Những phương diện phải phát triển hoàn thiện

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Những phương diện phải phát triển hoàn thiện

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, việc phát triển, hoàn thiện mô hình truyện ngắn trên tạp chí Nam phong là yêu cầu khách quan. Các nhà văn viết

truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 hoàn thiện và phát triển mô hình trên các phương diện nội dung và nghệ thuật.

Về nội dung, các nhà văn viết truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã lấy chất liệu từ cuộc sống, từ đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX để phản ánh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các nhà văn chủ yếu phản ánh đời sống xã hội, tình trạng xã hội và tâm lí con người chưa thực sự điển hình, còn mang tính “thấy gì viết nấy” chưa tiêu biểu, chưa cô đọng. Hơn nữa các truyện ngắn trên tạp chí Nam phong phần lớn tập trung vào phản ánh tình trạng đạo đức xã hội, còn né tránh các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị. Vì vậy, nó chưa bao quát, phản ánh toàn diện đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Những điều khiếm khuyết ấy được các nhà văn giai đoạn 1930-1945 phát triển hoàn thiện. Đề tài và chủ đề được mở rộng, trong đó đã phản ánh được sự đấu tranh giai cấp mạnh mẽ đặc biệt người nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến; đề tài phê phán đả kích xã hội cũng được các nhà văn giai đoạn sau đề cập một cách quyết liệt mạnh mẽ, sâu sắc như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; đề tài tình yêu lãng mạn đã được các tác giả truyện ngắn trên tạp chí Nam phong “khởi thảo” được các nhà văn giai đoạn 1930-1945 phát triển thành dòng văn học lãng mạn với sự hoạt độngt ích cực của Tự lực văn đoàn. Một số truyện ngắn trên tạp chí Nam phong viết về cuộc sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản với sự bế tắc về tư tưởng, những khó khăn, buồn tẻ của đời sống công chức, trí thức được các nhà văn giai đoạn 1930-1945 tiếp tục phát triển hoàn thiện mà tiêu biểu là tác giả Nam Cao với hàng loạt truyện ngắn về đề tài người trí thức tiểu tư sản.

Về phương diện nghệ thuật, các yếu tố như nghệ thuật xây dựng nhân vật, các tác giả truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã xây dựng được những

nhân vật khá ấn tượng như ông quan trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, nhân vật cô Phụng trong Chuyện cô Phụng, nhân vật cô Chiêu

Nhì… Sau này các tác giả truyện ngắn như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao xây dựng nên được những nhân vật điển hình như Bá Kiến, Nghị Quế, Nghị Hách.

Về giọng điệu, từ mô hình mà truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã xây dựng, giọng điệu phê phán đã được các nhà văn viết truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 phát triển thành giọng điệu khách quan lạnh lùng. Giọng điệu suồng sã, hài hước trong truyện ngắn Đồ mất dạy của Lê Đức Nhượng (Nam phong số 198/1934) đã được Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng phát triển lên thành giọng điệu trào phúng, với nhiều tác phẩm có giá trị vượt thời gian. Ngoài ra, một số truyện ngắn trên tạp chí Nam phong kể với giọng điệu triết lí, phẩm bình đã được nhà văn Nam Cao phát triển hoàn thiện trong một số truyện ngắn có nhiều yếu tố triết lí sâu sắc, được đúc rút từ hiện thực cuộc sống.

Về ngôn ngữ các truyện ngắn trên tạp chí Nam phong đã có những đổi mới căn bản trong sử dụng tiếng Việt để sáng tác truyện ngắn. Song trong quá trình phát triển, ngôn ngữ tiếng Việt ngày càng tinh tế hơn, phong phú hơn. Vì thế, các tác giả truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 có lợi thế hơn trong sử dụng vốn từ phong phú, tinh tế. Về sau, các nhà văn rất ít sử dụng từ Hán hoặc từ gốc Hán nữa mà thay vào đó là lớp từ thuần Việt, bình dân, và bằng tài năng và tâm huyết của mình, một số nhà văn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam đã tạo ra một phong cách ngôn ngữ riêng rất đặc sắc.

Về phương diện kết cấu, các tác giả truyện ngắn trên tạp chí Nam

phong đã xây dựng được mô hình kết cấu hiện đại như đảo lộn thời gian, sự

kiện, truyện lồng trong truyện, kết cấu theo hình thức thư từ, nhật kí, kết cấu theo mạch phát triển tâm lí nhân vật… Những cách kết cấu ấy đều được các nhà văn giai đoạn sau kế thừa, phát triển và hoàn thiện tạo nên sự mới lạ hấp

dẫn và độc đáo. Chẳng hạn kết cấu đảo lộn thời gian, sự kiện đã được Nam Cao phát triển và hoàn thiện trong một số truyện ngắn mà tiêu biểu là truyện ngắn Chí Phèo, kết cấu theo mạch phát triển tâm lí nhân vật được Thạch Lam phát triển hoàn thiện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ và một số truyện ngắn khác..

Có thể nói, nhu cầu sáng tạo của nhà văn viết truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 là rất lớn, gần như không có giới hạn. Sự sáng tạo dựa trên những mô hình truyện ngắn có sẵn từ các truyện ngắn đăng trên tạp chí Nam phong

đã tạo ra sự phát triển cao hơn để hoàn thiện mô hình truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Chính việc phát triển và hoàn thiện mô hình có sẵn của các nhà văn giai đoạn 1930-1945 đã đem đến cho họ những thành tựu to lớn trong truyện ngắn nói riêng, trong quá trình hiện đại hóa nề văn học nước nhà nói chung.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trên tạp chí nam phong (1917 1934) với việc xây dựng mô hình truyện ngắn hiện đại (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w