo đăng bài này mà có lời khen ông Phạm Duy Tốn đã có công với quốc văn.”

Trước đó trên tạp chí Nam phong số 7, tháng 1 năm 1918, Phạm Quỳnh ý thức rất rõ cần phải sáng tác những tác phẩm văn học theo xu hướng hiện đại nên đã tổ chứ cuộc thi “Thơ văn của bản báo”. Trong “Điều lệ về cuộc thi”, tại “Điều 4” có ghi rõ: “Tiểu thuyết phải làm theo lối Âu châu, tự đặt ra, không được dịch hoặc bắt chước chuyện Tàu, chuyện Tây. Phải dùng phép tả thực, không được bịa đặt những việc hoang đường, kì quái. Trọng nhất là tả được cái tâm lý người ta cùng các tình trạng xã hội. Không nên đặt những chuyện có thể phương hại đến luân lý và tôn giáo, hoặc quan hệ đến chính trị”. Rõ ràng, từ đề tài, khuynh hướng, nội dung và hình thức của tiểu thuyết Nam phong đều có sự hướng dẫn và yêu cầu rất cụ thể.

Về đề tài, khuynh hướng tạp chí Nam phong yêu cầu “miêu tả tâm lý người ta và trình trạng xã hôi”, tức là yêu cầu phản ánh tâm lý nhân vật hiện thực xã hội (khác với truyện ngắn trung đại miêu tả sự kiện hành động ít chú ý đến miêu tả tâm lý nhân vật, đề tài có khi mượn chuyện cũ). Về phương pháp sáng tác tuân thủ phương pháp hiện thực theo lối Tây, tự đặt ra không dùng các thủ pháp hoang đường kỳ ảo không vay mượn cốt truyện như truyện ngắn trung đại.

Như vậy, Phạm Quỳnh đã ý thức rất rõ cần phải xây dựng một mô hình truyện ngắn hiện đại nên ông đã chỉ dần rất cụ thể có hệ thống từ thấp đến cao từ dễ đến khó. Tức là ông dịch truyện phương Tây để có một mô hình cụ thể, sau đó ông viết bình luận ngắn gọn có tính giới thuyết về thể loại và kêu gọi, động viên, khích lệ văn sỹ ta noi theo để tự sáng tác. Ông tạo ra mục mới trên báo như mục tiểu thuyết mới và cuộc thi sáng tác thơ văn với những yêu cầu đổi mới cụ thể. Tất cả những việc làm ấy đều xuất phát từ nhu cầu đổi mới mô hình truyện ngắn Việt Nam và văn học Việt Nam nói chung theo hướng hiện đại của Phạm Quỳnh và các cộng sự của ông.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 46 - 49)